Tình hình kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 42 - 45)

Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Tổng cộng có 7 xã/ thị trấn có dân cƣ sống xung quanh và trong khu vực rừng công ty với 72 thôn/tổ dân phố với tổng số hộ là 15.402hộ, số hộ nghèo là 634 hộ chiếm 4,1% tổng số hộ trong vùng. Riêng có thôn Ya Hoa thuộc xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận sống ngay trong diện tích rừng của công ty.

3.2.1.1. Dân số

Tổng số dân trong vùng là 70.480 ngƣời/15.402 hộ, bình quân 4,6 ngƣời/hộ; mật độ bình quân 132 ngƣời/ km2

.

Bảng 3.1. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính

TT Địa phƣơng (xã/ Thị trấn) Số thôn/tổ Số hộ Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời / km2 ) 1 Dran 16 3,570 136.44 16,435 121 2 Lạc Xuân 15 2,902 102.43 12,911 126 3 Ka Đô 9 2,929 88.21 12,552 142 4 Proh 7 1,437 87.96 6,132 70 5 Tu Tra 14 2,564 73.99 12,898 174 6 Ka Đơn 10 1,877 37.07 9,010 243 7 Thôn Ya Hoa 1 123 6.8 542 80 TỔNG CỘNG 72 15,402 533 70,480 132

Số liệu từ bảng trên cho thấy, mật độ dân số của các xã trong vùng còn tƣơng đối thƣa, riêng xã Ka Đơn có mật độ dân số cao hơn cả (243

ngƣời/km2). Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty quản lý gần với các khu dân cƣ nên nguy cơ xâm canh vào đất lâm nghiệp xảy ra rất cao, đặc biệt là tại 28 thôn giáp bìa rừng.

3.2.1.2. Thành phần dân tộc:

Tổng số nhân khẩu của toàn huyện Đơn Dƣơng là: 105.740 ngƣời; trong đó ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số là: 32.121 ngƣời (chiếm tỷ lệ 30%), chủ yếu là K’ho và Chu ru.

3.2.1.3. Lao động:

Toàn huyện Đơn Dƣơng có 66.193 ngƣời đang làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó, tổng số lao động nam là: 34.809 ngƣời; Lao động nữ là: 31.384 ngƣời (Tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,4 % so với lao động nam). Tổng số ngƣời mất khả năng lao động: 2.366 ngƣời.

Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề năm 2017 của Huyện nhƣ sau: - Ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm: 76,9 %

- Công nghiệp, xây dựng chiếm: 4,8 % - Thƣơng mại, dịch vụ chiếm: 18,3 %

Số ngƣời trong độ tuổi lao động vùng là: 44.137 ngƣời, chiếm 62,6 % dân số.

* Cơ cấu theo giới tính:

- Nam: 23.198 lao động, chiếm 52,5 %. - Nữ: 20.939 lao động, chiếm 47,4 %.

3.2.2. Các loại hình kinh tế trong khu vực

Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp năm 2017 chiếm 57,6 %, công nghiệp – xây dựng chiếm 14,3% và dịch vụ là 31,1 %. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt từ 20 – 60 triệu đồng/ngƣời/năm tùy theo từng xã, thị trấn; tỷ lệ hộ nghèo 4,1 %. Hầu nhƣ trên toàn huyện hiện không còn tình trạng du canh, du cƣ mà chỉ xảy ra việc lấn chiếm đất rừng để làm nông nghiệp do sức ép về

a. Trồng trọt

Huyện Đơn Dƣơng là vùng trồng rau thƣơng phẩm tập trung, trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của 06 xã/ TT vùng thì diện tích trồng cây hàng năm mà chủ yếu là rau, hoa thƣơng phẩm các loại: 11.665,6 ha/16.571,3 ha diện tích đất sản xuất NN (chiếm 70 % diện tích canh tác), diện tích trồng cây lâu năm chỉ có 3.279 ha, chiếm 20% diện tích canh tác nông nghiệp.

b. Chăn nuôi

Số liệu thống kê cho thấy, số lƣợng đàn bò trong vùng rất nhiều, từ 1.000 – 6.000 con/xã. Tuy nhiên, quá trình xác minh thực tế tại các địa phƣơng thì đây chủ yếu là đàn bò sữa, bò thịt nuôi nhốt công nghiệp, không có thả rông trong rừng. Với đàn Trâu, các hộ dân tộc ngƣời K’ho nuôi giáp bìa rừng vẫn còn chăn thả rông trong rừng.

c. Lâm nghiệp

Trong những năm vừa qua, đồng bào dân tộc ít ngƣời (dân tộc Chu ru, K’ho…) đã tham gia sản xuất lâm nghiệp cùng Công ty trong các khâu trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng đã và đang tạo nguồn thu nhập đáng kể góp phần cải thiện đời sống, qua đó đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nƣơng rẫy, khai thác lâm sản trái phép của một bộ phận đồng bào.

d. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chủ yếu để phục vụ nhu cầu thực phẩm tại chỗ của ngƣời dân, hiện địa phƣơng chƣa hình thành vùng sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Hình thức nuôi chủ yếu là ao hồ kết hợp chứa nƣớc tƣới cho rau màu trong dân.

Đối với diện tích sông, suối tự nhiên trong khu vực rừng do công ty LN Đơn Dƣơng quản lý: Theo kết quả phỏng vấn từ ngƣời dân, việc đánh bắt thủy sản trên các sông suối tự nhiên của ngƣời dân, cộng đồng địa phƣơng chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt hằng ngày và khai thác thủy sản với

mức độ giới hạn, không vì mục đích thƣơng mại. Phƣơng pháp đánh bắt chính đƣợc sử dụng là các phƣơng pháp thủ công theo kiến thức truyền thống của ngƣời dân nhƣ: Đánh lƣới, câu, dùng các ngƣ cụ nhƣ Chài, Vó, Nơm.

e. Công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ

- Công nghiệp

Trong năm 2017, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 11,3 % trong cơ cấu kinh tế của huyện Đơn Dƣơng. Các hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của ngƣời dân với các hoạt động nhƣ sản xuất gạch, làm đồ mộc dân dụng, may mặc, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, khai thác cát, đá xây dựng...

- Thương mại và dịch vụ

Đơn Dƣơng là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, nên ngành thƣơng mại và dịch vụ cũng phát triển theo hƣớng phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng nông sản và vật tƣ, dụng cụ nông nghiệp phát triển mạnh, rộng khắp trong toàn huyện. Theo số liệu báo cáo năm 2017 ngành này có tỷ trọng 31,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại đơn dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)