“Nguồn: Petersenn S, 2018” [79]
1.3.2.3 U tuyến yên tăng tiết nội tiết tố hƣớng vỏ thƣợng thận (bệnh Cushing):
Bệnh Cushing thƣờng xuất hiện vào thập niên thứ 2 đến thứ 6. Tuổi thƣờng gặp là 30 đến 40. Bệnh xuất hiện ƣu thế ở nữ, tỉ lệ nữ: nam là 4: 1. Y văn ghi nhận bệnh Cushing không đƣợc điều trị cho tiên lƣợng kém với tỉ lệ tử vong sau 5 năm khởi bệnh lên đến 50% [33],[103]. Trong những năm gần đây, các tiến bộ về phƣơng tiện chẩn đoán, phƣơng pháp điều trị đã cải thiện rất nhiều hiệu quả điều trị bệnh. Đa phần bệnh nhân đƣợc điều trị khỏi bệnh nếu phát hiện sớm.
Sinh lý bệnh và triệu chứng học u tuyến yên tiết ACTH
Trục hạ đồi - tuyến yên - thƣợng thận đƣợc điều hòa nhờ sự cân bằng giữa các kích thích chế tiết của CRH (Corticotropin Releasing Hormon), ACTH và cortisol với cơ chế ức chế (phản hồi ngƣợc âm) của cortisol lên sự tiết CRH và ACTH, và giảm đáp ứng chế tiết ACTH theo CRH
Bệnh to cực
Cho phép phẫu thuật Không thể phẫu thuật
Lấy u qua xoang bƣớm
Khỏi bệnh Không khỏi
Theo dõi Xem xét mổ lại
Xem xét Gmk
Dẫn xuất somatostatin Pegvisomant
C
Không kiểm soát Kiểm soát Duy trì thuốc Kết hợp thuốc
ACTH và cortisol đƣợc chế tiết thành nhịp. Nồng độ ACTH giảm trong buối sáng và đạt thấp nhất vào buổi tối. Sự tiết ACTH cũng đƣợc điều hòa theo nhịp ngày đêm nên cũng chịu ảnh hƣởng của ánh sáng và khi thay đổi múi giờ đáng kể.
Glucocorticoids gia tăng sự tân tạo đƣờng huyết, và ức chế hấp thu và sử dụng đƣờng ở mô ngoại biên. Tiêu hủy mỡ đƣợc tăng cƣờng gây tái phân bố mỡ trên cơ thể kéo theo thay đổi vóc dáng. Glucocorticoids làm giảm bạch cầu lympho và đơn nhân ngoại biên, và ức chế đáp ứng viêm nhƣng tăng bạch cầu hạt lƣu hành. Glucocorticoids tăng tạo hủy cốt bào và giảm tạo xƣơng mới. Các hệ quả dị hóa của nó lên protein cơ bắp gây bệnh cơ ở bệnh nhân cƣờng thƣợng thận (hypercortisolism). Sự tăng trƣởng tuyến tính ở trẻ em bị kìm lại. Sự tăng sinh và cả chức năng của nguyên bào sợi bị ức chế, sự tổng hợp các thành tố chất nền (matrix) ngoại bào cũng vậy, và hệ quả chung là chậm lành vết thƣơng. Glucocorticoids cũng có tác động lên hành vi, nhƣ làm thay đổi khí sắc, giấc ngủ, và cả nhận thức.
Cortisol cao trong máu kéo dài sẽ gây ra hội chứng Cushing. Một số tiến trình khác nhau có thể gây ra hội chứng Cushing, do đó đôi khi rất khó khăn để xác định đƣợc nguyên nhân chính xác.
U tuyến yên tăng tiết ACTH sẽ gây bệnh Cushing. Triệu chứng lâm sàng có thể kín đáo khi mới khởi phát. Tất cả triệu chứng lâm sàng là hệ quả của tăng quá mức glucocorticoid máu.
Thƣờng gặp nhất là béo phì. Mỡ tích tụ ở thân trên, vùng mặt (mặt tròn nhƣ mặt trăng), cổ (bƣớu mỡ vùng cổ sau và thƣợng đòn), bụng.
Thay đổi da niêm do thiểu sản mô liên kết. Da mỏng lộ các mạch máu dƣới da, dễ bầm tím, nhiều vết nứt da thâm tím.
Mức cortisol máu cao gây chứng rậm lông. Nhiều lông non xuất hiện ở mặt, tay chân. Mặt và thân trên bệnh nhân có nhiều mụn.
Nhiễm nấm nông tái diễn thƣờng gặp do hậu quả suy giảm miễn dịch do cortisol máu cao.
Chứng gai đen (acanthosis nigricans) có thể thấy khi mức glucocorticoid cao làm kháng tác dụng insulin.
Bệnh cơ do teo sợi cơ thƣờng gặp ở 2 chi dƣới trƣớc. Bệnh nhân ban đầu nhận thấy khó khăn khi leo cầu thang và khó đứng lên khi ngồi ghế.
Glucocorticoid máu cao gây đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp.
Bệnh nhân Cushing có tăng huyết áp tâm trƣơng, phù ngoại biên, hạ Kali máu, đái tháo đƣờng type 2, tăng Calci máu, loãng xƣơng... Tất cả triệu chứng đều là do rối loạn chuyển hóa do tăng nồng độ cortisol máu kéo dài.
Hệ sinh dục cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Hầu hết bệnh nhân vô kinh và vô sinh, giảm ham muốn, teo nhỏ buồng trứng.