2.1.1. Mục ti u tổn quát
- Góp phần phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD ở Việt Nam nhằm nâng cao thu nhập của người dân và bảo tồn đa dạng sinh học;
- Góp phần hoàn thiện kỹ thuật nhân nuôi loài Rùa câm.
2.1.2. Mục ti u cụ thể
- Xác định được loại thức ăn phù hợp cho Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi;
- Xác định được tập tính, chu kỳ hoạt động ngày đêm, mùa vụ sinh sản của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt.
2.2. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượn n hi n c u
Loài Rùa câm Mauremys mutica (Cantor, 1842)
2.2.2. Phạm vi n hi n c u
Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi Loài Rùa câm
Mauremys mutica (Cantor, 1842) trong điều kiện nuôi nhốt.
2.2.3. Thời ian và địa điểm n hi n c u
- Dữ liệu trong vòng 5 năm gần đây (2013 -2018) được thu thập trong các cuộc điều tra từ tháng 3/2018 đến cuối tháng 10 năm 2018.
- Địa điểm các thôn trên địa bàn xã Thiệu Hợp.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu các nội dung sau: 1. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Rùa câm. 2. Nghiên cứu tập tính hoạt động của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt.
3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Rùa câm.
4. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật tạo giống Rùa câm. 5. Phòng và chữa bệnh cho Rùa câm.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phươn pháp tiếp cận chun
Phương pháp tiếp cận hệ thống (tự nhiên – kinh tế - xã hội):
Việc chăn nuôi ĐVHD nói chung và Rùa câm nói riêng mang yếu tố kinh tế và xã hội. Sự phát triển của các mô hình sản xuất đều phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại cho người chăn nuôi và cộng đồng. Vì vậy, đề tài sẽ hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng kỹ thuật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn lợi lớn nhất cho người chăn nuôi và sản phẩm tốt cho người tiêu dùng.
2.4.2. Phươn pháp phỏn vấn
Mục đích: Nhằm thu thập những thông tin về thực trạng rùa, đặc điểm sinh sản, đặc điểm thức ăn của Rùa câm
- Đối tượng: Các hộ chăn nuôi Rùa câm trên địa bàn Xã
- Cách thức tiến hành: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 10 hộ có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi loài Rùa câm để tìm hiểu thông tin về tình trạng rùa, đặc điểm sinh sản, đặc điểm thức ăn của Rùa câm. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế chi tiết tại phụ lục 10
2.4.3. Phươn pháp n hi n c u đặc điểm sinh học, sinh thái của Rùa câm tron điều iện nhân tạo
Mười hai cá thể Rùa câm trưởng thành 6 tuổi đã biết giới tính (4 đực, 8 cái), 10 cá thể Rùa câm nhỏ chưa biết giới tính (5 cá thể 1 tuổi và 5 cá thể 2 tuổi), được nuôi và theo dõi trong điều kiện nhân tạo tại hộ gia đình ở Thiệu Hợp, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Số liệu thu thập được từ việc theo dõi các cá thể Rùa câm này sẽ được sử dụng cho các nội dung nghiên cứu liên quan đến đặc điểm của loài trong điều kiện nuôi nhốt.
Trong điều kiện nuôi nhốt, đặc điểm sinh học sinh thái của loài được tổng hợp chủ yếu từ quá trình quan sát thực tế vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ngoài ra, những đặc điểm đó còn được thu thập qua việc phỏng vấn các hộ gia đình có kinh nghiệm chăn nuôi loài Rùa câm tại địa phương. Phương pháp nghiên cứu tương ứng với từng nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.4.3.1 Xác định thành phần thức ăn và khẩu phần ăn của Rùa câm
Thức ăn là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của động vật. Thành phần và chế độ thức ăn của mỗi loài rất khác nhau. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những loại thức ăn phù hợp, ưa thích, tỷ lệ các thành phần thức ăn và khẩu phần thức ăn hàng ngày cần thiết cho từng cá thể Rùa câm đảm bảo khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Thành phần thức ăn của Rùa câm
Để xác định thành phần thức ăn của Rùa câm, đề tài thử nghiệm đưa vào chuồng nuôi nhiều loại thức ăn khác nhau. Cân khối lượng Thịt, cá, giun,… đưa vào và lượng dư thừa để xác định loại thức ăn mà Rùa câm sử dụng. Khối lượng Thịt, cá, giun,…giảm so với ban đầu và có dấu hiệu ăn được kết luận là loại thức ăn mà Rùa câm đã sử dụng làm thức ăn. Kết quả thử nghiệm được ghi chép theo bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thử nghiệm các loại thức ăn cho Rùa câm
STT Ngày Loại thức ăn Khối lƣợng ban đầu (g) Khối lƣợng dƣ thừa (g) Kết luận Ghi chú 1 2
Để khẳng định các loại rau, củ quả mà Rùa câm đã ăn, đề tài tiến hành thử nghiệm lặp lại nhiều lần, những loại thức ăn bị giảm khối lượng được xác định Rùa câm đã ăn và xây dựng danh mục các loại thức ăn của Rùa câm.
Trên cơ sở xác định thành phần thức ăn của Rùa câm, đề tài tiến hành đưa vào chuồng nuôi đồng loạt nhiều loại thức ăn khác nhau. Xác định khối lượng thức ăn đưa vào ngày hôm trước và lượng thức ăn dư thừa ngày hôm sau. Các thông tin thử nghiệm thức ăn được ghi theo bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thử nghiệm các loại thức ăn cho Rùa câm
STT Ngày Loại thức ăn Khối lƣợng ban đầu Khối lƣợng dƣ thừa Thứ tự thức ăn Rùa câm lựa chọn Tỉ lệ ăn (%) 1 2
Kết quả lựa chọn loại thức ăn ưa thích dựa trên tiêu chí loại thức ăn mà Rùa câm ăn đầu tiên và khối lượng thức ăn giảm nhiều nhất.
Khẩu phần ăn của Rùa câm
Để xác định khẩu phần ăn cần thiết cho Rùa câm, nhất là khẩu phần ăn theo tuổi và trọng lượng. Tôi tiến hành nhốt riêng 2 cá thể Rùa câm khỏe mạnh, có kích thước điển hình cho cả chuồng nuôi được được đánh dấu bằng mực bút xóa màu trắng, kí hiệu: RL01, RL02 và 10 cá thể Rùa câm nhỏ được nhốt riêng ở 2 chuồng theo độ tuổi. Trên cơ sở các loại thức ăn ưa thích của Rùa câm.
Thời gian thử nghiệm:
Đối vơi Rùa câm lớn RL01 và RL02, được bố trí làm 3 đợt, mỗi đợt kéo dài 1 tuần:
+ Đợt 1: Tiến hành từ ngày 10/7/2018 đến ngày16/7/2018. + Đợt 2: Tiến hành từ ngày 20/7/2018 đến ngày 26/7/2018. + Đợt 3: Tiến hành từ ngày 02/8/2018 đến ngày 08/8/2018.
Đối với 10 cá thể Rùa câm nhỏ ( 5 cá thể 1 tuổi, 5 cá thể 2 tuổi), được bố trí 1 đợt, kéo dài 1 tuần từ 10/7/2018 đến ngày 16/7/2018.
Đối với Rùa câm lớn RL01 và RL02 đưa thử nghiệm khởi đầu 30 gram mỗi loại thức ăn mà Rùa câm ưu thích, 2 ngày cho ăn 1 lần. Đối với Rùa câm nhỏ 1 tuổi đưa thử nghiệm khởi đầu 10 gram mỗi loại thức ăn mà Rùa câm ưu thích, 1 ngày cho ăn 1 lần. Đối với Rùa câm nhỏ 2 tuổi đưa thử nghiệm khởi đầu 15 gram mỗi loại thức ăn mà Rùa câm ưu thích, 1 ngày cho ăn 1 lần. Cân lượng thức ăn dư thừa của từng loại vào ngày hôm sau. Nếu lượng thức ăn nào dư thừa, giữ nguyên khối lượng đưa vào thử nghiệm của ngày hôm trước và tăng lượng thức ăn loại khác lên. Trong trường hợp toàn bộ thức ăn đều hết, tiếp tục tăng lượng thức ăn bằng nhau cho mỗi loại vào ngày tiếp theo. Tiến hành thí nghiệm liên tục trong nhiều ngày và nhiều đợt. Khẩu phần ăn của Rùa câm được xác định là lượng thức ăn cung cấp vừa đủ cho Rùa câm được khẳng định qua nhiều lần thí nghiệm. Các thông tin thử nghiệm được ghi chép vào bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thử nghiệm lƣợng thức ăn cần thiết cung cấp cho Rùa câm STT Ngày Loại thức ăn Khối lƣợng ban
đầu (g) Khối lƣợng dƣ thừa (g) Ghi chú 1 2
2.4.3.2. Tập tính hoạt động của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt
Các tập tính của Rùa câm được chia làm các nhóm sau: Ngủ, nghỉ, cạnh tranh, kiếm ăn, ve vãn, giao phối, di chuyển, đẻ trứng, đi vệ sinh. Các tập tính được hiểu như sau:
+ Ngủ: Ở dưới nước, Rùa câm nằm yên tại vị trí, đầu và tứ chi duỗi thẳng, không có biểu hiện cử động, cơ thể bất động
Trên cát, Rùa câm vùi mình vào trong cát
+ Nghỉ: Rùa câm đứng im, có thể mở mắt hoặc nhắm mắt, chỉ cần tiếng động nhỏ là di chuyển.
+ Cạnh tranh: Rùa câm dùng miệng tấn công con khác, tranh giành thức ăn, dùng chân và yếm đập mạnh xuống nền chuồng, có biểu hiện giận dữ
+ Kiếm ăn: Tìm kiếm thức ăn và ăn thức ăn.
+ Giao phối: Cá thể đực trèo lên lưng cá thể cái, đưa cơ quan giao cấu của cá thể đực vào cơ quan giao cấu của cá thể cái.
+ Ve vãn: Con đực bò xung quanh con cái, âu yếm và kích thích cá thể cái và ngược lại.
+ Di chuyển: Rùa câm di chuyển đi lại tự do
+ Đẻ trứng: Rùa câm lên trên khoang cát đào cát và đẻ trứng. + Đi vệ sinh: Đi vệ sinh dưới nước
Để xác định tập tính của Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt, đề tài tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động của 2 cá thể Rùa câm đã lựa chọn trong mười hai cá thể ( 01 cá thể đực và 01 cá thể cái được đánh dấu bằng màu bút xóa trắng trên chân và lưng)
Thời gian quan sát kéo dài 10 ngày, mỗi lần quan sát kéo dài 24 giờ đồng hồ, cứ 1 giờ quan sát 1 lần, 1 lần quan sát 5 phút. Địa điểm quan sát cách chuồng tối thiểu 3m để có thể quan sát rõ các tập tính của các cá thể. Các thông tin thu được thông qua quan sát các hoạt động của Rùa câm trong chuồng nuôi được ghi theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Theo dõi tập tính hoạt động của Rùa câm
Ngày:………...Người thực hiện:……….Thời tiết:………...
Cá thể Kiếm ăn Di chuyển Giao phối Cạnh tranh Nghỉ ngơi Ngủ dƣới nƣớc Ngủ trong, trên cát Ve vãn Đẻ trứng Đi vệ sinh 1 2
Số liệu quan sát trong ngày, trong tháng được tổng hợp theo tần số các hoạt động của Rùa câm. Tần số các hoạt động bắt gặp nhiều là cơ sở để xác định thời điểm hoạt động mạnh của Rùa câm trong chuồng nuôi.
Ngoài ra, còn thống kê tần số và tần suất bắt gặp các tập tính của Rùa câm theo giờ trong ngày và theo tháng trong năm. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excell.
2.4.3.3. Theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của Rùa câm
Khả năng sinh trƣởng của Rùa câm
Mục đích: theo dõi khả năng sinh trưởng của Rùa câm nhằm xác định Rùa câm có tăng trưởng hay không, mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời. Việc theo dõi quá trình sinh trưởng của Rùa câm còn giúp xác định tuổi thành thục của chúng.
Tiến hành: mỗi tháng, tiến hành cân khối lượng Rùa câm một lần vào đầu tháng, cân trọng lượng trước khi cho ăn để xác định khả năng biến động khối lượng cơ thể Rùa câm. Khả năng sinh trưởng của Rùa câm dựa vào mức tăng trưởng của tháng sau lớn hơn tháng trước. Kết quả cân khối lượng Rùa câm hàng tháng được ghi chép theo bảng 2.5.
Bảng 2.5: Cân khối lƣợng Rùa câm định kỳ
STT Ngày Số hiệu Giới tính Khối lƣợng (g) Ghi chú
1
2
Đặc điểm sinh sản
Mục đích: theo dõi đặc điểm sinh sản của Rùa câm nhằm phát hiện các dấu hiệu sinh sản và mùa sinh sản của Rùa câm để chủ động nhân nuôi Rùa câm đạt kết quả cao.
Tiến hành: hàng ngày theo dõi chuồng Rùa câm, mô tả các hoạt động giao phối, biểu hiện các cá thể đực, cái trong mùa động dục và các cá thể Rùa câm được sinh ra trong mùa sinh sản.
2.4.3.4. Một số bệnh thường gặp ở Rùa câm và cách phòng trị bệnh
Trong chăn nuôi động vật nói chung, phòng và chữa bệnh là khâu đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại cho người chăn nuôi. Sự hiểu biết về các loại bệnh tật và các phương án phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi sẽ giúp người dân có thể chủ động các biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời khi dịch bệnh xảy ra, bảo vệ đàn vật nuôi của mình.
Xác định các loại bệnh thƣờng gặp
Đối với loài Rùa câm là vật nuôi mới, các bệnh mà Rùa câm mắc phải chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, hàng ngày theo dõi, quan sát chuồng nuôi, ghi chép các biểu hiện bất thường như: Rùa câm bỏ ăn, bị thương, phân lỏng, ghẻ.... Các thông tin được ghi theo bảng 2.6.
Bảng 2.6: Các biểu hiện bất thƣờng của Rùa câm ở bể nuôi STT Ngày quan sát Số hiệu cá thể Biểu hiện ghi chú
1
2
Trên cơ sở các biểu hiện bệnh, tôi tham khảo tài liệu, sách báo về chăn nuôi động vật hoang dã, quan sát các biểu hiện bệnh cùng với tư vấn của các bác sĩ thú y và cán bộ nghiên cứu Rùa câm sẽ xác định sơ bộ xác định bệnh mà Rùa câm mắc phải và thử nghiệm thuốc điều trị.
Nghiên cứu biện pháp phòng và chữa trị bệnh
Do Rùa câm đang được nuôi thử nghiệm nên còn thiếu rất nhiều thông tin về điều trị bệnh. Do đó, phòng bệnh được coi là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong chăn nuôi. Các công việc phòng bệnh tập chung chủ yếu vào vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, đặt chuồng trại ở nơi khô ráo thoáng mát,nguồn
nước sạch, cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho Rùa câm trong điều kiện nuôi nhốt.
Khi phát hiện các biểu hiện bệnh, tiến hành thử nghiệm các loại thuốc điều trị và chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Kết quả thử nghiệm các loại thuốc và khả năng phục hồi của Rùa câm được ghi chép theo bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả điều trị bệnh cho Rùa câm
STT Ngày Số hiệu
cá thể Biểu hiện bệnh Thuốc thử nghiệm Kết quả Ghi chú 1 2 2.4.4. Xử lý số liệu
Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu bằng phần mềm Excel
- Sử dụng Excel … để tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu, so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thiệu Hợp là một xã đồng bằng, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 9km về phía đông, có tổng diện tích tự nhiên là 707,06ha. Ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Thiệu Thịnh - Phía Tây giáp xã Thiệu Duy
- Phía Nam giáp xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh - Phía Bắc giáp xã Thiệu Duy và Thiệu Giang
3.1.2. Địa hình, diện mạo
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, nhưng tiểu vùng không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau. Do ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt qua nhiều năm, gây khó khăn cho việc kiến thiết đồng ruộng và thâm canh cây trồng.
Địa chất công trình: Qua khảo sát thăm dò địa chất phục vụ các công trình đã xây dựng xã Thiệu Hợp được xác định có nền đất ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
3.1.3. Thảm thực vật
Thảm thực vật trước đây đã được thay thế dần bằng hệ thống cây trồng của xã: lúa, ngô, khoai, lạc, đậu tương, rau màu…
Ngoài ra trong khu dân cư và hai bên đường còn có các loại cây ăn quả, cây tạo bóng mát. Nhìn chung thảm thực vật của xã khá phong phú về chủng loại.
3.1.4. Khí hậu
Là một xã nằm trong vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá nên chịu ảnh