Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.1

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố vinh, nghệ an ( nghiên cứu trường hợp phường bến thủy và phường trường thi,thành phố vinh, nghệ an) (Trang 102 - 120)

Bác Minh Họ hàng Cháu họ Con gái Chủ đất Hàng xóm Anh Huy Bạn

Mô hình trên minh họa mạng lưới xã hội của ông Lê Văn Minh đã sử dụng trong việc vay vốn nhằm phát triển sinh kế, mạng lưới này là những người thân quen của ông, bao gồm: họ hàng, cháu họ, bạn bè, hàng xóm, từ đó ông đã kết nối với những người khác để đạt được lợi ích: chủ đất, anh Huy.

Qua câu chuyện của ông Lê Văn Minh chúng ta thấy rằng người nhập cư đã sử dụng vốn xã hội một cách có hiệu quả trong hoạt động vay vốn. Ông Minh đã

nhờ đến sự trợ giúp của họ hàng, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Trước tiên,

ông Minh đã vận dụng thành tố lòng tin với những người trong và ngoài mạng lưới

xã hội của mình. Khi mới chuyển xuống thành phố Vinh ông đã nhờ họ hàng bên nhà vợ ông tìm giúp một mảnh đất hợp lý để ông mua. Việc vay vốn để mở cửa hàng tạp hóa ông Minh càng thể hiện rõ hơn nữa vai trò của vốn xã hội. Ông đã vay được của người cháu họ 20 triệu đồng tiền mặt mà không cần thế chấp tài sản, không cần trả lãi cũng như viết giấy vay nợ. Việc trả tiền người cháu họ cũng không quy định thời gian cụ thể mà để ông Minh tự trả dần dần. Điều này

cho thấy ông Minh sử dụng mạng lưới xã hội của mình, tức là một người cháu họ

bên đằng vợ ông để vay vốn. Giữa người cháu họ và ông Minh đã có sự tin

tưởng rất cao, người cháu có lòng tin với ông Minh rằng khi có đủ tiền ông sẽ

thanh toán đầy đủ cho mình. Lòng tin được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ họ

hàng giữa anh và vợ ông Minh.

Tiếp đến, ông Minh tiếp tục sử dụng lòng tin để xin việc cho con gái mình bằng việc ông đã mượn sổ đỏ của người yêu con gái mình là anh Huy, mà không cần thế chấp hay giấy tờ vay mượn. Ở đây, anh Huy đã rất tin tưởng nhà ông Minh mới cho ông Minh mượn sổ đỏ mảnh đất do anh đứng tên sở hữu, đây là một tài sản lớn, và khi vay ngân hàng thì được số tiền 150 triệu đồng. Ông Minh không sử dụng mối quan hệ quen biết trực tiếp của ông, mà con gái ông nhờ người yêu của chị giúp. Như vậy, vốn xã hội có tính chất bắc cầu. Con gái ông Minh đã sử dụng mối quan hệ xã hội của chị. Và người yêu chị đã tin tưởng cho gia đình ông Minh mượn sổ đỏ. “Vốn xã hội được xây dựng trên cơ sở các cá nhân cùng chia sẻ những chuẩn mực và quy tắc để tạo ra sự tin cậy lẫn nhau trên cơ sở “tôi tin anh vì tôi tin bạn tôi,

người đã giới thiệu anh với tôi” hay “bạn của bạn cũng là bạn của mình”. Sự tin cậy

này cho phép các cá nhân quan hệ và hợp tác với nhau để tạo ra các mạng lưới xã hội

[Nguyễn Duy Thắng, 2007, tr. 38].

Cuối cùng, cũng chính lòng tin sự có đi – có lại đã giúp ông Minh kinh doanh thuận lợi. Khi buôn bán ở hiệu tạp hóa, mỗi lần thiếu vốn để lấy hàng hóa thì ông Minh lại vay mượn của hàng xóm, láng giềng để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong kinh doanh. Số tiền vay mượn của ông Minh có thể lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà ông lấy. Các khoản vay này có khi thì ông phải trả lãi, có khi

không, thậm chí ông còn không cần phải có tài sản thế chấp. Ngoài việc tồn tại lòng

tin giữa ông Minh và những người họ hàng, bạn bè cho ông vay vốn thì giữa ông

Minh và những người này còn tồn tại quan hệ có đi – có lại. Bằng chứng là khi về

quê ông Minh đã mang về những món quà ngon ở quê để mang biếu những người này, như một sự cảm ơn những khi họ cho mình vay vốn để làm ăn.

Trên đây, mới chỉ đề cập đến mặt tích cực trong quá trình tác động của vốn

xã hội đối với hoạt động vay vốn. Ngoài ra, còn có mặt trái hay còn gọi là tiêu cực

trong sự tác động này. Qua tìm hiểu có những trường hợp người nhập cư không thể vận dụng vốn xã hội để vay vốn, hoặc việc quá tin tưởng, đặt lòng tin vào người

khác dẫn đến những hệ quả không mong muốn trong việc cho vay vốn: “Hồi đầu

mới chuyển vào Vinh, chị cần tiền để mở quán bán hàng ăn… Nhưng không vay được ở đâu cả. Ngân hàng người ta không cho vay vì không có tài sản thế chấp, không có hộ khẩu ở Vinh. Gia đình, bạn bè, họ hàng thì người không có tiền, người có thì họ lấy lý do này nọ không cho vay… Cuối cùng chị phải đi bán rau một thời gian dài, để gom góp vốn… Sau mấy năm làm ở Vinh chị tiết kiệm được 20 triệu, tính để dành khi có việc cần… Cách đây 2 năm, anh Long – anh họ của chị vay số tiền đó bảo là cần tiền để mua gỗ nguyên liệu vì anh ta làm thợ mộc. Khi chị cần tiền, hỏi thì anh ta cứ khất mãi. Lãi mình đã không lấy rồi, bây giờ đòi anh ta cũng không chịu trả… Bây giờ muốn sửa lại quán này cũng không có tiền…” (Nữ, 28 tuổi, bán hàng ăn, phường Bến Thủy). Chúng ta có thể mô hình quá câu chuyện này như sau:

Sơ đồ 4.2: Mô hình hóa câu chuyện thất bại của việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động vay vốn

Sơ đồ trên mô hình hóa câu chuyện của chị Thu1

liên quan đến việc chị sử dụng vốn xã hội không thành công trong việc vay vốn và cho vay. Đầu tiên vốn xã hội với gia đình, họ hàng, bạn bè của chị không đủ để chị có thể vay vốn, triển khai hoạt động kinh doanh, khiến cho quá trình sinh kế của chị tại thành phố Vinh trở nên khó khăn. Tiếp đến, chị đặt lòng tin “nhầm chỗ”, cho người anh họ tên Long vay 20 triệu, đến khi chị cần số tiền này để đầu tư kinh doanh cũng khó lấy lại. Như trên đã phân tích trong hoạt động vay vốn, người nhập cư có sử dụng các yếu tố

mạng lưới xã hội, lòng tin cũng như sự có đi – có lại của vốn xã hội. Trong đó, lòng

tin đóng vai trò như một yếu tố quan trọng nhất. Song, chính việc đặt quá nhiều

niềm tin vào người khác hay không đủ sức tạo dựng sự tin tưởng từ người khác mà nhiều khi người nhập cư gặp khó khăn, và lúc này thay vì trợ giúp cho quá trình sinh kế, vốn xã hội trở thành rào cản. Nếu như vốn xã hội giúp cho người lao động nhập cư vay vốn, góp phần hữu ích cho hoạt động sinh kế thì ngược lại vốn xã hội cũng là nhân tố khiến cho người nhập cư gặp khó khăn.

Chị Thu Anh Long Bạn Họ hàng Gia đình

Tóm lại, người dân nhập cư tại thành phố Vinh đã vận dụng khá thành công

vốn xã hội mà cụ thể là các thành tố của nó như: mạng lưới xã hội, lòng tin xã hội,

sự có đi – có lại để tham gia các hình thức góp vốn như “phường – hội”, vay vốn, cho vay,… Đáng chú ý, nguồn vay vốn chủ yếu của họ là từ người thân, họ hàng – là nhóm sơ cấp, họ khó tiếp cận các nguồn khác, nhất là từ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh mặt tích cực, thì ít nhiều vốn xã hội cũng có những tác động tiêu cực do tính hai mặt của nó. Việc tin tưởng vào người khác, khiến một số người cho vay vốn và lâm vào tình trạng không đòi được nợ. Cho nên, thay vì hỗ trợ thì vốn xã hội trong trường hợp này lại cản trở quá trình sinh kế của người nhập cư.

4.1.2. Các phương tiện được sử dụng trong lao động

Các phương tiện được sử dụng trong lao động, sản xuất của người nhập cư là những vật dụng cần thiết đối với hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán của họ. Mỗi loại hình nghề nghiệp người nhập cư lại cần đến loại phương tiện lao động khác nhau. Các phương tiện có thể kể đến như: phương tiện đi lại, mặt bằng kinh doanh, máy móc sản xuất, phương tiện liên lạc, thiết bị điện tử… Nhiều người nhập cư gặp khó khăn trong việc mua sắm, sở hữu các loại tài sản cần thiết để sử dụng trong hoạt động làm ăn, buôn bán, lao động, bởi lẽ thu nhập thấp cộng với việc phải chi trả nhiều khoản phí cho cuộc sống nên họ đã không còn tiền dôi dư để mua sắm tài sản phục vụ sinh kế. Thiếu những loại tài sản này sẽ cản trở quá trình sinh kế của họ tại thành thị.

Trước tiên, người nhập cư sử dụng sự trợ giúp của người thân quen trong

mạng lưới xã hội của họ, cùng với nó là lòng tin xã hội để có thể được cho, mượn

hay bán lại với giá thấp các phương tiện lao động hữu ích: “Tất cả sự giúp đỡ đều

nhờ chị em của cô. Từ mua đất, rồi sắm sửa các đồ sinh hoạt trong nhà, rồi sửa nhà thì đều các chị em lo hết. Ngoài ra, khi cô mở quán photocopy này các chị em đã góp các vật dụng cần thiết như bàn ghế cũ, ấm chén, mua tặng máy tính, góp tiền mua máy in…Sáu chị em thương nhau và đùm bọc lẫn nhau. Rất hiếm có gia đình tình cảm của chị em như gia đình cô. Chỉ một cuộc điện thoại là các em góp tiền lo cho cô ngay.” (Nữ, 45 tuổi, chủ quán photocopy, phường Bến Thủy). Có thể thấy,

nhiều người nhập cư đã ý thức được sự cần thiết của các loại phương tiện lao động đối với sinh kế của họ nên ngay khi nguồn vốn tài chính, vốn vật chất không đủ để họ mua sắm thì họ đã vận dụng đến các thành tố của vốn xã hội để “giảm trừ chi phí”.

Ngoài ra, phương tiện đi lại cũng được người nhập cư quan tâm và tìm cách sở hữu để phục vụ cho sinh kế. Trong các phương tiện đi lại, phải kể đến xe máy. Đây là là phương tiện phổ biến của người Việt Nam hiện nay vì sự tiện lợi, nhanh chóng và giá thành phải chăng của nó. Trong số những người đi lại bằng phương tiện xe máy có người vừa mới vào thành phố Vinh, đã có việc làm nhưng thu nhập thấp, không ổn định, song họ lại cần xe máy để đi lại, thuận tiện cho công việc, do vậy có một số người trong số họ đã nhờ đến sự trợ giúp của người thân, họ hàng,

bạn bè. Sự trợ giúp đó bằng cách cho mượn xe hoặc cho vay tiền để mua xe: “Cái

xe này là chị mượn của anh trai, thấy chị đi xe đạp và chỗ làm xa nên anh cho mượn, chứ chị chưa có tiền mua” (Nữ, 24 tuổi, công nhân, phường Trường Thi).

Rất nhiều trường hợp cho thấy người nhập cư đã vận dụng hiệu quả thành tố

mạng lưới xã hội cũng như lòng tin xã hội để có thể được cho mượn, sang tên, các

loại phương tiện lao động thiết yếu kể trên: “Chị ra Vinh cũng 10 năm rồi. Mới đầu

chị bán quần áo với bác chị, sau bác bị bệnh, sức khỏe yếu, không đi lại nhiều được nên bác sang tên sạp hàng này cho chị. Chị nhận cửa hàng cũng như được bác truyền lại cho các mối khách quen, các đầu mối nhập hàng rẻ đẹp, cách lên giá quần áo, cách bán để có thể cạnh tranh với các sạp khác. Đến nay, chị bán đã được 3 năm rồi, nhưng cũng chưa thanh toán hết số tiền còn nợ bác. Có đến chơi thì bác lại bảo khi nào có đưa cũng được… (Nữ, 37 tuổi, bán quần áo, phường Bến Thủy).

Qua trích đoạn phỏng vấn chị Sen1 – là người bán quần áo trong chợ Đại

học, đây là chợ thuộc phường Bến Thủy, chị được người bác ruột chuyển nhượng lại cửa hàng quần áo với số tiền 30.000.000 đồng. Theo chị, đây là số tiền rẻ so với mặt bằng của thị trường. Từ khi chuyển nhượng đến nay đã được 3 năm nhưng chị Sen vẫn chưa trả hết tiền cho bác. Như vậy, chúng ta thấy rằng giữa chị Sen và bác

của chị đã tồn tại sự tin tưởng lớn, khi bác sang tên cửa hàng quần áo cho chị với số tiền rẻ hơn giá thị trường, lại cho chị nợ trong thời gian dài, không cần giấy tờ, hợp

đồng hay tài sản thế chấp. Có được sự tin cậy cao nên người bác của chị Sen đã

không quan tâm tới các yếu tố khác như giấy tờ, hợp đồng chuyển nhượng, tài sản thế chấp, thời gian trả nợ,…

Sự tin cậy mà bác họ dành cho chị Sen được tạo dựng bởi các yếu tố: chị là con của em trai bác – nghĩa là giữa chị và bác có quan hệ họ hàng thân thiết, tiếp nữa chị Sen đã bán hàng cho bác 7 năm, đây là thời gian thử thách để bác kiểu rõ tính cách, con người chị. Do vậy, bác đã tạo điều kiện cho chị, khi chuyển nhượng cho chị một tài sản không nhỏ - mặt bằng cửa hàng cùng toàn bộ hàng hóa, vật dụng trong quán, ngoài ra bác còn truyền đạt lại cho các kinh nghiệm làm ăn buôn bán, các mối nhập hàng cũng như các mối khách mua hàng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chị Sen không những có được tài sản cần thiết cho sinh kế mà còn có được nền tảng tiên quyết về mối nhập hàng và mối khách tiêu thụ hàng cho sự thành công trong việc buôn bán, góp phần tạo dựng sinh kế bền vững tại thành phố Vinh của chị hiện nay.

Ngoài ra, thành tố sự có đi – có lại cũng được người dân nhập cư vận dụng.

Nó giúp họ xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội của họ. Các hoạt động mượn, xin, sang tên các phương tiện lao động sẽ tồn tại một cách lâu dài nếu có yếu tố có đi – có lại: Anh bạn cho mình mượn xe máy để đi làm, nhưng anh ấy làm xa, bố mẹ già ở nhà. Nên khi có việc chi từ mua sắm hay công cán gì mà anh ấy gọi thì mình lại lên phụ giúp hai bác”. (Nam, 27 tuổi, công nhân, phường Trường Thi). Nghĩa là việc cung ứng các phương tiện lao động không đến từ một phía, mà các cá nhân có thể dùng các phương tiện khác hay sự trợ giúp khác để “đáp trả”, nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội một cách lâu dài, vững bền, và quan hệ xã hội này lại có thể được sử dụng vào mục đích khác nữa trong quá trình sinh kế.

Lao động nhập cư tại thành phố Vinh đã nhờ vốn xã hội để có thể sỡ hữu các phương tiện được sử dụng trong lao động. Song có những người vốn xã hội chưa đủ mạnh để họ có thể vận dụng, hơn nữa nhiều khi chính các thành tố của vốn xã hội

nhập cư: “Anh có hai cái xe máy, nên bạn anh mượn 1 cái để đi làm. Đợt đầu năm bạn anh báo là làm mất đăng ký xe máy của chiếc xe này. Mà khổ nỗi anh chưa sang tên đổi chủ, người anh mua cũng không phải chủ gốc của nó. Nên bây giờ thành ra muốn làm lại đăng ký xe rất mất công, thủ tục phức tạp. Anh bảo bạn anh làm nhưng nó cứ mặc kệ, trong khi xe thì nó vẫn mượn đi…” (Nam, 35 tuổi, nhân viên kinh doanh, phường Trường Thi). Việc đặt niềm tin vào người bạn của mình đã khiến cho người lao động trong trường hợp này đã bị mất giấy tờ xe, và việc làm lại không phải dễ dàng. Còn một số trường hợp khác như cho người thân mượn phương tiện, máy móc lao động thì người thân làm mất hoặc không trả,… chính yếu có lòng tin, sự có đi – có lại giữa những cá nhân trong và ngoài mạng lưới xã hội lại đem đến những bất trắc, rủi ro không đáng có cho người nhập cư.

Như vậy, người dân nhập cư tại thành phố Vinh đã vận dụng các thành tố của vốn xã hội để mua sắm hay mượn các phương tiện phục vụ cho hoạt động nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố vinh, nghệ an ( nghiên cứu trường hợp phường bến thủy và phường trường thi,thành phố vinh, nghệ an) (Trang 102 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)