3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của thành phố.
Ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định phương hướng phát triển bền vững, ưu tiên phát triển du lịch biển, núi là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao ở trong nước và khu vực.
Với mục tiêu là đến năm 2020 đón được 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hằng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 18%, doanh thu tăng bình quân 23%, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố đã đưa ra các giải pháp như sau:
Xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn. Thực hiện chiến dịch truyền thông trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và phát triển du lịch.
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao; thúc đẩy hoàn thành các dự án về du lịch đã được phê duyệt.
Tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển mạnh quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn và các dự án du lịch ven biển, hình thành phố du lịch Bạch Đằng và khu mua bán hàng lưu niệm tập trung. Bổ sung sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du lịch văn hóa, chú trọng đầu tư phát triển Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng.
Đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Liên kết để tạo sức mạnh trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa 3 địa phương Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; liên kết 7 tỉnh duyên hải miền Trung và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức du lịch ngoài nước nhằm nâng cao vị thế du lịch Đà Nẵng trên trường quốc tế.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch.
Xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đến năm 2020, 70 - 75% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chuyên môn sâu về du lịch.
3.1.2.Định hướng phát triển du lịch của doanh nghiệp tại điạ phương.
Định hướng phát triển đầu tư.
Tăng cường đầu tư đào tạo về nguồn nhân lực tại khách sạn để hoàn thiện nhân viên khách sạn được đào tạo một cách bài bản hơn. Trong xu thế hội nhập thì đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngày càng cao, đặc biệt là việc giao tiếp ngoại ngữ.
Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ các trang thiết bị trong các bộ phận, kịp thời thay mới và sửa chữa không để xảy ra sự cố mới mang đi bảo trì, bảo dưỡng.
Định hướng quảng bá tiếp thị
Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước với nhiều hình thức phong phú như ấn phẩm, tài liệu giới thiệu, giới thiệu trên web của khách sạn.
Tiếp tục giữ vững thị trường du khách quốc tế làm mục tiêu, đồng thời đẩy mạnh hướng đến thị trường tiềm năng là khách nội địa.
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch.
Nâng cao công suất sử dụng phòng của khách sạn lên khoảng 75% - 85%.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên làm phòng và mức thu nhập cho người lao động, nhằm kích thích tinh thần làm việc góp phần đạt hiệu quả cao trong công việc.
Nâng cao chất lượng dịch vụ cả ở người lẫn cơ sở vật chất, làm mới các hình thức và nội dung tổ chức các chương trình sự kiện vào các ngày lễ lớn trong năm như: Tết Nguyên Đán, Giao thừa, 30/4 – 1/5,…
3.2.Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo nhân sự tại bộ phận nhà hàng trong khách sạn Brilliant
Dựa vào các quan điểm hoàn thiện chương trình đào tạo nhân sự của em tại nhà hàng trong khách sạn Brilliant, em xin được đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo nhân sự: