Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.4. Đẩy mạnh chỉ đạo việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học –
Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của KH – CN, nhất là công nghệ sinh học đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống và sản xuất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xác định rõ vị trí then chốt của KH – CN trong sự nghiệp phát triển KT – XH, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển và ứng dụng KH – CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển KT – XH, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng KT – CN vào sản xuất, trong đó ưu tiên hàng đầu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điều này được thể hiện rõ trong các văn bản mà Tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh ban hành trong những năm qua, trọng tâm là các Nghị quyết, chương trình và kế hoạch như : Chương trình số 01-CTr/TU, ngày 11/01/2006; Kế hoạch số 77-KH/TU, ngày 07/07/2009; Nghị quyết số 43/2011/NQ- HĐND ngày 22/12/2011; Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 18/05/2012; Chương trình số 26-CTr/TU, ngày 12/04/2013… (xem cụ thể ở mục ưu điểm thứ năm).
Những chủ trương, chính sách này đưa vào thực tiễn tạo ra những chuyển biến quan trọng trong việc phát triển KTNN ở Đắk Lắk; Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, các biện pháp canh tác mới, đầu tư thâm canh chuyên sâu, quản lý nguồn nước, dịch bệnh… được áp dụng rộng rãi ở các địa phương trong tỉnh. Nhờ vậy, làm xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao, được các doanh nghiệp và các hộ nơng dân tích cực đầu tư phát triển sản xuất, khiến cho nền nông nghiệp của tỉnh từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, trình độ sản xuất trong nông nghiệp được nâng lên.
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ở Đắk Lắk vẫn chủ yếu dựa vào việc tăng diện tích và số lượng, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích cịn thấp, chưa hình thành được các khu nông
nghiệp công nghệ cao. Các loại giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu, vật tư nông nghiệp phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài khiến giá thành sản xuất cao; diện tích đất nơng nghiệp lớn nhưng lại phân tán, chưa hình thành được các vùng chuyên canh lớn nên việc đầu tư ứng dụng KH – CN vào sản xuất, chế biến, bảo quản nơng sản cịn hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, chưa có biện pháp phịng ngừa thích hợp… Nguyên nhân cơ bản là do việc đầu tư ứng dụng KH – CN vào sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, các kết quả KH – CN, nhất là những sản phẩm công nghệ cao mặc dù có nhiều, nhưng việc đánh giá, thử nghiệm và xây dựng mơ hình ứng dụng cho từng vùng chưa được thực hiện rộng rãi, chưa tạo được bước đột phá trong việc thay đổi thói quen và tập quán canh tác của người dân.
Bài tốn nan giải đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền tỉnh lúc này là phải tìm ra giải pháp hiệu quả, thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo lợi ích xã hội và mơi trường sinh thái.
Để có được một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh..., trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trước mắt cần chú trọng những việc làm sau:
Tập trung cải tạo cây trồng, vật ni, tạo các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao; phát triển tiềm lực KH – CN bằng cách không ngừng phát huy nội lực, kết hợp với chuyển giao khoa học – công nghệ từ nước ngoài để chọn được những loại giống cây trồng, vật ni có hiệu quả cao; đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ; xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin... biến nó thành nơi tập trung những tiến bộ khoa học – công nghệ mới, những sáng tạo mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới, từ
đó, nhân rộng để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tri thức.
Để đạt được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực khoa học – công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nơng, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ cũng như các cơ quan chuyển giao, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ ở nông thơn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học – kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết hữu cơ giữa khoa học – kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển KT - XH ở nông thôn.
Cần tăng cường hướng dẫn để nơng dân hiểu và nắm rõ quy trình đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng và thu nhập cao hơn. Nâng cao nhận thức của người nông dân về ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ và trở thành thói quen trong sản xuất. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu mang tầm chiến lược trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời cũng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, trợ giá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế... cho các hộ nông dân, chủ trang trại, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất.
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
Xuất phát từ thực tiễn phát triển KT- XH, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của KTNN theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Các chủ trương, chính sách này đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk quán triệt, cụ thể hoá bằng các Nghị quyết,
Chương trình, kế hoạch phát triển cụ thể. Tuy nhiên để các chủ trương, chính sách đó đi vào thực tiễn phát huy hiệu quả và mang lại ý nghĩa thiết thực thì cơng tác giám sát và kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nơng nghiệp là lĩnh vực luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, từ những yếu tố chủ quan đến những yếu tố khách quan. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu tố bất cập, tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững như mục tiêu đề ra.
Về chủ quan, công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kịp thời bổ sung, điều chỉnh. Phát hiện những khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong cơ cấu tổ chức điều hành và thực tiễn sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp…
Về khách quan, việc bám sát thực tiễn sản xuất và kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý, điều hành nắm bắt được những biến đổi thất thường của các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi thất thường của thời tiết, giả cả thị trường, khoa học công nghệ và cả những hạn chế về trình độ của chủ thể sản xuất… Từ đó có những biện pháp xử lý và đưa ra những dự báo và khuyến cáo kịp thời, giúp cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao hơn.
Ở tỉnh Đắk Lắk, việc phát triển KT – XH nói chung, lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng vốn dĩ có nhiều yếu tố đặc thù cả về điều kiện, quy mô và cách thức tiến hành sản xuất, trong đó nổi bật nhất là sự thiếu đồng đều về trình độ sản xuất và sự đa dạng trong tập quán canh tác. Song song với đó là những yếu tố về thời tiết, biến đổi khí hậu và giá cả thị trường ln là những yếu tố thường trực có tác động bất lợi đến quy trình và hiệu quả sản xuất. Trong khi đó các lĩnh vực chính của ngành nơng nghiệp đã và đang bước vào quy trình sản xuất hàng hố quy mơ lớn, chất lượng cao và có tính chất hội nhập quốc tế. Do đó, để xây dựng được các giải pháp phát triển phù hợp cũng như việc chủ động nắm bắt, dự báo sát thực tình hình và xu thế phát triển cần phải tăng cường hơn nữa việc bám sát và nắm vững thực tế của địa phương cũng như diễn biến của tình hình trong nước và thế giới.
Ngồi ra, bản thân các chủ trương, chính sách ban hành cịn có những hạn chế, cơng tác chỉ đạo điều hành vẫn cịn có những bất cập, cộng thêm với những hạn chế về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương.
Vấn đề này được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nhìn nhận và đánh giá rút ra những kinh nghiệm quý báu. Trong “Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khố X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk khẳng đinh; việc “Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và của nhân dân đối với việc lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” là một trong những bài học quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Tiếp đó, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XVI, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã kiểm điểm: “Công tác lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ đảng, chính quyền cịn hạn chế, thiếu kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt trước những diễn biến bất lợi của tình hình; hoạt động kiểm tra, đơn đốc chưa thường xuyên. Một số cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương”.
Từ những phân tích, đánh giá trên, một lần nữa khẳng định vai trị, ý nghĩa của cơng tác kiểm tra, giám sát, đơn đốc các cấp uỷ đảng, chính quyền và các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với ngành nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu và biện pháp quan trọng mà Đảng bộ tỉnh cần tăng cường và phát huy một cách hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 4
Nhận thức rõ vị trí, vai trị của KTNN trong sự nghiệp phát triển của tỉnh, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Với quyết tâm và tinh thần sáng tạo, những định hướng cơ bản về
phát triển KTNN phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương dần được hình thành và ngày càng trở nên rõ nét hơn.
Điểm nổi bật nhất trong chủ trương phát triển KTNN mà Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đề ra trong những năm qua đó là phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn, chất lượng cao và bền vững. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh như: hình thành các vùng trồng cây cơng nghiệp tập trung quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển chăn nuôi, nhất là kinh tế trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng hệ thống thủy lợi từng bước đáp ứng đủ nhu cầu điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; từng bước gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản... nhằm không ngừng gia tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tranh thủ tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Với những chủ trương đúng đắn, sự tập trung chỉ đạo thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nên trong 10 năm chia tách tỉnh, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đạt được những kết quả đáng kể. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất nơng sản hàng hóa xuất khẩu với 7 sản phẩm chính là: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, sắn, mật ong, các sản phẩm từ ong, gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm 93,5 - 95,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh [97, tr. 162]; hình thành vùng chăn ni trang trại và vùng nuôi trồng thủy sản; quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp từng bước hồn thiện, ngày càng phù hợp và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh; việc đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp, thuỷ sản tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần quan trọng vào phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối nên trong các chủ trương, chính sách lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vẫn cịn tồn tại những hạn chế, trong đó nổi bật là tính thực tiễn và hiệu quả của các chủ trương, quá trình chỉ đạo triển khai trong một số lĩnh vực, ở một số địa phương cịn chưa quyết liệt, cơng tác kiểm tra, giám sát chưa cao và xử lý các vấn đề phát sinh lơi lỏng, lúng túng.
Điều này dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk như: việc tăng giá trị sản xuất toàn ngành chủ yếu do mở rộng quy mô; năng suất của một số cây trồng, vật ni cịn thấp; sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu trong xu thế hội nhập; trình độ lao động nơng thơn cịn yếu, tỷ trọng lao động được đào tạo còn thấp; việc thực hiện tái cơ cấu ngành nơng nghiệp cịn chậm và nhiều lúng túng…
Trong chặng đường phát triển tiếp theo, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Do đó, việc đúc kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KTNN trong hơn 10 năm chia tách tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây sẽ là nền tảng để tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp và sáng tạo, lĩnh hoạt trong chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sự phát