Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Các nghiên cứu kể trên đã đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội - một
dạng của vốn xã hội - đối với nhập cư, tuy nhiên lại nhìn nhận về vai trò của mạng
lưới xã hội đối với cả quá trình nhập cư nói chung, chứ chưa đi sâu vào từng giai đoạn, từng mặt trong sinh kế của người nhập cư. Ngoài ra, có một số nghiên cứu bàn về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sinh kế. Vốn xã hội là nguồn lực xã hội cần thiết để phát triển sinh kế, đặc biệt là sinh kế bền vững của người dân. Song các nghiên cứu đã bàn ở trên đây chưa quan tâm tới mối quan hệ giữa hai yếu tố này của người nhập cư.
Trên cơ sở nắm rõ các chiều cạnh mà những nghiên cứu đi trước chưa đề cập đến, tác giả luận án sẽ hướng đến tìm hiểu về các loại hình sinh kế chính của người dân nhập cư tại địa bàn thành phố Vinh. Bên cạnh đó, chỉ rõ các đặc điểm cơ bản về
vốn xã hội của họ như: sự kết nối thành mạng lưới xã hội, lòng tin xã hội, sự có đi –
có lại.
Tiếp đến, luận án hướng đến làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội đối với quá trình sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh. Người nhập cư gặp rất nhiều rủi ro, thách thức khi chuyển đến và kiếm sống tại thành thị, do đó để có thể thực hiện sinh kế bền vững họ phải sử dụng rất nhiều loại vốn: vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn văn hóa. Và trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tìm hiểu quá trình chuyển đổi từ vốn xã hội sang các loại vốn trên nhằm hỗ trợ cho việc mua sắm tài sản sinh kế, nâng cao năng lực nghề nghiệp và triển khai các hoạt động nghề nghiệp. Luận án sử dụng các số liệu định lượng để khái quát thông tin.
Đặc biệt, còn có thêm thông tin định tính thông qua phỏng vấn sâu thể hiện bằng các trích đoạn phỏng vấn. Bên cạnh đó tác giả kèm thêm những câu chuyện về các
cá nhân điển hình với tiến trình họ sử dụng các hình thức của vốn như vốn co cụm
vào trong, vốn vươn ra bên ngoài cũng như các thành tố mạng lưới xã hội, lòng tin, sự có đi – có lại để chuyển đổi sang các loại vốn khác, nhằm hỗ trợ, cải thiện cho quá trình xây dựng và phát triển sinh kế của bản thân.
Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong nghiên cứu là xác định vai trò của nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp trong việc trợ giúp người nhập cư đối với các hoạt động, lĩnh vực cụ thể của quá trình sinh kế. Xem xét giữa hai nhóm: gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp, hàng xóm, các tổ chức chính trị - xã hội, nhóm nào hỗ trợ người nhập cư nhiều nhất? Qua đó khẳng định thêm nữa vai trò thiết yếu của mối quan hệ trong gia đình. Người nhập cư không chỉ cần đến gia đình để nhờ cậy trợ giúp mà còn vận dụng các mối quan hệ xã hội từ những người thân của mình để tiếp cận các lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế.
Cuối cùng, luận án muốn đề cập đến phần chính sách cho người nhập cư. Bên cạnh những chính sách về mặt kinh tế như tạo việc làm, hỗ trợ về nhà ở, cải thiện chính sách đăng ký hộ khẩu thường trú, làm thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh… thì tác giả cũng muốn đem đến cái nhìn mới cho các nhà quản lý, cần quan
tâm hơn nữa đến vai trò hỗ trợ của các mạng lưới xã hội đối với người nhập cư
không chỉ ở thành phố Vinh mà ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những chính sách về mặt xã hội một cách thiết thực để người nhập cư khắc phục được những khó khăn, rào cản và đóng góp nhiều hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của thành thị.
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án Vốn Vốn xã hội Mạng lƣới xã hội
Sinh kế của ngƣời nhập cƣ Tài sản sinh kế Năng lực nghề nghiệp Hoạt động nghề nghiệp Lòng tin xã hội Sự có đi – có lại