Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 70)

Bảng 4.12. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Trạng thái ODB

(a) N X=N/a S2 K=S2/X Hình thái

phân bố

Nghèo 12 140 11,7 13,5 1,16 Cụm

Trung bình 12 276 23,0 130,5 5,68 Cụm

Giàu 12 260 21,7 128,1 5,91 Cụm

Từ kết quả trên cho thấy, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu có dạng phân bố cụm. Kết quả này rất phù hợp với hiện tƣợng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên nhiệt

đới, xảy ra ở những nơi rừng mở tán, cây tái sinh thƣờng có dạng phân bố cụm. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể, kiểu phân bố cây tái sinh không chỉ phụ thuộc vào những lỗ trống trong rừng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác, trong đó chính những cá thể cây tái sinh cũng có những mối quan hệ phức tạp, khi thì hỗ trợ nhau, khi lại cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến những kiểu phân bố khác ở dƣới tán rừng.

Quy luật phân bố cụm của cây tái sinh đã dẫn đến mặt đất rừng còn nhiều khoảng trống không có cây tái sinh. Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố cách đều, bằng cách chặt tỉa cây ở những nơi có mật độ dày, trồng bổ sung các loài cây mục đích vào chỗ trống và mật độ còn thƣa để điều chỉnh phân bố cây cho đồng đều hơn.

4.4. Chỉ số đa dạng sinh học của hệ thực vật

Để đánh giá tính đa dạng sinh học trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, số liệu thu thập đƣợc trong tất cả các ô tiêu chuẩn 1.000 m2

đƣợc tiến hành xử lý nhằm đánh giá đa dạng sinh học bằng định lƣợng và so sánh.

4.4.1. Chỉ số đa dạng loài thực vật

Qua phân tích chỉ số IVI của loài trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu (xem phụ lục 6) cho thấy, tổng số loài quan sát đƣợc là 82 loài. Những loài có số lƣợng lớn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu đƣợc xếp theo thứ tự là Dẻ, Trâm, Côm, Chò, Nhãn rừng, Trám, Ngát, Bồ hòn, Ba bét,… (xem bảng 4.13)

Bảng 4.13. Một số loài thực vật c chỉ số IVI cao tại khu vực nghiên cứu

STT Tên Việt Nam N RD RF RBA IR IV R

1 Dẻ 127 20,39 4,00 22,42 0,00 15,60 1

2 Trâm 50 8,03 4,00 10,17 0,00 7,40 2

3 Côm 37 5,94 3,56 11,02 11,11 6,84 3

STT Tên Việt Nam N RD RF RBA IR IV R 5 Nhãn rừng 20 3,21 3,56 2,87 11,11 3,21 5 6 Trám 23 3,69 2,67 2,58 33,33 2,98 6 7 Ngát 15 2,41 1,33 5,06 66,67 2,93 7 8 Bồ hòn 11 1,77 2,22 2,53 44,44 2,17 8 9 Ba bét 17 2,73 1,33 2,00 66,67 2,02 9

Ghi chú: N: Số lượng cá thể; RD: Mật độ tương đối (%); RF: Tần suất tương đối (%); RBA: Tiết diện ngang tương đối (%); IR: Chỉ số hiếm; IV: Chỉ số giá trị quan trọng của loài (%); R: Xếp hạng loài quan trọng.

Bảng 4.13 cho thấy, về số lƣợng cá thể, loài có số lƣợng nhiều nhất là Dẻ, tiếp theo là Trâm, Côm,... Đây cũng chính là các loài có mật độ tƣơng đối cao tại khu vực nghiên cứu. Tần suất tƣơng đối cho biết loài đó có xuất hiện trong các ô nghiên cứu hay không, loài nào xuất hiện trong nhiều ô nghiên cứu (tần xuất lớn) thì khả năng loài đó chiếm ƣu thế trong hệ sinh thái. Không hẳn loài có số lƣợng cá thể nhiều (mật độ cao) thì sẽ xuất hiện trong hầu hết các ô nghiên cứu. Loài có số lƣợng cá thể nhiều nhƣng có thể tập trung trong một ô nhất định, vì vậy loài có thể có mật độ cao nhƣng tần số xuất hiện thấp và ngƣợc lại. Dựa vào kết quả này có thể thấy đƣợc loài phổ biến và cũng là đặc trƣng cho các trạng thái rừng lá rộng thƣờng xanh trạng thái nghèo, giàu và trung bình tại khu vực nghiên cứu lần lƣợt là Dẻ, Trâm, Côm, Nhãn rừng,... vì có tần suất tƣơng đối cao.

Chỉ số hiếm (IR) thay đổi từ 0 đến 88,89; loài có chỉ số hiếm thấp nhất là Dẻ, Trâm, Côm, Nhãn rừng,... cao nhất là loài Kim giao, Chò vàng, ... Nhƣ vậy những loài có chỉ số IR nhỏ chứng tỏ các loài này xuất hiện nhiều trong quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu và ngƣợc lại những loài có chỉ số hiếm IR cao là những loài xuất hiện ít trong quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu.

hợp các chỉ số nhƣ mật độ tƣơng đối, tần suất xuất hiện tƣơng đối và độ phong phú tƣơng đối của loài. Kết luận loài quan trọng của khu vực theo chỉ số IVI không chỉ là những loài có mật độ cao, tần số xuất hiện nhiều mà có thể là những loài hiếm, ít xuất hiện (có độ phong phú tƣơng đối cao). Tại khu vực nghiên cứu, chỉ số giá trị quan trọng (IV) dao động từ 0,207% - 15,6%, loài có giá trị quan trọng cao nhất xếp theo thứ tự Dẻ, Trâm, Côm,… Đây cũng là các loài cây phổ biến, đặc trƣng tại khu vực khu nghiên cứu.

4.4.2. Chỉ số đa dạng quần xã thực vật trên các trạng thái rừng

Bảng 4.14. Chỉ số đa dạng trên các quần xã thực vật trên các trạng thái rừng

Quần xã S N D J' H'(loge) Simpson

1TXN 24 55 5,7 0,90 2,87 0,94 2TXN 21 49 5,1 0,92 2,79 0,94 3TXN 21 60 4,9 0,83 2,53 0,87 1TXB 26 72 5,8 0,90 2,94 0,94 2TXB 31 93 6,6 0,82 2,82 0,90 3TXB 34 86 7,4 0,92 3,26 0,96 1TXG 22 69 5,0 0,90 2,79 0,93 2TXG 18 68 4,0 0,91 2,62 0,92 3TXG 28 71 6,3 0,87 2,90 0,93 Min 18 49 4,0 0,82 2,53 0,87 Max 34 93 7,4 0,92 3,26 0,96 TB 25 ± 5,22 69,2 ± 13,94 5,7 ± 1,03 0,9 ± 0,04 2,8 ± 0,21 0,9 ± 0,03 Trong đó: N: Số lƣợng cá thể; S: Số loài;

D: chỉ số phong phú loài Margalef (d); J’: Chỉ số tƣơng đồng; H'(loge): Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener; Simpson: Chỉ số ƣu thế Simpson.

(1TXN: ô thứ 1 trạng thái TXN - nghèo; 2TXN: ô thứ 2 trạng thái TXN; 3TXN: ô thứ 3 trạng thái TXN; 1TXB – trung bình: ô thứ 1 trạng thái TXB; 2TXB: ô thứ 2 trạng thái TXB; 3TXB: ô thứ 3 trạng thái TXB; 1TXG: ô thứ 1 trạng thái TXG - giàu; 2TXG: ô thứ 2 trạng thái TXG; 3TXG: ô thứ 3 trạng thái TXG)

Qua phân tích kết quả chỉ số đa dạng của các ô điều tra (bảng 4.14) cho thấy, số lƣợng loài của các ô tiêu chuẩn biến động từ 18 đến 34 loài, trung bình là 25,0 loài với độ lệch chuẩn là 5,22. Nhƣ vậy, số loài trong các ô tiêu chuẩn tƣơng đối cao nhƣng có sự biến động nhiều giữa các ô.

Số lƣợng cá thể trong ô tiêu chuẩn 1.000 m2 biến động từ 49 đến 93 cá thể, trung bình là 69 cá thể. Số cá thể biến động nhiều trong các ô tiêu chuẩn (SD = 13,94). Nhƣ vậy, số lƣợng cá thể tƣơng đối nhiều nhƣng có sự biến động lớn gữa các ô tiêu chuẩn.

Trong các ô đo đếm cho thấy, chỉ số phong phú loài Margalef (d) biến động từ 4,0 – 7,0, trung bình là 5,7 với độ lệch chuẩn là 1,03. Có 5 ô tiêu chuẩn với chỉ số phong phú loài Margalef lớn hơn chỉ số trung bình, chiếm 55 % trong tổng số ô tiêu chuẩn. Nhƣ vậy, chỉ số phong phú loài Margalef của các quần xã khá cao và tƣơng đối ổn định.

Chỉ số tƣơng đồng (J’) biến động từ 0,82 – 0,92, trung bình là 0,9 với độ lệch chuẩn là 0,04. Có 6 ô tiêu chuẩn có chỉ số tƣơng đồng từ mức trung bình trở lên, chiếm 66 % trong tổng số ô nghiên cứu. Điều này cho thấy, số lƣợng loài trong các ô khá tƣơng đồng.

Chỉ số ƣu thế Simpson thay đổi từ 0,87 – 0,96, trung bình là 0,9 với độ lệch chuẩn là 0,03. Quần xã có chỉ số ƣu thế cao sẽ có tính đa dạng cao và ngƣợc lại. Nhìn chung, chỉ số ƣu thế của các quần xã trong các ô nghiên cứu khá cao.

số đa dạng trung bình là 4 ô, chiếm 45 % tổng số ô điều tra. Qua đó cho thấy, đa số các ô điều tra có chỉ số đa dạng cao. Nhƣ vậy, các quần xã điều tra có loài khá tƣơng đồng và chỉ số ƣu thế cao nên tính đa dạng của các quần xã cao.

Kết quả phân nhóm các quần xã tại khu vực điều tra ở các mức tƣơng đồng đƣợc thể hiện trong hình 4.7.

Hình 4.7. Sơ đồ nhánh các quần xã ở các mức tƣơng đồng

Hình 4.7 cho thấy, ở mức tƣơng đồng 46% thì các ô điều tra có thể chia thành 3 nhóm quần xã khác nhau. Tên của các nhóm quần xã này đƣợc đặt dựa vào mức độ ƣu thế của các loài ở từng ô trong các nhóm quần xã. Nhóm quần xã thứ nhất đƣợc ghi nhận trên các OTC là OTC 9, OTC 7 và OTC 8; nhóm quần xã thứ 2 đƣợc ghi nhận trên các OTC là OTC 3, OTC 1 và OTC 5; nhóm quần xã thứ 3 đƣợc ghi nhận trên các OTC là OTC 6, OTC 2 và OTC 4. Với mức tƣơng đồng 56% thì các ô điều tra có thể chia thành 7 nhóm quần xã khác nhau. Tƣơng tự các nhóm quần xã đƣợc ghi nhận nhƣ sau: nhóm quần xã 1 ghi nhận trên OTC 9; nhóm quần xã thứ 2 đƣợc ghi nhận đƣợc trên OTC 7 và OTC 8; nhóm quần xã thứ 3 đƣợc ghi nhận bởi OTC 3; nhóm quần xã thứ 4 đƣợc ghi nhận bởi OTC 1 và OTC 5; nhóm quần xã thứ 5 đƣợc ghi

nhận bởi OTC 6; nhóm quần xã thứ 6 đƣợc ghi nhận bởi các OTC 2; nhóm quần xã thứ 7 đƣợc ghi nhận bởi các OTC 4.

4.4.3. Biến động về đa dạng sinh học (caswell)

Chỉ số Caswell (V) dùng để chẩn đoán mức độ xáo động của môi trƣờng có tác động lên mức độ đa dạng sinh học của quần xã thực vật hay không và đƣợc tính thông qua chỉ số Shannon – Wiener (H’) (Clarke K. R. và Warwick R. M., 2001). Giá trị chỉ số Caswell các ô đo đếm đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.15. Chỉ số biến động về đa dạng sinh học của quần xã thực vật (Caswell) Quần xã N S H' E[H'] SD[H'] V(N,D,) 1TXN 55 24 2,87 2,89 0,08 -0,19 2TXN 49 21 2,79 2,75 0,09 0,44 3TXN 60 21 2,53 2,69 0,10 -1,46 1TXB 72 26 2,94 2,90 0,09 0,37 2TXB 93 31 2,82 3,05 0,09 -2,39 3TXB 86 34 3,26 3,20 0,08 0,81 1TXG 69 22 2,79 2,70 0,11 0,82 2TXG 68 18 2,62 2,45 0,13 1,24 3TXG 71 28 2,90 3,00 0,08 -1,19 Min 49 18 2,5 2,45 0,08 -2,39 Max 93 34 3,3 3,20 0,13 1,24 TB 71 ± 13,77 25,1 ± 5,57 2,8 ± 0,22 2,8 ± 0,24 0,1 ± 0,02 -0,2 ± 1,32

Hình 4.8. Sơ đồ thể hiện biến động về chỉ số Caswell (V)

Kết quả phân tích cho thấy: Chỉ số Caswell biến động trong khoảng – 2,39 đến +1,24. Khoảng biến động trong phạm vi của trị số mô hình Caswell là {(-2) đến (+2)}, ta thấy khoảng biến động về đa dạng sinh học của quần xã nghiên cứu nằm trong phạm vi mô hình Caswell. Nên yếu tố điều kiện môi trƣờng không ảnh hƣởng lớn tới sự biến động đa dạng sinh học của các quần xã tại nơi nghiên cứu.

Chỉ số V càng lớn cho thấy môi trƣờng ở đây càng thuận lợi cho các hoạt động phát triển đa dạng sinh học, ngƣợc lại nếu chỉ số V thấp thì môi trƣờng đó không thuận lợi cho việc phát triển đa dạng sinh học hoặc môi trƣờng đang bị tác động. Có 8 OTC nghiên cứu có chỉ số Caswell (V) {(-2) – (+2)}, trong đó có 1 OTC (OTC số 2TXB) có chỉ số Caswell (V) nằm ngoài {(-2) – (+2)}, (chiếm 11,1%), điều này cho ta thấy điều mức độ xáo động của môi trƣờng có tác động lên mức độ đa dạng sinh học của quần xã thực vật ở OTC này cao. Vì đây là OTC có chỉ số Caswell thấp nên cần chú ý quan tâm bảo vệ, chăm sóc để đƣợc phục hồi nhằm nâng cao sự đa dạng tại khu vực.

4.5. Một số giải pháp quản lý rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

Qua điều tra đo đếm, phân tích và mô tả kết cấu các trạng thái rừng, luận văn đã sơ bộ rút ra đƣợc những quy luật về cấu trúc cũng nhƣ tình hình

tái sinh dƣới tán rừng. Đối với các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, để khôi phục lại rừng, đề tài đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhƣ sau:

Công tác quản lý bảo vệ rừng

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân về ý thức QLBVR.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tiến hành vận động quần chúng nhân dân sống trên khu vực rừng và ven rừng tổ chức tham gia tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ động vật rừng.

- Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 12/2003/CT-TTg, ngày 16/05/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg, ngày 08/03/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/03/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc quản lý động vật rừng, động vật nguy cấp quý hiếm.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện quy ƣớc bảo vệ rừng và cam kết trong cộng đồng dân cƣ, thực hiện theo thông tƣ số 70/2007/TT- BNN, ngày 01/08/2007 của Bộ Nông Nghiệp về việc hƣớng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ thôn, làng, bản, ấp. Nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Thƣờng xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn ngƣời ra vào khu vực rừng.

- Ngăn chặn và giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm vào rừng trái phép để chặt phá cây rừng, săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ trên toàn lâm phần.

- Quản lý chặt chẽ dân cƣ sống trên địa bàn, tránh tình trạng du canh, du cƣ, di dân tự do đến sinh sống trên địa bàn.

- Theo dõi cập nhật tình hình diễn biến tài nguyên rừng, tình hình sâu bệnh hại rừng để có biện pháp thực hiện phòng trừ, ngăn chặn đạt hiệu quả cao.

Đối với nạn lửa rừng

+ Tăng cƣờng công tác tuần tra, bảo vệ rừng và chủ động trong PCCCR trong mùa khô hàng năm.

+ Làm giảm vật liệu cháy bằng cách thu gom những vật liệu khô và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây cháy (theo QĐ số 31/2007/QĐ-UBND ngày 10/9/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng cho ngƣời dân sống trong và ven rừng thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình và các lớp tập huấn về PCCCR.

+ Tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai về PCCCR tại các xã,thị trấn. + Xây dựng hệ thống biển báo cháy, bảng nội quy, quy định về PCCCR.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR nhƣ chòi canh lửa, đƣờng băng cản lửa, các cầu tạm đi qua các khu vực đƣợc xác định là trọng điểm cháy trong mùa khô hàng năm.

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

- Mục tiêu:

Nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và chức năng phòng hộ của rừng, chuyển hóa rừng nghèo thành rừng có năng suất cao, có cấu trúc ổn đinh.

- Một số nội dung cần thực hiện: Biện pháp cụ thể áp dụng cho đối tƣợng này là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, đây là biện pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 70)