Đặc điểm đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 45 - 49)

Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm đa dạng sinh học

3.3.1. Đa dạng kiểu rừng

Khu rừng của công ty lâm nghiệp Đơn Dƣơng khá đa dạng về kiểu rừng do phân bố trên đai cao, địa hình và vùng khí hậu khác nhau, chuyển tiếp từ cao nguyên đến đồng bằng ven biển. Có 6 kiểu rừng tự nhiên và một kiểu rừng trồng.

- Rừng cây lá rộng thường xanh: Chiếm diện tích lớn nhất 8.563,68 ha, tỷ lệ 39,56% tổng diện tích. Phân bố ở các tiểu khu: 321; 319; 320; 322; 327; 333B; 331; 335; 338; 342A

- Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim: Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện tích ít 798,25 ha, chiếm chỉ 3.7% tổng diện tích lâm phần

- Rừng hỗn giao Gỗ - Tre nứa: Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện tích 3.000,1 ha, chiếm chỉ 13.86% tổng diện tích lâm phần

- Rừng lá kim: Kiểu rừng này có diện tích 914,36 ha, chiếm tỷ lệ 4.2%. Phân bố không tập trung, chủ yếu ở các tiểu khu 338; 322; 326; 318;317; 335; 327; 331; 333B

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá: Kiểu rừng này có diện tích 2.791,18 ha, chiếm 12.9% tổng diện tích của công ty, phân bố chủ yếu ở các tiểu khu 334; 331; 330; 329; 321; 328

- Rừng Tre nứa, Lồ ô: Kiểu rừng này có diện tích rất nhỏ là 72,93 ha chiếm 0,34% diện tích rừng, phân bố rải rác ven sông suối, xen trong rừng khộp và nửa rừng lá

- Rừng hỗn giaoTre nứa, Lồ ô - Gỗ: Kiểu rừng này phân bố không tập trung trong lâm phần, ở trên nhiều tiểu khu, diện tích 387 ha, chiếm chỉ 1,79% tổng diện tích lâm phần

- Rừng trồng: Rừng trồng của công ty có diện tích 2.177,49 ha chiếm 10,06% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của công ty (chủ yếu là diện tích rừng trồng Thông 3 lá). Rừng trồng phân bố ở vùng thấp, tiếp giáp với diện tích nông nghiệp của ngƣời dân. Đây là diện tích khai thác gỗ thông 3 lá chủ yếu của công ty, có sản lƣợng trung bình 159,0 m3/ha (sản lƣợng trung bình của Thông 3 lá trên 25 năm).

Hình 3.1. Bản đồ phân hiện trạng rừng năm 2018 công ty lâm nghiệp Đơn Dƣơng

3.3.2. Đa dạng loài

3.3.2.1. Đa dạng thực vật rừng

Toàn bộ rừng của Công ty Lâm nghiệp Đơn Dƣơng có 1.018 loài thuộc 155 họ, 54 bộ, ở 9 lớp thuộc 6 ngành là Dây gấm, Dƣơng xỉ, Ngọc lan, Thông, Thông đất và Tuế

Bảng 3.2. Số Lớp, Bộ, Họ và loài theo các ngành thực vật trong rừng của Công ty lâm nghiệp Đơn Dƣơng

TT Ngành Số lớp Số bộ Số họ Số loài 1 Dây gấm 1 1 1 2 2 Dƣơng xỉ 1 4 17 32 3 Ngọc lan 2 42 130 1.032 4 Thông 3 4 4 11 5 Thông đất 1 2 2 4 6 Tuế 1 1 1 5 Tổng 9 54 155 1.018

3.3.2.2. Đa dạng động vật rừng

Trên cơ sở kế thừa danh sách các loài động vật có xƣơng sống có giá trị bảo tồn cao trong vùng cảnh quan Nam Trƣờng Sơn, trong báo cáo “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và quản lý rừng trong vùng cảnh quan Nam Trƣờng Sơn, Việt Nam” của WWF năm 2013, kết hợp phỏng vấn, khảo sát thực địa năm 2015 đã cập nhật danh mục động vật hoang dã ở rừng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dƣơng. Kết quả ghi nhận có 263 loài thuộc 97 họ, 34 bộ thuộc các lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái và cá.

Bảng 3.3. Tổng hợp số bộ, họ và số loài của động vật hoang dã theo các lớp TT Lớp động vật Số Bộ Số Họ Số Loài 1 Thú 10 23 70 2 Chim 17 46 128 3 Bò sát 2 12 32 4 Ếch nhái 1 6 17 5 Cá 4 10 16 Tổng 34 97 263

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 45 - 49)