Một số giải pháp quản lý rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 77 - 82)

Qua điều tra đo đếm, phân tích và mô tả kết cấu các trạng thái rừng, luận văn đã sơ bộ rút ra đƣợc những quy luật về cấu trúc cũng nhƣ tình hình

tái sinh dƣới tán rừng. Đối với các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, để khôi phục lại rừng, đề tài đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhƣ sau:

Công tác quản lý bảo vệ rừng

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân về ý thức QLBVR.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tiến hành vận động quần chúng nhân dân sống trên khu vực rừng và ven rừng tổ chức tham gia tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ động vật rừng.

- Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 12/2003/CT-TTg, ngày 16/05/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg, ngày 08/03/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/03/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý động vật rừng, động vật nguy cấp quý hiếm.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện quy ƣớc bảo vệ rừng và cam kết trong cộng đồng dân cƣ, thực hiện theo thông tƣ số 70/2007/TT- BNN, ngày 01/08/2007 của Bộ Nông Nghiệp về việc hƣớng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ thôn, làng, bản, ấp. Nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Thƣờng xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn ngƣời ra vào khu vực rừng.

- Ngăn chặn và giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm vào rừng trái phép để chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ trên toàn lâm phần.

- Quản lý chặt chẽ dân cƣ sống trên địa bàn, tránh tình trạng du canh, du cƣ, di dân tự do đến sinh sống trên địa bàn.

- Theo dõi cập nhật tình hình diễn biến tài nguyên rừng, tình hình sâu bệnh hại rừng để có biện pháp thực hiện phòng trừ, ngăn chặn đạt hiệu quả cao.

Đối với nạn lửa rừng

+ Tăng cƣờng công tác tuần tra, bảo vệ rừng và chủ động trong PCCCR trong mùa khô hàng năm.

+ Làm giảm vật liệu cháy bằng cách thu gom những vật liệu khô và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây cháy (theo QĐ số 31/2007/QĐ-UBND ngày 10/9/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng cho ngƣời dân sống trong và ven rừng thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình và các lớp tập huấn về PCCCR.

+ Tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai về PCCCR tại các xã,thị trấn. + Xây dựng hệ thống biển báo cháy, bảng nội quy, quy định về PCCCR.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR nhƣ chòi canh lửa, đƣờng băng cản lửa, các cầu tạm đi qua các khu vực đƣợc xác định là trọng điểm cháy trong mùa khô hàng năm.

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

- Mục tiêu:

Nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và chức năng phòng hộ của rừng, chuyển hóa rừng nghèo thành rừng có năng suất cao, có cấu trúc ổn đinh.

- Một số nội dung cần thực hiện: Biện pháp cụ thể áp dụng cho đối tƣợng này là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, đây là biện pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng

thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kĩ thuật lâm sinh và trồng bổ sung. Các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

+ Đối với tầng cây cao, chặt những cây không đạt tiêu chuẩn phòng hộ và kinh tế, cây cong queo, sâu bệnh, phi mục đích, cây chèn ép cây mục đích và chặt tỉa những nơi quá dày nhƣng không hạ thấp độ tàn che xuống dƣới 0,6.

+ Nơi mật độ thƣa và rừng phân bố không đều thì tiến hành trồng bổ sung các loài cây bản địa Giổi, Dẻ, Chò…theo đám, mật độ 125 cây/ha nhƣng không đốt khi xử lý thực bì.

+ Điều chỉnh độ tàn che, mở rộng không gian dinh dƣỡng tăng cƣờng chiếu sáng cho cây tái sinh sinh trƣởng phát triển tốt bằng cách phát bỏ dây leo, bụi rậm; loại bỏ bớt những loài cây ít có giá trị kinh tế và phẩm chất kém, tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vƣợt khỏi sự chèn ép của thực bì và cây bụi thảm tƣơi.

+ Điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc nuôi dƣỡng các loài cây tái sinh có giá trị nhƣ: Giổi, Chò, Dẻ,…

+ Đánh dấu sơn cây gỗ tái sinh mục đích

+ Bảo vệ không cho ngƣời và gia súc vào phá hoại rừng, chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích.

Nh m giải pháp về mặt chính sách, xã hội

- Chính sách về giao đất, giao rừng: thực hiện giao đất, giao rừng đến ngƣời dân.

- Thu hút tối đa sự tham gia của các cộng đồng vào quản lý bảo vệ rừng và họ đƣợc hƣởng chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đầu nguồn của tỉnh Lâm Đồng.

- Cần tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ vốn, cây giống, vật tƣ kỹ thuật để khuyến khích ngƣời dân tham gia vào công tác trồng và bảo vệ rừng.

- Nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp nhằm tăng thu nhập cho ngƣời làm nghề rừng, để họ thấy rõ đƣợc lợi ích của việc trồng và chăm sóc rừng.

- Tăng cƣờng hơn nữa cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, kêu gọi, thu hút vốn đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế cho công tác trồng rừng, tạo đầu ra thuận lợi cho các nông lâm sản.

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để ngƣời dân hiểu rõ giá trị của rừng và lợi nhuận thu đƣợc từ rừng để họ tham gia bảo vệ rừng một cách tích cực.

- Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tác động vào các đối tƣợng rừng tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên để có thể duy trì sức sản xuất của rừng, đáp ứng các mục tiêu đặt ra, các biện pháp cần đƣợc thử nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp. Dù áp dụng các biện pháp kỹ thuật nào thì việc giám sát chặt chẽ các nội dung kỹ thuật đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đề ra có thể đƣợc chấp nhận và thực hiện đƣợc đối với các đối tƣợng rừng ở các địa phƣơng, chúng ta không thể bỏ qua những điều kiện kinh tế – xã hội cho phép của địa phƣơng. Nhƣ vậy, khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải xem xét đến khả năng đầu tƣ vốn, khả năng về nhân lực, trình độ hiểu biết về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật canh tác truyền thống của ngƣời dân, khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và kiến thức bản địa đều có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các biện pháp tác động vào rừng. Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên mang tính chất tổng hợp, ngoài những giải pháp thuần tuý về kỹ thuật còn phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội ở địa phƣơng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 77 - 82)