Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Rùa câm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 72)

4.4.1. Phân biệt iới tính

Vì Rùa câm không có cơ quan sinh dục bên ngoài, điều này khiến việc xác định giới tính của Rùa câm rất khó khăn, nhất là khi Rùa câm còn nhỏ (dưới 3 tuổi). Đối với rùa trưởng thành nếu tiến hành quan sát yếm, đuôi và

phần hậu môn sẽ phân biệt được giới tính của rùa. Phần yếm rùa Rùa câm đực bị lõm (cong vào bên trong). Lỗ huyệt của con cái tròn, giống hình sao hơn con đực, nó nằm gần thân rùa hơn. Lỗ huyệt con đực dài hơn và giống khe hơn. Rùa đực khấu đuôi to hơn, Rùa cái khấu đuôi nhỏ hơn.

Cá thể non và trưởng thành của loài Rùa Rùa câm không có khác biệt về hình thái mà chỉ có sự khác biệt về kích thước và trọng lượng cơ thể.

Hình 4.4. Cá thể Rùa câm cái Hình 4.5. Cá thể Rùa câm đực

4.4.2. Chuẩn bị bể nuôi Rùa câm bố mẹ sinh sản.

Nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, gần giống với tự nhiên, thúc đẩy quá trình sinh sản của Rùa câm, bể nuôi có thể xây ở nơi cao ráo, xung quanh thoáng mát. Với diện tích khoảng 1,5m2 – 2m2

, cần được thiết kế 3 ngăn nhỏ riêng biệt và liên hoàn, cao 50cm đến 60cm, các ngăn thông nhau bằng các ô cửa nhỏ khoảng 30cm, có mái che ở ngăn cát và ngăn chứa nước. Trong đó, một ngăn nước để Rùa câm bơi, ăn và giao phối chiếm 60% diện tích bể, mặt sàn hơi dốc để khi thay nước được thuận lợi (mực nước trong ngăn phải từ 25 đến 30 cm), bể xây ốp lát gạch hoa (nên lát màu sáng) để thuận lợi trong việc

theo dõi, phát hiện nấm bệnh ở Rùa câm, giảm thiểu rêu mốc và không làm cho Rùa câm bị mòn móng và mai, việc vệ sinh thức ăn bám trên mặt sàn được dễ dàng hơn. 20% diện tích làm sân chơi giúp Rùa câm lên nghỉ ngơi và tắm nắng để Rùa câm có thể hấp thụ canxi một cách tự nhiên, ngăn này không làm mái che. 20% diện tích còn lại làm ngăn trong cùng là ngăn chứa cát sạch để Rùa câm sinh sản và ngủ đông. Ở ngăn cát cần đảm bảo độ dày của lớp cát khoảng 30 cm – 40 cm, đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, cần tạo độ ẩm cho ngăn cát khoảng 70% để Rùa câm đẻ trứng thuận lợi hơn, ở độ ẩm này Rùa câm dễ dàng bới tạo ổ để đẻ, như vậy trứng sinh ra ít bị dập vỡ hay bị hỏng. Vào mùa đông có thể phủ lên ngăn cát 1 lớp rơm để Rùa câm ngủ đông cho ấm.

Hình 4.7. Vệ sinh bể nuôi

4.4.3. Chọn Rùa câm sinh sản

Chọn giống bố mẹ nên chọn mua ở những trại có uy tín, chọn những con to khỏe, đồng đều, không bị bệnh, không bị dị tật…, tỷ lệ 1 đực, 3 cái.

Nếu Rùa câm bố mẹ kém, trứng sẽ dài, rùa con sinh ra có thể bị chột, dị tật, không đồng đều nhau. Mặt khác, rùa bố mẹ kém số lượng trứng đẻ ở ở mỗi lứa sẽ thấp chỉ từ 1 đến 2 quả. Vì vậy cần phải biết cách chọn Rùa câm bố mẹ tốt.

Rùa câm cái nên chọn những con có cơ thể dày và to, trọng lượng khoảng 1kg đến 1,2kg. Bởi chúng thường cho số lượng trứng nhiều hơn, số lượng 4-5 trứng/ mỗi lần đẻ. Những con thân hình mỏng thường cho số lượng trứng thấp, mỗi lần chỉ đạt khoảng 1-2 quả.

Đối với Rùa câm đực, nên chọn những con mình dài và bụng lõm, trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg, khỏe mạnh. Bụng lõm sẽ giúp chúng giao phối dễ dàng hơn và khả năng thành công cũng cao hơn. Những con bụng lõm ít, hoặc không lõm tỷ lệ giao phối thành công không cao.

4.4.4. Khả năn sinh sản của Rùa câm tron điều iện nuôi nhốt

Trong suốt thời gian theo dõi hoạt động của Rùa câm, tôi thấy khi giao phối Rùa câm đực chèo lên mai Rùa câm cái và dùng mỏ cắn nhẹ vào vùng cổ con cái để giữ thăng bằng, cố gắng đưa đuôi tới gần phần đuôi con cái và tiến hành giao phối, sau khi giao phối xong con đực sẽ đi. Một cá thể Rùa câm đực có thể giao phối với 2 đến 3 cá thể Rùa câm cái trong mùa sinh sản. Qua nguồn thông tin phỏng vấn các hộ chăn nuôi Rùa câm trên địa bàn xã, không phải cứ nuôi nhốt một chuồng 1 cá thể Rùa câm đực với 2 cá thể Rùa câm cái (các hộ gọi 1 cá thể Rùa câm đực + 2 cá thể Rùa câm cái là 1 cặp) trong mùa giao phối là chúng sẽ giao phối hết và trứng sẽ được thụ tinh, nguyên nhân thứ nhất có thể nước ở bể nuôi bẩn chúng cũng không giao phối, nguyên nhân thứ hai con đực không ưa con cái nào đó nên nó chỉ giao phối với con cái nó ưa thích, nguyên nhân thứ ba là con cái không ưa con đực nên sẽ chạy trốn không cho con đực giao phối, do vậy để đảm bảo tất cả các con cái đều được giao phối và trứng được thụ tinh với tỷ lệ cao thì các hộ chăn nuôi thường xuyên thay nước ngày 2 lần trước và sau khi cho Rùa câm ăn, khoảng nửa tháng sẽ đổi con đực ở chuồng khác sang một lần trong suốt mùa giao phối.

Nếu bắt đầu tính mùa giao phối của Rùa câm từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch thì mùa sinh sản lứa trứng đầu tiên của năm sau nếu sớm thì từ tháng 3 dương lịch (khoảng 6 tháng từ khi giao phối), thông thường Rùa câm cái sinh sản từ tháng 4 dương lịch và kéo dài đến tháng 7 dương lịch, 1 cá thể Rùa câm cái đẻ 3 lứa trứng/ năm, cá biệt có con 4 đến 5 lứa/ năm, mỗi lứa cách nhau khoảng 20 đến 25 ngày, thời gian đẻ mỗi lứa khoảng 30 phút đến 1 tiếng (phụ thuộc vào số lượng trứng), mỗi lứa đẻ khoảng 3 đến 5 quả, cá biệt có lứa 7 - 8 quả.

Khi bắt đầu chuẩn bị đẻ Rùa câm cái dùng hai chân sau để đào cát lên tạo hố và đẻ trứng vào, khi đẻ Rùa câm cái cố gắng dùng 1 chân sau để sắp xếp trứng để cho trứng không chồng lên nhau, khi đẻ xong Rùa câm cái sẽ

dùng hai chân sau lấp cát kín lại và dùng yếm để xoa bằng cát (giấu ổ đẻ). Theo kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi, Rùa câm thường đẻ từ 14 giờ chiều đến 4 giờ sáng, nếu Rùa câm cái lâu năm khi đẻ xong bao giờ cũng xóa sạch dấu vết của ổ đẻ sau đó mới xuống nước nên khó phát hiện ổ đẻ do vậy cần phải theo dõi, còn Rùa câm mới sinh sản được 1 đến 2 năm bao giờ đẻ xong chỉ lấp ổ qua loa xong sẽ chạy xuống nước nên dễ phát hiện ổ đẻ, trứng Rùa câm mới đẻ vỏ hơi mềm, chưa ổn định, nên khi đẻ xong nếu lấy ngay vào để ấp thì tỷ lệ nở sẽ không cao, hay hỏng trứng, do vậy phải đợi khoảng 24 giờ đến 48 giờ từ khi Rùa câm cái đẻ xong lấy vào ấp là tốt nhất và tỷ lệ nở cao hơn. Tuy nhiên, nếu để lâu như vậy thì con đực hay lên đảo trứng làm hỏng và vỡ trứng nên phải dùng chiếc rổ nhỏ đậy kín ổ lại.

Trong thời gian chờ đẻ lứa trứng tiếp theo con cái và con đực vẫn tiến hành giao phối để trứng được thụ tinh. Trung bình 1 mùa sinh sản Rùa câm cái đẻ 3 lứa trứng, tuy nhiên lứa trứng đầu tiên khi được thụ tinh và ấp nở thì con non bao giờ cũng khỏe mạnh, tự cắn vỏ để chui từ dưới cát lên và lớn nhanh hơn các lứa tiếp, các hộ dân gọi lứa nở đầu tiên là hàng loại 1, nên giá của lứa rùa con nở đầu tiên bao giờ cũng đắt hơn nhiều so với các lứa sau (hàng loại 2, loại 3). Còn đối với các lứa tiếp theo, thông thường khi sắp nở sẽ có rất ít con đủ khỏe mạnh để có thể tự cắn vỏ chui ra ngoài, nên cần phải có sự hỗ trợ của người nuôi không sẽ bị chết ngạt, hoặc chết do thiếu nước, do vậy đối với những lứa trứng về sau khi gần đến ngày nở theo dự kiến thì cần phải thường xuyên kiểm tra để đón rùa con.

Thời gian ấp:

Nếu không có lồng ấp khoảng 65 đến 100 ngày, phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài và mùa.

- Lứa thứ nhất kéo dài khoảng 85 đến 90 ngày ( Lúc này vẫn còn mùa xuân, hơi lạnh)

- Lứa thứ ba kéo dài khoảng 85 đến 100 ngày ( tháng 10 mới nở, trời se lạnh) Nếu có lồng ấp và điều chỉnh được nhiệt độ thì thời gian ấp ổn định khoảng 70 đến 75 ngày.

Nhiệt độ ấp: duy trì từ 280C đến 300 C

Cách ấp trứng:

Xây phòng ấp trứng, diện tích thùy theo số lượng trứng. Có thể rộng 1,2m, dài 2m, xung quanh xây kín, ở trong đóng kệ để gác những khay cát và thắp bóng điện, ở đáy ốp lạt gạch men và đổ nước vào, mực nước sâu khoảng 5cm đến 10cm để khi rùa nở, rùa xuống nước ngay, không bị chết khô. Khay cát có thể làm bằng gỗ, bằng xốp, cát dùng để ấp là loại cát đen đã rửa sạch, có độ ẩm khoảng 70 đến 75%, độ dày của cát dày khoảng 20cm, trứng Rùa câm đẻ sau 24 đến 48 giờ ta lấy đem vào khay cát, xếp trứng vào (phôi trứng hướng lên trên), trứng cách trứng 3cm -5cm, vùi trứng trong cát dày khoảng 3cm, ngày tưới phun sương 1 lần để giữ độ ẩm. Thời gian ấp khoảng 70 đến 75 ngày, rùa con cắn vỏ và bò ra ngoài.

Hình 4.9. Trứng Rùa câm đang nở

Hình 4.10: Rùa câm con đang chui ra khỏi trứng

4.4.5. K thuật nuôi Rùa câm sinh trưởn thươn phẩm

Rùa câm nuôi thương phẩm chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ lúc mới nở tới 5 tháng tuổi

Cho Rùa câm nuôi ra chậu đường kính 60cm, mực nước 2cm -3cm, mật độ 30-40 con/chậu. Rùa mới nở nặng khoảng 40 – 50gam, trong 3 ngày đầu

không cần cho ăn nhưng vẫn phát triển bình thường vì vẫn còn chất dinh dưỡng trong cơ thể đến ngày thứ 4 bắt đầu cho rùa con ăn. Theo phỏng vấn các hộ chăn nuôi cho biết, chỉ cần Rùa câm con khô rốn là cho ăn ngay, ngày cho ăn 1 đến 2 lần. Thức ăn là tôm cá xay nhỏ, lượng thức ăn tăng theo độ lớn của rùa, khoảng 3-5% trọng lượng cơ thể. Cho rùa ăn xong khoảng 30 phút thay nước vệ sinh chậu nuôi để rùa con không bị nhớt rêu sẽ chậm lớn và dễ bị bệnh. Trong giai đoạn này rùa con cũng ngủ đông, để rùa lên cát ẩm rồi phủ một lớp rơm mỏng, 7 ngày cho xuống chậu nước ăn 1 lần xong lại ủ tránh rét.

Hình 4.11. Rùa câm 1 ngày tuổi Hình 4.12. Rùa câm 3 ngày tuổi

Hình 4.15. Cho Rùa câm nhỏ ăn giun

Giai đoạn 2: Từ 5 tháng đến 1 năm tuổi

Trọng lượng của đạt 100 đến 200gam. Chuyển từ chậu sang bể nuôi, kích thước bể nuôi 1 -1,5m2, chiều cao từ 50 – 60cm, mật độ 100con/bể, thức ăn tôm cá nhỏ…Ngày cho ăn 1 lần, vệ sinh trước và sau kkhi cho ăn.

Giai đoạn 3: Từ 1 đến 3 năm tuổi

Trọng lượng đạt từ 200g – 700g, có thể nuôi trong bể 4 -6m2, mực nước 5 – 10cm, mật độ 15 – 20 con/m2, thức ăn nhái, giun, cá, ốc bươu vàng, chuối chín, ngày cho ăn 1 lần, khối lượng thức ăn từ 5 -7% trọng lượng cơ thể, ngày thay nước 2 lần trước và sau khi ăn.

Khi Rùa câm 3 - 4 tuổi trọng lượng từ 700g – 1000g chăm sóc như rùa 1 – 3 tuổi, mật độ 10 – 15con/m2.

Rùa câm 4 -5 tuổi trọng lượng 1 – 1,3kg đủ tiêu chuẩn xuất thương phẩm hoặc chọn làm rùa sinh sản.

Hình 4.17. Rùa câm thƣơng phẩm trƣởng thành

4.5. Phòng và chữa bệnh cho Rùa câm

4.5.1. Một số bệnh thườn ặp

Trong suốt thời gian theo dõi từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018, chúng tôi không phát hiện thấy dấu hiệu bệnh tật của Rùa câm. Tất cả đều khỏe mạnh bình thường, tình trạng bỏ ăn không được ghi nhận.

Tuy nhiên, theo nguồn thông tin phỏng vấn các hộ gia đình nuôi Rùa câm thì Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt thường bị một số bệnh hại sau:

4.5.1.1. Tiêu chảy

Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo, chất lượng rau, lá cây, hoa quả không đảm bảo do nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo quản.

Triệu chứng:

- Không ăn

- Đứng yên một chỗ trong thời gian lâu - Chân tay duỗi, phản xạ kém

- Phân lỏng Cách chữa trị:

Trường hợp 1: Rùa bị bệnh nặng, không tự ăn được, những trường hợp này sẽ áp dụng phương pháp tubefeeding (cho ăn qua ống thông trực tiếp vào dạ dày) và dùng thuốc Metronidazole.

Trường hợp 2: Rùa bị bệnh nhẹ hơn, biểu hiện có thể là ngâm mình trong nước cả ngày, bỏ ăn (nhưng vẫn tự ăn được), giấu mình trong cát hoặc lười di chuyển thậm chí không di chuyển cả ngày…Với triệu chứng bệnh lý như vậy, rùa sẽ được chuyển sang khu vực cách ly ngay, sẽ theo dõi thêm các triệu chứng khác (thông thường bệnh tiêu chảy sẽ đi kèm các loại bệnh khác như giun sán, mất nước) để lên phác đồ điều trị phù hợp. Có trường hợp phải truyền nước, tiêm kháng sinh hoặc theo dõi mẫu phân để xác định ký sinh trùng (giun, sán) và tiêm thuốc Levanmisole (thời điểm tiêm theo phác đồ điều trị).

4.5.1.2 Thiếu canxi (gặp ở cả rùa non và rùa trưởng thành)

Nguyên nhân:

- Do thức ăn cung cấp không đủ canxi.

Triệu trứng:

- Mai mềm - Chân yếu

Cách chữa trị:

- Điều chỉnh chế độ ăn thêm canxi cho rùa bằng cách cho ăn thêm tôm, ốc. - Thường xuyên phơi nắng (địa điểm phơi không quá nắng nhưng đủ để rùa có thể nhận tia UV trong ánh sáng mặt trời) cho rùa hoặc chuyển chúng ra nuôi ngoài trời một thời gian.

4.5.1.3. Bệnh sưng cổ ở rùa

Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng:

Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục khi bị nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị mù.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao nuôi sạch sẽ.

- Trộn thuốc Tetracycline hay Chlorocid hoặc Sulfamid vào thức ăn, bơm cho trực tiếp, cho ăn trong 3 ngày liền, lượng thuốc ngày đầu 0,2g/kg thức ăn, các ngày sau giảm đi một nửa.

4.5.1.4. Bệnh thủy mi ở rùa

Nguyên nhân: Do nấm thủy mi gây ra thường vào mùa xuân, nhiệt độ

lạnh (180

C- 200C).

Triệu chứng:

Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng thường kí sinh ở cổ, chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh rùa thường kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng lưng mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.

Cách phòng trị:

Cho rùa bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, đảm bảo nước ao sạch sẽ. Ngâm rùa trong dung dịch xanh malachit 1,5-2g/m3 nước.

Nguyên nhân: Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, chất độc do các

vi khuẩn tiết ra làm loét da chân, cổ, nách.. khi nặng còn lòi cả xương.

Cách phòng trị:

- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ. - Cách li con bệnh với con khỏe.

- Ngâm con bệnh vào dung dịch thuốc kháng sinh 10ppm Sulfamid trong 48 giờ.

- Hạn chế rùa cắn nhau dễ bị thương.

4.5.1.6. Bệnh nấm lông (Bệnh đốm trắng) ở rùa

Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra.

Triệu chứng: Bốn chân và viền mép có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền

áo sau đó lan rộng thành đóm trắng làm cho da bị thối rữa, rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm rùa khó thở mà chết. Bệnh xảy ra thường vào tháng 5 đến tháng 7.

Cách chữa:

Khi có bệnh dùng vôi tẩy bể, đảm bảo nước luôn sạch. Rùa bị bệnh dùng thuốc mỡ xanh methylen hay thuốc mỡ Tetracyline 1% bôi vào chỗ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa câm mauremys mutica (cantor,1842) trong điều kiện nuôi nhốt ở thiệu hợp, thiệu hóa, thanh hóa​ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)