Nghề nghiệp Nam Nữ Kiểm định sự khác biệt
về giá trị trung bình (t)
Nông, lâm, thủy sản 1,91 1,95 -0,46**
Công chức, viên chức 1,87 2,23 -2,24
Tiểu, thủ công nghiệp 1,50 2,17 -3,25***
Kinh doanh, buôn bán 2,34 2,25 1,17***
Dịch vụ 1,98 1,86 2,48 Y, dược 1,91 1,98 -1,73** Lao động tự do 2,18 1,59 1,15*** Không việc làm 1,45 1,96 -2,48 Chú thích: ** : p<0,05; ***: p<0,001
[Kết quả khảo sát của luận án]
Nghề nghiệp của nam và nữ nhập cư tại hai phường nghiên cứu phổ biến nhất là kinh doanh, buôn bán. Hình thức kinh doanh, buôn bán phổ biến của người nhập cư khi khảo sát là: bán hàng tạp hóa, bán rau, mở quán photocopy, bán quán ăn, bán quần áo, mở quán sửa chữa điện tử… chủ yếu đây là những loại hình kinh doanh với số vốn nhỏ, lãi ít. Nếu như nghề nghiệp phổ biến thứ hai của nam giới là lao động tự do thì của nữ giới là công chức, viên chức.
Có thể nói lao động tự do cũng là nghề nghiệp được nhiều người nhập cư lựa chọn, vì đây là loại hình việc làm dễ tìm kiếm trong thời gian ngắn. Trong khi đó, công chức viên chức là nghề nghiệp có khá đông người nhập cư tham gia, trong đó đặc biệt là nữ giới. Đây có thể là những công việc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoặc tư nhân. Người lao động có thể được đóng bảo hiểm đầy đủ để bảo đảm được quyền lợi của mình, nhưng cũng có những người nhập cư không đóng bảo hiểm. Người nhập cư làm việc không đóng bảo hiểm có thể do người sử dụng lao động không đóng hoặc bản thân họ chấp nhận không đóng, bởi vì họ muốn tiết kiệm tiền để trang trải thêm cho những chi phí khác cần thiết hơn. Tuy nhiên làm việc không đóng bảo hiểm sẽ gây ra những thiệt thòi cho người lao động nhập cư, như khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động hay khi nghỉ hưu… Những ngành nghề khác như: tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, y dược,… có ít
Người nhập cư có đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ việc làm tại thành phố. Một thể hiện rõ nét là sự tham gia vào các công việc đơn giản, nặng nhọc, nguy hiểm, không được coi trọng, những công việc này rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của đô thị mà người dân thành phố không muốn làm vì ngại hao tổn sức khỏe hoặc không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp và tai nạn: “chị vào Vinh từ mấy năm trước rồi, bán quán ăn cho nhà bác, sau này chị cảm thấy có điều kiện nên chị mở quán ăn riêng, cụ thể là chỗ này, và chị cũng lấy chồng luôn. Ở quê mình kiếm cái gì mà ăn được, quanh năm đầu tắt mặt tối mà có đủ ăn đâu, nên chị vào Vinh, ở nhà bác rồi năm 2009 chị chuyển đến khối 9 đây làm ăn” (Nữ, 25 tuổi, buôn bán, phường Bến Thủy). Bán rong, bốc vác, lái xe ôm, công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh hay buôn bán nhỏ lẻ… thuộc các loại hình công việc mà người nhập cư phải lựa chọn để mưu sinh trong thành phố.
Người nhập cư có trình độ học vấn thấp đến thành phố Vinh có thể tham gia những việc giản đơn, có thể chưa vừa ý, nhưng có thu nhập nhanh trong khi chờ tìm
được việc làm đúng sở trường và thu nhập cao hơn: “Làm thợ phụ hồ thế này vất vả
lắm lại không ổn định, sức khỏe của mình thì không được tốt, nhưng bây giờ mình mới vào thành phố, khó tìm ngay được việc nào tốt hơn, nên mình tạm làm phụ hồ, rồi có điều kiện thì xin việc khác tốt hơn…” (Nam, 20 tuổi, thợ xây, phường Trường Thi). Những lao động nhập cư có trình độ học vấn thấp đã khó khăn trong tìm việc làm thì những lao động có trình độ học vấn cao như cao đẳng, đại học khả năng xin
được việc làm phù hợp với chuyên môn của họ cũng không cao: “…Vợ anh học
khóa 38 ngành sư phạm Công nghệ thông tin của Đại học Vinh, nhưng tốt nghiệp hai năm mà vẫn không xin được vào dạy ở trường nào cả. Lúc trước cũng xin được dạy hợp đồng ở trường cấp 2 Đặng Thai Mai, nhưng sau công việc bấp bênh mà cũng không thể vào biên chế nên anh bàn với vợ nghỉ việc. Sẵn có nghề của vợ nên vợ chồng anh quyết định mở quán photocopy ngay gần trường Đại học Vinh…”
(Nam, 37 tuổi, làm nghề photocopy, phường Bến Thủy).
Về mức độ ổn định trong công việc của người nhập cư, chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước hoặc những người có vốn mở cửa hàng buôn bán là có mức
độ ổn định trong công việc cao. Còn những người làm các nghề khác thì độ ổn định
không bằng: “Cô đã làm hai công việc. Ban đầu, cô bán hàng rau ngoài chợ.
Nhưng bán hàng rau thường phải dậy sáng làm hàng, sau đó cô không bán nữa, sau đó cô bán hàng tạp hóa trong chợ kiếm ít đồng tiêu vặt. Ban đầu tập tành buôn bán nên cô chưa quen khách và chưa có địa điểm bán, lúc bán nơi này, lúc bán nơi khác. Nhưng giờ thì cô đã có nơi bán ổn định…” (Nữ, 42 tuổi, buôn bán, phường Trường Thi). Người nhập cư phải mất một thời gian để tìm việc làm, sau khi tìm được việc làm thích hợp họ cũng phải trải qua một thời gian để có thể làm quen, dần dần ổn định với công việc của mình.
Về thời gian tìm kiếm việc làm đầu tiên, những người nhập cư có trình độ học vấn cao như cao đẳng, đại học hay thạc sĩ có thời gian tìm việc lâu hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn. Cụ thể nhóm này mất trung bình 4 – 6 tháng để xin được việc làm đầu tiên. Điều này được lý giải là do những người có trình độ học vấn thấp như THPT hay THCS họ đã xác định ngay cho mình là sẽ tìm những công việc lao động chân tay, nặng nhọc, vất vả hoặc là mở cửa hàng buôn bán, làm công nhân. Còn những người có trình độ học vấn cao hơn thì mong muốn xin được những công việc ổn định như công chức nhà nước hay vào làm ở các công ty tư nhân đúng với chuyên ngành được đào tạo, tuy nhiên việc xin vào những nơi này rất khó khăn, đặc biệt là vào các cơ quan nhà nước. Do vậy họ mất thời gian để chờ đợi công việc, trong số họ có một số người xin được công việc như ý, nhưng cũng có một số người phải chuyển hướng làm các công việc khác không đúng với trình độ chuyên môn, bằng cấp.
Thu nhập
Thu nhập trung bình của những người nhập cư so với thu nhập của người dân thành thị thực tế không thấp hơn nhiều, thậm chí nhiều người còn ngang bằng. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa người nhập cư và người dân thành thị là về chất lượng cuộc sống. Người dân nhập cư thường phải sống trong những khu nhà thuê chật chội với điều kiện sinh hoạt kém và họ phải trả mức phí cao hơn cho các tiện ích sinh hoạt như điện, nước so với người dân thành thị. Chỉ có một số người nhập
cư đã mua được nhà riêng, đời sống cũng như việc tiếp cận dịch vụ xã hội của những người này cao hơn hẳn những người nhập cư khác, tuy nhiên số lượng này
rất ít: “…Giá nhà trọ ngày càng tăng, hơn nữa điện nước cũng đắt, trước đây điện
là 3000 đồng/số, bây giờ tăng lên 3.500 đồng/số, còn nước thì 15000 đồng/khối. Nhà anh chỉ có mỗi cái nồi cơm điện, 1 cái quạt với cái tivi mà tiền điện gấp đôi tiền điện của nhà chú anh ở nhà riêng, mà nhà chú anh thì có đủ thứ thiết bị điện tử ấy chứ!…” (Nam, 27 tuổi, công nhân, phường Trường Thi).
Kết quả khảo sát về thu nhập trung bình của người nhập cư tại thành phố Vinh cho bảng số liệu sau:
Bảng 3.7: Thu nhập trung bình một tháng của ngƣời nhập cƣ chia theo giới tính
Thu nhập trung bình trong một tháng Nam Nữ Tần số (Người) Tần suất (%) Tần số (Người) Tần suất (%) < 1000.000 đồng 0 0,0 3 1,7 1000.000 đồng - 3000.000 đồng 28 21,4 77 45,6 > 3000.000 đồng - 5000.000 đồng 66 50,4 57 33,7 > 5000.000 đồng - 7000.000 đồng 24 18,3 14 8,3 > 7000.000 đồng - 9000.000 đồng 8 6,1 8 4,7 > 9000.000 đồng 4 3,1 5 3,0 Không có thu nhập 1 0,7 5 3,0 Tổng 131 100,0 169 100,0
[Kết quả khảo sát của luận án]
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy mức thu nhập phổ biến nhất của nam giới nhập cư tại hai địa bàn nghiên cứu là từ >3000.000 đồng – 5000.000 đồng, chiếm đến tận một nửa số người được hỏi lựa chọn với 50,4%. Có thể thấy đây là mức thu nhập trung bình để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của người nhập cư. Trong khi đó ở nữ giới nhập cư tại hai phường có mức thu nhập phổ biến nhất lại là ở mức từ 1000.000 – 3000.000 đồng với 45,6%. Như vậy, chúng ta thấy thu nhập trung bình của nữ giới nhập cư thấp hơn so với nam giới nhập cư. Nam giới có nhiều lợi thế về sức khỏe, tâm sinh lý, khả năng nhạy bén, linh hoạt, di chuyển trong công việc,… cho nên họ có cơ hội nâng cao thu nhập cũng như thăng tiến hơn nữ giới.
Mức thu nhập chiếm tỷ lệ thấp nhất ở cả nam và nữ là <1000.000 đồng, đây là mức thu nhập quá thấp, khó có thể đảm bảo một cuộc sống với đầy đủ các nhu
cầu cơ bản của người nhập cư. Những người có mức thu nhập này là những người có việc làm bán thời gian, không ổn định và luôn có mong muốn thay đổi việc làm để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đặc biệt mức thu nhập cao từ >7000.000 đồng – 9000.000 đồng và > 9000.000 đồng chiếm tỷ lệ ít ở cả nam giới và nữ giới, đây cũng là điều dễ hiểu, vì đây là mức thu nhập mà ít người nhập cư có thể có. Những người có mức thu nhập này thường là những người kinh doanh buôn bán hoặc là những người một lúc từ hai việc làm có thu nhập trở lên. Với mức thu nhập cao như vậy những người nhập cư này không chỉ có đủ chi phí trang trải cho cuộc sống mà còn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Nhà ở
Người dân Việt Nam luôn quan niệm “an cư lạc nghiệp”, có chỗ ăn ở ổn
định thì mới yên tâm làm ăn. Đối với người nhập cư nói chung và người nhập cư tại thành phố Vinh nói riêng, nhà ở là vấn đề được họ rất quan tâm, có nơi ở ổn định sẽ đảm bảo cho họ yên tâm sinh kế lâu dài. Nhiều người cho biết họ gặp không ít khó khăn khi tìm nhà ở tại thành thị. Trong khoản thu nhập hàng tháng của người nhập cư thì nhiều người trong số họ phải trích ra một khoản để chi phí cho nhà ở.
Bảng số liệu sau cho chúng ta thấy loại hình nhà ở phổ biến của người nhập cư chia theo giới tính:
Bảng 3.8: Loại hình nhà ở của ngƣời nhập cƣ chia theo giới tính
Loại hình nhà ở Nam Nữ Tần số (Ngƣời) Tần suất (%) Tần số (Ngƣời) Tần suất (%) Phòng trọ 73 55,7 98 58,0 Nhà cấp bốn bán kiên cố 16 12,2 16 9,5 Nhà cấp bốn kiên cố 25 19,1 28 16,6 Nhà chung cư 4 3,1 4 2,4 Nhà 2 tầng 8 6,1 20 11,8 Nhà 3 tầng trở lên 5 3,8 3 1,8 Tổng 131 100,0 169 100,0
[Kết quả khảo sát của luận án]
Loại hình nhà ở phổ biến nhất của nam và nữ nhập cư tại hai phường nghiên cứu là phòng trọ, nam giới là 55,7%, nữ giới là 58,0%. Dù mức độ tiếp cận với dịch vụ điện, nước không quá khó khăn nhưng thực tế với người nhập cư, đặc biệt là
này phụ thuộc vào cách tính định mức và tùy vào thỏa thuận với chủ nhà trọ. Loại hình nhà ở chiếm tỷ lệ cao thứ hai của người nhập cư tại hai phường của thành phố Vinh là nhà cấp bốn kiên cố (nam giới 19,1% và nữ giới 16,6%), loại nhà này có ba trường hợp: người nhập cư ở nhờ nhà người thân quen, người nhập cư thuê ở, số ít còn lại là sở hữu của họ. Loại nhà ở cấp bốn bán kiên cố và nhà 2 tầng có tỷ lệ người nhập cư ở tương đương nhau. Đặc biệt nhà chung cư và nhà 3 tầng trở lên có tỷ lệ người nhập cư ở thấp nhất. Chất lượng nhà ở của người nhập cư tại hai phường chưa cao, chủ yếu là thuê phòng trọ, những người được ở nhà kiên cố không nhiều.
Ngoài ra, trong số những người nhập cư được khảo sát thì chỉ có khoảng 1/4 số người có sở hữu nhà ở (22,1% ở nam giới, 29,0% ở nữ giới). Trong khi đó có tới 1/3 số người phải thuê nhà ở (68,7% ở nam giới và 66,3% ở nữ giới), những người này chủ yếu thuê nhà ở của tư nhân, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ thuê của nhà nước. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ những người nhập cư ở nhờ gia đình, họ hàng và bạn bè (9,2% ở nam giới và 4,7% ở nữ giới). Như vậy người nhập cư tại thành phố Vinh có sở hữu nhà riêng rất ít, họ chủ yếu đi thuê trọ hoặc ở nhờ nhà người thân quen.
Phương tiện đi lại
Một yếu tố mà tác giả cũng muốn bàn luận đến trong các đặc điểm sinh kế chính là phương tiện đi lại của người dân nhập cư. Đây là một loại tài sản quan trọng của người nhập cư, loại tài sản này phục vụ không nhỏ cho sinh kế của họ. Khi thu thập thông tin về phương tiện đi lại chính, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9: Phƣơng tiện đi lại chính của ngƣời nhập cƣ chia theo giới tính
Phƣơng tiện đi lại chính
Nam Nữ Tần số (Người) Tần suất (%) Tần số (Người) Tần suất (%) Xe đạp 5 3,8 26 15,4 Xe máy 120 91,6 123 72,8 Ô tô riêng 4 3,1 3 1,8
Phương tiện công cộng 0 0,0 1 0,6
Đi bộ 2 1,5 16 9,5
Tổng 131 100,0 169 100,0
Bảng trên cho chúng ta thấy về phương tiện đi lại chính của người nhập cư chia theo giới tính. Phương tiện sử dụng phổ biến nhất của cả nam và nữ là xe máy. Đặc biệt tỷ lệ nam giới sử dụng xe máy là phương tiện đi lại chính cao hẳn so với nữ giới (91,6% so với 72,8%). Phương tiện công cộng là phương tiện mà cả nam giới và nữ giới đều ít sử dụng cho việc đi lại nam giới không có người nào lựa chọn, nữ giới chỉ có 1 người lựa chọn, chiếm chưa đến 1,0% (0,6%), di chuyển tại thành phố Vinh. Không giống các thành phố lớn khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ở thành phố Vinh không chỉ người nhập cư mà nhiều người dân ở đây ít sử dụng phương tiện công cộng (điển hình là xe bus) để đi lại trong thành phố. Bởi vì phạm vi nội thành của Vinh khá nhỏ, xe bus hoạt động số chuyến ít, không đi khắp các đường phố của Vinh mà chủ yếu phục vụ các tuyến đi các huyện và tỉnh lân cận.
Ô tô riêng là phương tiện của những người có thu nhập cao, kinh tế khá giả, khi phỏng vấn ở cả hai phường thì tỷ lệ người nhập cư sử dụng phương tiện này ở nam giới cao hơn nữ giới (3,1% so với 1,8%). Điều này có thể lý giải từ việc nam giới có thu nhập cao hơn nữ giới, công việc của nam giới cần sự di chuyển nhiều hơn nữ giới. Những người có phương tiện đi bộ và đi xe đạp là những người có thu nhập, thấp hơn. Và điểm đáng chú ý là ở cả hai địa bàn nghiên cứu tỷ lệ nữ giới sử dụng hai loại phương tiện xe đạp và đi bộ cao hơn nhiều so với nam giới. Tỷ lệ nam giới đi bộ là 1,5% và đi xe đạp là 3,8%, còn nữ giới cao hơn khi tỷ lệ người đi bộ là 9,5% và xe đạp là 15,4%. Điều này có thể giải thích bằng lý do nữ giới có thu nhập thấp, kém năng động hơn nam giới. Bên cạnh những người sử dụng hai loại phương tiện này do kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, không có điều kiện chọn loại phương