Vốn xã hội Mạng lƣới xã hội
Sinh kế của ngƣời nhập cƣ Tài sản sinh kế Năng lực nghề nghiệp Hoạt động nghề nghiệp Lòng tin xã hội Sự có đi – có lại
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm công cụ 2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Vốn xã hội
Khái niệm vốn xã hội lần được đầu tiên được nhắc tới vào năm 1916 do nhà giáo dục học người Mỹ Lyda Judson Hanifan đưa ra. Ông dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình. Vốn xã hội, cái có thể thỏa mãn ngay các nhu cầu xã hội của cá nhân và có thể có một tiềm năng xã hội đủ để cải thiện đáng kể điều kiện sống của cả cộng đồng [Woolcock, 1998, tr. 151-208]. Vào những năm 1960, Jane Jacobs có đề cập lại khái niệm vốn xã hội khi mô tả các mối quan hệ trong cuộc sống đô thị. Tuy nhiên, khái niệm vốn xã hội chỉ thực sự trở thành khái niệm khoa học quan trọng
trong tác phẩm “Các hình thức của vốn” của Bourdieu năm 1986 [Bourdieu, 1986].
Vốn xã hội là một hình thức tồn tại của “vốn”, được các cá nhân sử dụng trong nhiều hoạt động. Vốn xã hội tồn tại vô hình nhưng lại có sức mạnh “tiềm tàng”, và nhiều nhà khoa học đã thống nhất cho rằng: thông qua việc sử dụng nó một cách hợp lý thì các giao dịch kinh tế sẽ “giảm chi phí” và diễn ra một cách thuận lợi hơn. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa thông qua sự tương tác giữa các cá nhân. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn.
“Vốn xã hội được xem là một dạng “vốn” được sở hữu bởi các thành viên của một nhóm hay mạng lưới xã hội” [Bourdieu, 1986]. Do vậy, vốn xã hội cũng có những đặc trưng cơ bản của “vốn” như “tích lũy”, “đầu tư” và “sinh lợi”. Tính tích lũy được thể hiện ở chỗ các mối quan hệ xã hội được tạo thành và được tích lũy qua thời gian để tạo thành vốn. Vì vậy, vốn xã hội đòi hỏi phải có một sự đầu tư, ít nhất là về thời gian để duy trì và phát triển các mối quan hệ. Từ đó, các lợi ích vật chất và tinh thần và các cá nhân mong đợi sẽ được sản sinh thông qua sự tương tác giữa các cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, vốn xã hội còn có đặc trưng của một “tài sản công cộng” mà mỗi thành viên của một nhóm hay mạng lưới xã hội có thể tiếp cận được và huy động cho các mục đích riêng của mình. Đây là một đặc trưng để phân biệt vốn xã hội với các loại vốn khác.
Có nhiều tác giả đưa ra các quan điểm về vốn xã hội [Pierre Bourdieu, 1986; James Coleman, 1988; Francis Fukuyama, 2001, 2002; Nan Lin, 1999, 2001; Portes, 1998; Robert Putnam, 1995,…]. Sau đây, chúng tôi xin dẫn lại một số khái niệm tiêu biểu:
- Pierre Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là “tổng hợp các nguồn lực thực tế hoặc tiềm tàng liên quan với việc sở hữu một mạng lưới bền vững, là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong xã hội và bất cứ ai cũng có thể khai thác vốn xã hội nhằm đem lại các lợi ích kinh tế thông thường …” [Bourdieu, 1986, tr. 240-250].
- Theo James Coleman, “vốn xã hội như nguồn lực tồn tại trong mối quan hệ giữa các chủ thể, và được thể hiện thông qua những thay đổi trong mối quan hệ giữa người để tạo điều kiện hoạt động. Giá trị của vốn xã hội được hiểu là nguồn lực mà các chủ thể có thể sử dụng để đạt được lợi ích của họ. Chủ thể thiết lập quan hệ có mục đích và tiếp tục mối quan hệ nếu họ tiếp tục để cung cấp lợi ích” [Coleman,
1988, tr. 98 -116]. Tác giả James Coleman hiểu vốn xã hô ̣i bao gồm những đă ̣c trưng
trong đờ i sống xã hô ̣i như : các mạng lưới xã hội , các chuẩn mực (norms), và sự tin
câ ̣y trong xã hô ̣i (social trust) – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành
đô ̣ng chung với nhau mô ̣t cách có hiê ̣u quả nhằm đa ̣t tới những mu ̣c tiêu chung. - Francis Fukuyama cho rằng, “vốn xã hội là một chuẩn mực chính thức nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Các chuẩn mực cấu thành vốn xã hội có thể là từ một chuẩn mực có đi có lại giữa hai người bạn... Chúng phải được chứng minh trong một mối quan hệ con người thực tế: chuẩn mực có đi có lại tồn tại trong các giao dịch của tôi với tất cả mọi người, nhưng thực chất chỉ trong các giao dịch của tôi với bạn bè của tôi” [Fukuyama, 2001, tr. 7].
- Theo Nan Lin, “vốn xã hội có thể được định nghĩa hoạt động như các nguồn lực gắn với việc tiếp cận hoặc sử dụng mạng lưới xã hội bởi các chủ thể của hành động” [Lin, 2001, tr. 24-25].
- Theo Robert Putnam, “vốn xã hội đề cập đến các kết nối giữa các cá nhân - mạng xã hội và tiêu chuẩn có đi có lại và sự tin cậy nảy sinh giữa họ” [Putnam,
người – đây là những phương tiê ̣n và (những kỹ năng) đào ta ̣o (có tác dụng) làm gia tăng năng suấ t của cá nhân , vốn xã hô ̣i nói tới những khía ca ̣nh đă ̣c trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội , các chuẩn mực , và sự tin cậy (trong) xã hội vốn ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đ ạt đến lợi ích hỗ tương” [Trần Hữu Quang, 2006]. Theo Putnam, truyền hình, internet và công nghệ hiện đại khác dẫn đến tình huống mà mọi người trong xã hội hiện đại không đầu tư vào nguồn vốn xã hội như việc tham gia các tổ chức tự nguyện như công đoàn, các hội nghề nghiệp, nhóm giáo hội,… Nói chung, hầu hết mọi người thích làm các hoạt động đơn độc mà không có sự tham gia của người khác. Họ ít tham gia trong cuộc bầu cử, ít tham dự các cuộc họp công cộng, và nói chung là ít tham gia vào thế giới bên ngoài. Những người tham gia ít hơn trong các hoạt động công cộng, sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau giảm, do đó dẫn đến sự suy giảm của vốn xã hội [Putnam, 1995, 2000].
- Có thể rút ra một số nét chung trong quan điểm của các tác giả trên về vốn xã hội [Nguyễn Tuấn Anh, 2012c, tr. 557-558]:
+ Vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội. + Xem vốn xã hội như một nguồn lực xã hội.
+ Vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích.
+ Vấn đề sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi - có lại.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sẽ sử dụng khái niệm vốn xã hội theo nghĩa như sau: Vốn xã hội bao gồm các thành tố: (1) sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới xã hội; (2) lòng tin xã hội; (3) sự có đi có lại. Vốn xã hội như một nguồn lực quan trọng, được các cá nhân sử dụng, thông qua đó vốn xã hội chuyển đổi thành các loại vốn khác và giúp cho cá nhân tìm kiếm các lợi ích, đặc biệt là lợi ích về mặt kinh tế. Vốn xã hội được người nhập cư sử dụng mang tính đặc thù, ở chỗ mạng lưới xã hội của họ có thể không rộng lớn, sự tin cậy hay tính đối xứng của sự có đi – có lại chưa có nhiều thời gian để tạo dựng… song nhiều người nhập cư đã biết sử dụng các thành tố của vốn xã hội để sinh kế bền vững tại thành thị.
2.1.2. Sinh kế
- Một sinh kế (Livelihood): được hiểu là bao gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai [Chambers and Conway, 1992, dẫn theo Nguyễn Duy Thắng, 2007]. Theo định nghĩa này, các tài sản bao gồm “Vốn tự nhiên” - đất đai, nguồn nước, …; “Vốn vật chất” - công cụ sản xuất, giống, phân bón, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,…; “Vốn tài chính” - tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm, các khoản vay,…; “Vốn con người” - kiến thức, kỹ năng sản xuất, sức khỏe,…; và “Vốn xã hội” - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như các nguồn sinh kế. Các vốn này rất quan trọng đối với người dân vì nó quyết định sự lựa chọn chiến lược sinh kế riêng của họ [Nguyễn Duy Thắng, 2007].
Theo hai tác giả Chambers và Conway, “Sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản
và hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh hoạt. Sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó với và phục hồi từ căng thẳng và các cú sốc và duy trì hoặc tăng cường khả năng và tài sản của mình cả trong hiện tại và trong tương lai, trong khi không phá hoại tài nguyên thiên nhiên” [dẫn theo M. Kollmair and St. Gamper, 2002].
- Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và
xã hội) và các hoạt động kiếm sống cần thiết. Một sinh kế có thể được miêu tả như
là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ [Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2007]. Đây là khái niệm chính về sinh kế mà chúng tôi thống nhất sẽ sử dụng trong suốt quá trình phân tích làm rõ vấn đề của luận án.
Trong toàn bộ nghiên cứu này, sinh kế được hiểu là toàn bộ những thành tố cần thiết cho hoạt động kiếm sống của người nhập cư tại thành thị. Cụ thể đó là: năng lực nghề nghiệp, tài sản sinh kế và hoạt động nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp được xem xét dưới góc độ tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe. Tài sản sinh kế bao gồm hoạt động vay vốn, phương tiện lao động và nguyên liệu sản xuất. Hoạt động nghề nghiệp là những hoạt động tìm việc làm, thay đổi việc làm, hợp tác làm ăn, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Các yếu tố này đóng vai trò giúp
người nhập cư đạt được mục tiêu sinh kế bền vững của họ. Luận án xem xét sinh kế của người nhập cư dưới góc nhìn của vốn xã hội do đó sẽ có mô hình sinh kế bền vững (khung phân tích) riêng, và được trình bày ở phần 2.2.
2.1.3. Người nhập cư
Trước khi tìm hiểu khái niệm người nhập cư, chúng ta tìm hiểu khái niệm di cư, bởi nhập cư là một trong hai yếu tố cấu thành di cư.
- Khái niệm di cư là một yếu tố cấu thành của quá trình phát triển, đây là một quá trình mà theo thời gian, nó còn làm thay đổi bản thân các điều kiện ban đầu đã làm nảy sinh di cư cùng với nhận thức và ý định của bản thân người di chuyển.
+ Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong khoảng thời gian nhất định [Đặng Nguyên Anh, 2007, tr.137].
+ Di cư (Migration): sự di chuyển của một người hay một nhóm người, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình [Richard Perruchoud và Jillyanne Redpath-Cross, 2011].
Trong các khái niệm về di cư, người ta thường quan tâm phân biệt đến hai yếu tố cấu thành là xuất cư và nhập cư, bao gồm sự chuyển đến và chuyển đi khỏi khu vực nào đó.
- Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hay dài. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều. Xuất cư có ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội, nhân khẩu của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi [Đặng Nguyên Anh, 2007, tr. 139].
- Nhập cư là sự di chuyển đến một khu vực hoặc một đơn vị hành chính khác, thậm chí tại một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi
nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo… cũng như xuất cư, nhập cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn đầu đi và đầu đến. Đặc biệt nhập cư có vai trò quyết định trong việc hình thành nên các đơn vị hành chính mới ở một số khu vực còn thưa dân của một quốc gia, cũng như góp phần hình thành dân số của nhiều quốc gia trong lịch sử như Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia, Morixớt [Đặng Nguyên Anh, 2007, tr. 139 – 140].
- Người nhập cư (Immigrant): Một người thực hiện việc nhập cư [Richard Perruchoud và Jillyanne Redpath-Cross, 2011].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khái niệm người nhập cư được dùng để chỉ những người dân nhập cư vào thành phố Vinh. Ngoài ra nghiên cứu này tập trung tìm hiểu lực lượng nhập cư vào thành phố để lao động kiếm sống, phát triển sinh kế. Nghiên cứu này chúng tôi không bàn luận đến nhóm nhập cư là học sinh – sinh viên. Lao động nhập cư chính là những người từ các tỉnh thành khác nhau trong cả nước vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã di cư đến thành phố Vinh sinh sống và làm việc, và trong quá trình này, bản thân họ phải sử dụng nhiều loại nguồn lực hay tài sản. Đặc biệt, chúng tôi chỉ quan tâm nghiên cứu những người nhập cư đến thành phố Vinh từ sau năm 2000. Từ năm 2000 trở về trước theo chúng tôi rất khó thu thập thông tin về quá trình tạo dựng và phát triển sinh kế của họ, do thời gian họ sinh sống tại thành phố Vinh đã khá dài, có thể họ không còn nhớ rõ các chi tiết, ngoài ra có thể họ gần giống với người dân bản địa nhiều hơn.
2.2. Lý thuyết áp dụng
Người nhập cư khi thực hiện quá trình sinh kế tại thành thị cần phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các loại vốn. Tác giả sử dụng lý thuyết Vốn xã hội và lý thuyết Lựa chọn duy lý để lý giải việc lựa chọn, đưa ra các quyết định trong việc sử dụng vốn xã hội cũng như sự tác động của loại vốn này đối với quá trình sinh kế của lao động nhập cư tại thành phố Vinh.
2.2.1. Lý thuyết Vốn xã hội
Tìm hiểu vai trò của vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư dưới góc độ lý thuyết vốn xã hội, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến các nội dung: vốn xã hội (thành tố, hình thức); sinh kế (khái niệm, khung sinh kế bền vững); Trong khung sinh kế bền
vững có năm nguồn vốn khác nhau để có thể thực hiện chiến lược sinh kế và đạt được kết quả sinh kế: vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung làm rõ vai trò của vốn xã hội đối với quá trình sinh kế tại thành thị của người dân nhập cư. Với nội dung này, chúng tôi đề cập đến các mảng: vốn xã hội với tài sản sinh kế; vốn xã hội với năng lực nghề nghiệp và vốn xã hội với các hoạt động nghề nghiệp của người nhập cư.
Vốn xã hội
- Các thành tố của vốn xã hội