Chỉ số đa dạng loài thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 71 - 73)

Qua phân tích chỉ số IVI của loài trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu (xem phụ lục 6) cho thấy, tổng số loài quan sát đƣợc là 82 loài. Những loài có số lƣợng lớn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu đƣợc xếp theo thứ tự là Dẻ, Trâm, Côm, Chò, Nhãn rừng, Trám, Ngát, Bồ hòn, Ba bét,… (xem bảng 4.13)

Bảng 4.13. Một số loài thực vật c chỉ số IVI cao tại khu vực nghiên cứu

STT Tên Việt Nam N RD RF RBA IR IV R

1 Dẻ 127 20,39 4,00 22,42 0,00 15,60 1

2 Trâm 50 8,03 4,00 10,17 0,00 7,40 2

3 Côm 37 5,94 3,56 11,02 11,11 6,84 3

STT Tên Việt Nam N RD RF RBA IR IV R 5 Nhãn rừng 20 3,21 3,56 2,87 11,11 3,21 5 6 Trám 23 3,69 2,67 2,58 33,33 2,98 6 7 Ngát 15 2,41 1,33 5,06 66,67 2,93 7 8 Bồ hòn 11 1,77 2,22 2,53 44,44 2,17 8 9 Ba bét 17 2,73 1,33 2,00 66,67 2,02 9

Ghi chú: N: Số lượng cá thể; RD: Mật độ tương đối (%); RF: Tần suất tương đối (%); RBA: Tiết diện ngang tương đối (%); IR: Chỉ số hiếm; IV: Chỉ số giá trị quan trọng của loài (%); R: Xếp hạng loài quan trọng.

Bảng 4.13 cho thấy, về số lƣợng cá thể, loài có số lƣợng nhiều nhất là Dẻ, tiếp theo là Trâm, Côm,... Đây cũng chính là các loài có mật độ tƣơng đối cao tại khu vực nghiên cứu. Tần suất tƣơng đối cho biết loài đó có xuất hiện trong các ô nghiên cứu hay không, loài nào xuất hiện trong nhiều ô nghiên cứu (tần xuất lớn) thì khả năng loài đó chiếm ƣu thế trong hệ sinh thái. Không hẳn loài có số lƣợng cá thể nhiều (mật độ cao) thì sẽ xuất hiện trong hầu hết các ô nghiên cứu. Loài có số lƣợng cá thể nhiều nhƣng có thể tập trung trong một ô nhất định, vì vậy loài có thể có mật độ cao nhƣng tần số xuất hiện thấp và ngƣợc lại. Dựa vào kết quả này có thể thấy đƣợc loài phổ biến và cũng là đặc trƣng cho các trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh trạng thái nghèo, giàu và trung bình tại khu vực nghiên cứu lần lƣợt là Dẻ, Trâm, Côm, Nhãn rừng,... vì có tần suất tƣơng đối cao.

Chỉ số hiếm (IR) thay đổi từ 0 đến 88,89; loài có chỉ số hiếm thấp nhất là Dẻ, Trâm, Côm, Nhãn rừng,... cao nhất là loài Kim giao, Chò vàng, ... Nhƣ vậy những loài có chỉ số IR nhỏ chứng tỏ các loài này xuất hiện nhiều trong quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu và ngƣợc lại những loài có chỉ số hiếm IR cao là những loài xuất hiện ít trong quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu.

hợp các chỉ số nhƣ mật độ tƣơng đối, tần suất xuất hiện tƣơng đối và độ phong phú tƣơng đối của loài. Kết luận loài quan trọng của khu vực theo chỉ số IVI không chỉ là những loài có mật độ cao, tần số xuất hiện nhiều mà có thể là những loài hiếm, ít xuất hiện (có độ phong phú tƣơng đối cao). Tại khu vực nghiên cứu, chỉ số giá trị quan trọng (IV) dao động từ 0,207% - 15,6%, loài có giá trị quan trọng cao nhất xếp theo thứ tự Dẻ, Trâm, Côm,… Đây cũng là các loài cây phổ biến, đặc trƣng tại khu vực khu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)