Phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính trạng thái rừng giàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 58 - 61)

STT Giới hạn cỡ Trị số giữa cỡ f_tn N% f_lt Ghi chú

1 4 - 8 6 27 13.0 25.6 3 1, D = 20,8; S = 14,8 CV% = 71,4; Mo = 8,0; Me = 17,0; Sk = 2,6; Ku = 9,4; R = 93,0;  = 0,0657;  = 1,0. 2 tính =7,6 < 2 0,05= 14,1 (với P = 0,66) 2 8 - 12 10 40 19.2 42.2 3 12 - 16 14 32 15.4 32.4 4 16 - 20 18 27 13.0 24.9 5 20 - 24 22 24 11.5 19.2 6 24 - 28 26 18 8.7 14.7 7 28 - 32 30 9 4.3 11.3 8 32 - 36 34 9 4.3 8.7 9 36 - 40 38 7 3.4 6.7 10 40 - 44 42 7 3.4 5.1 11 44 - 48 46 8 3.8 4.0 Tổng 208 100 195

Chi tiết xem phụ biểu 3

Nhận xét: Từ kết quả đƣợc trình bày trong các bảng và hình trên cho thấy, ở trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, đƣờng biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính D1,3 là đƣờng gấp khúc theo xu hƣớng số lƣợng cây giảm dần theo cỡ tăng lên của đƣờng kính, và có dạng phân bố giảm. Đây là dạng phân bố đặc trƣng của kiểu rừng hỗn giao nhiệt đới. Nhận thấy, kết cấu về đƣờng kính của lâm phần hiện tại cũng rất phù hợp với quy luật chung của rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới nhƣ nhiều tác giả đã công bố.

Ở trạng thái rừng nghèo, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ kính từ 10 – 18 cm (chiếm 59,2%) sau đó giảm mạnh từ cỡ kính 18 – 22 cm trở đi. Tƣơng tự, ở trạng thái rừng trung bình, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ kính từ 6 – 14 cm (chiếm 65,3%) sau đó giảm mạnh từ cỡ kính 18 – 22 cm trở đi. Trạng thái rừng giàu, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ kính từ 8 – 16 cm (chiếm 34,6%) sau đó giảm mạnh từ cỡ kính 20 – 24 cm trở đi.

Kết quả mô hình hóa phân bố số cây theo đƣờng kính bằng một hàm lý thuyết cho thấy phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính của các đối tƣợng đối tƣợng rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh tại khu vực nghiên cứu phù hợp với hàm phân bố Weibull, cụ thể nhƣ sau.

Ở trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh trạng thái nghèo, phân bố số cây theo đƣờng kính có dạng hàm phân bố Weibull với  = 0,082;  = 1,1.

Ở trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh trạng thái trung bình, phân bố số cây theo đƣờng kính có dạng hàm phân bố Weibull với  = 0,3125;  = 0,6.

Ở trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thƣờng xanh trạng thái giàu, phân bố số cây theo đƣờng kính có dạng hàm phân bố Weibull với  = 0,0657;  = 1,0.

Nhìn chung, phân bố số cây theo cỡ chiều cao của các trạng thái rừng trên phù hợp với quy luật sinh học tự nhiên và phù hợp với kết quả nghiên

cứu của nhiều tác giả khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên, cụ thể là số cây ở cỡ đƣờng kính nhỏ chiếm đa số, tạo nên số lƣợng cây dự trữ trong tƣơng lai lớn để tạo nên tầng tán chính của rừng. Điều này cũng phù hợp với mục đích kinh doanh rừng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tạo nên tính liên tục. Tính liên tục này chỉ có thể đƣợc duy trì nếu đƣợc áp dụng các biện pháp quản lý bảo vệ và điều tiết hợp lý. Số cây ở các cỡ đƣờng kính lớn chiếm số lƣợng ít, có thể nói rừng này hiện tại rừng đang ở tình trạng phục hồi tƣơng đối tốt.

Về biện pháp tác động, đối với loại hình rừng này, cần tiến hành các biện pháp chặt nuôi dƣỡng rừng nhằm loại bỏ dây leo, cây tạp, phi kinh tế, tạo điều kiện mở mang ánh sáng, cải thiện dinh dƣỡng, góp phần làm tăng năng suất, chất lƣợng và sản phẩm rừng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh ổn định, lâu dài và liên tục.

4.2.4. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/HVN)

Chiều cao là một chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp nói chung và điều tra rừng nói riêng: nó là một chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng sản xuất của lập địa đối với một trạng thái rừng. Bên cạnh đó, phân bố số cây theo cỡ chiều cao phản ánh một mặt của đặc trƣng sinh thái và hình thái của quần thể thực vật rừng, đồng thời cũng phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh rừng.

Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hƣởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất. Ở rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây rừng khác nhau về đặc tính sinh thái, về năng lực sinh trƣởng, về mức độ thành thục. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, giữa các cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.

Để thể hiện sự phân bố số cây theo các cỡ chiều cao, số liệu đo đếm ở 3 ô tiêu chuẩn với tổng diện tích 3.000m2

ở mỗi trạng thái rừng, số liệu đƣợc tập hợp, sắp xếp theo cỡ, tính tần suất và các chỉ tiêu thống kê cần thiết, mô tả chúng bằng biểu đồ, sau đó tiến hành thử nghiệm các dạng phân bố và lựa chọn đƣợc dạng phân bố phù hợp cho tất cả các đối tƣợng rừng nghiên cứu là hàm Weibull. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở các bảng và hình dƣới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)