Sự chỉ đạo của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 55)

2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Điểm mấu chốt trong việc lãnh

đạo, chỉ đạo phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn này là phải tìm kiếm được những giải pháp mang tính khả thi nhằm từng bước khắc phục sự mất cân đối giữa các ngành, tạo ra một CCKT hợp lý theo hướng CNH, HĐH. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong tỉnh thực hiện các giải pháp cơ bản đối với từng ngành cụ thể:

Đối với ngành trồng trọt: Nhằm phát huy thế mạnh về phát triển các loại cây

công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, ca cao, điều, hồ tiêu…Tỉnh ủy Đắk Lắk tập trung chỉ đạo triển khai các chính sách phát triển đối với từng loại cây trồng. Chính vì vậy, CCKT theo ngành trong nơng nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã có sự chuyển dịch đáng kể. Theo số liệu thống kê diễn biến chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ 2004 đến 2008, CCKT của ngành trồng trọt thay đổi như sau: năm 2004 chiếm 79,92%, năm 2007 tăng lên 86,51%, năm 2008 giảm xuống còn 80,11% (theo giá hiện hành) trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành [26, tr. 63]. Như vậy, việc chuyển dịch của ngành trồng trọt chưa cao và thay đổi thất thường, nhưng bước đầu diễn ra theo đúng mục tiêu và phương hướng mà tỉnh đặt ra là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt trong CCKT ngành nông nghiệp của tỉnh.

Đối với ngành chăn nuôi: Trong phát triển KTNN ở Đắk Lắk, chăn nuôi là

lĩnh vực truyền thống và có nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, về cơ bản đến nay, việc phát triển chăn nuôi vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Trên cơ sở kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 Về phát triển kinh tế trang trại, ngày 28/08/2006, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Chương trình số 07-CTr/TU, Chương trình phát triển chăn ni giai đoạn 2006 – 2010”.

Việc ban hành và triển khai thực hiện các giải pháp phát triển ngành chăn ni, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế trang trại thể hiện rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng bộ, chính quyền các ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về vị trí, vai trị của ngành chăn nuôi trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu KTNN.

Nhờ có sự tập trung chỉ đạo và các chính sách cụ thể nên từ năm 2004 trở đi, nhất là giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH giai đoạn 2006 – 2010, ngành chăn nuôi đạt được sự tăng trưởng khá cao. Do tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất tăng nhanh nên tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành nông nghiệp cũng thay đổi đáng kể: năm 2004 đạt 14,39%, năm 2005 giảm còn 13,58%, năm 2008 tăng lên 17,13% và năm 2010 đạt 18,70% [26, tr. 63]

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu theo ngành nông nghiệp giai đoạn 2000

– 2008 (theo giá hiện hành)

Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2000 2005 2008 Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu % Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu % Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu % GTSX NN 4.839.916 100 9.975.079 100 27.031.570 100 01 Trồng trọt 4.170.860 86,18 8.179.578 82 21.655.853 80,11 02 Chăn nuôi 441.855 9,13 1.354.923 13,58 4.630.587 17,13 03 Dịch vụ NN 227.201 4,69 440.578 4,42 745.130 2,67

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm

Ngành thủy sản: Dù khơng phải là thế mạnh nhưng do có chính sách khuyến

khích phát triển, đặc biệt là việc nuôi trồng thủy sản nên ngành thủy sản cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, do là ngành có giá trị sản xuất theo số tuyệt đối thấp nên tỷ trọng trong CCKT nơng nghiệp vẫn giảm; tính chung cả giai đoạn 2001 – 2005 giảm 0,43% và giai đoạn 2006 – 2010 giảm 0,17%; đến năm 2010 chỉ chiếm 0,82% trong cơ cấu ngành nông nghiệp [160, tr. 25].

Dịch vụ nông nghiệp: Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất, nhưng ngành

dịch vụ, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất. Ở tỉnh Đắk Lắk, do chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ trọng ngành này trong nơng nghiệp cịn rất thấp và đang có xu hướng giảm. Năm 2000, giá trị sản xuất đạt 227,2 tỷ đồng, chiếm 4,69% trong CCKT của ngành nông nghiệp; năm 2005 đạt 440,57 tỷ đồng, chiếm 4,42%, (giảm 0,27%) và năm 2010 đạt 993,1 tỷ đồng, chiếm 3,56% (giảm 0,86%) [26, tr. 63]. Việc suy giảm tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu của ngành nông nghiệp cho thấy rõ điểm yếu trong các chính sách phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp của tỉnh. Bởi, bản thân việc sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại là nền tảng cơ bản để ngành dịch vụ phát triển.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 13/11/2007, thực hiện Chỉ thị số 49/2004/CT-TTg, ngày 24/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, UBND tỉnh Đắk Lắk

Ban hành Quyết định số 3002/QĐ-UBND, ngày 13/11/2007 Về việc ban hành Chương trình hành động phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010. Đối với ngành nông nghiệp, Chương trình đặt ra yêu cầu cần theo dõi việc phát triển dịch vụ thú y, hỗ trợ nông lâm nghiệp, cho th máy móc và thiết bị nơng, lâm nghiệp.

Việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động về phát triển dịch vụ là một trong những chủ trương đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của ngành dịch vụ ở tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù trong thời gian đầu hiệu quả đạt được chưa cao, tuy nhiên nó sẽ tạo ra động lực quan trọng để tiếp tục phát triển, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất và chuyển dịch CCKT.

Hình 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004 - 2008

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2008, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2014, tr. 45.

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk qua các năm 2000, 2006, 2007

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2008, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2014, tr. 45.

Nhìn chung, giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp ở Đắk Lắk từ năm 2004 đến giữa năm 2008 đã có những bước chuyển dịch nhất định. Bên cạnh đó, sự phát triển và tăng trưởng của ngành nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác tuy tốc độ không cao những vẫn giữ được sự ổn định tương đối. Việc không đạt được sự tăng trưởng và chuyển dịch cao ngoài nguyên nhân chủ quan về chủ trương, cơ chế, chính sách và quản lý điều hành thì giai đoạn này nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng tài chính và tiền tệ ở khu vực.

- Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần: Để tăng cường hiệu quả

hoạt động, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan, ban ngành triển khai nhiều chủ trương, chính sách quan trọng đối với từng thành phần kinh tế.

Đối với kinh tế nhà nước: Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày

16/06/2003 của Bộ Chính trị Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh và Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, ngày 22/09/2004 của Thủ tướng

Chính phủ Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông trường quốc doanh,

Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát

triển các lâm trường quốc doanh, Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc tỉnh Đắk Lắk, được Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 03/07/2006. Đề án đánh giá và nêu rõ thực trạng của các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, quy mô và hoạt động. Sau khi Đề án được phê duyệt, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 01/09/2006 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 03/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, hệ thống các nông,

lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh được sắp xếp như sau: (1) Đối với các nông trường: Chuyển các nông trường cà phê thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; hệ thống các nông trường cao su chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con và giải thể 01 nông trường (nông trường cà phê Phước Sơn). (2) Đối với các lâm trường: 15/17 lâm trường chuyển thành công ty lâm nghiệp; 01/17 lâm trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ và tiến hành giải thể 02 lâm trường.

Về kinh tế tập thể: triển khai thực hiện Nghị quyết HNTW5 (khóa IX),

BCHTW Đảng ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 18/03/2002 Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể. Căn cứ Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Chương trình số 10 Ctr-TU, ngày 15/7/2002 Về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW (khóa IX),

ngày 18/03/2002 Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngay khi Chương trình được ban hành, UBND

tỉnh ra Quyết định số 231/QĐ-UB, ngày 17/01/2003 Về triển khai chương trình

hành động của của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 15/07/2002 của Tỉnh ủy.

Tiếp đó, Bộ kế hoạch và Đầu tư ra Thông tư số 04/2004/TT-BKH ngày 13/12/2004 Về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể

5 năm 2006 – 2010. Triển khai thực hiện Thông tư này, ngày 13/5/2005, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Báo cáo số 51/BC-UB, Báo cáo xây dựng kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Đắk Lắk.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa IX, ngày 02/01/2008 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20- CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Triển khai thực hiện Chỉ thị này, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk xây dựng

Kế hoạch số 40-KH/TU, ngày 17/03/2008, Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số

20-CT/TW của Ban Bí thư. Mục đích, yêu cầu mà Kế hoạch đề ra là tiến hành sơ

kết, đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế tập thể. Từ đó xây dựng các phương án, giải pháp cụ thể để tiếp tục triển khai có hiệu quả chủ trương, chính sách về đổi mới, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể. Đồng thời, bản kế hoạch cũng nêu rõ các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra, trong đó trọng tâm nhất là việc giao cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo củng cố, phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi và nhân rộng các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả làm chỗ dựa nòng cốt cho kinh tế tập thể phát triển. Tập trung củng cố, kiện tồn các đơn vị sản xuất kinh doanh trung bình và xem xét chuyển đổi, tổ chức lại các Hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, thực hiện chính sách thu hút cán bộ quản lý giỏi về làm việc tại các Hợp tác xã và chính sách hỗ trợ khác như: chính sách đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý Hợp tác xã.

Về kinh tế hợp tác và HTX: nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hình

06/01/2003 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/2003/CT-UB Về củng cố tổ hợp tác

hiện có, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hình thức hợp tác giản đơn.

Để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp ở các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, ngày 02/02/2005 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UB Về việc ban hành chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX

nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Triển khai thực hiện chủ trương mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế hợp tác và Hợp tác xã theo mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ và kế hoạch phát triển KT – XH tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 – 2010, ngày 22/07/2006 HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 34/2006/NQ-HĐND Về phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã giai đoạn 2006 –

2010 tỉnh Đắk Lắk. Kèm theo Nghị quyết này là Đề án phát triển kinh tế hợp tác và

HTX giai đoạn 2006 – 2010 theo tờ trình số 65/TTr-UBND của UBND tỉnh, ngày 16/6/2006. Mục tiêu tổng quát mà đề án đặt ra là: Tập trung đổi mới kinh tế tập thể theo chiều sâu, tạo sự chuyển biến của kinh tế tập thể trên các mặt: Quan hệ sở hữu, phương thức quản lý và phân phối. Đồng thời tăng cường nguồn lực lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ cơng nghệ, tiềm năng tài chính.

Đề án cũng đề ra mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển kinh tế Hợp tác và Hợp tác xã từ năm 2006 đến 2010. Đặc biệt, để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đề án nêu lên 2 nhóm giải pháp lớn, trong đó nịng cốt là nhóm giải pháp về chính sách đối với kinh tế Hợp tác và Hợp tác xã với các chính sách cụ thể như: chính sách khuyến khích thành lập Hợp tác xã; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về đất đai; chính sách về thuế, đầu tư và tín dụng; chính sách về khoa học và công nghệ; chính sách về thị trường và chính sách thương mại; chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng; chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc tại chỗ.

Tiếp đó, để có chiến lược phát triển dài hạn đối với kinh tế hợp tác theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, ngày 13/02/2006 UBND tỉnh Đắk Lắk có Báo cáo số 21/BC-UBND Về định hướng chiến

lược phát triển kinh tế hợp tác tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 – 2020. Báo cáo đánh

giá tổng quát thực trạng phát triển của kinh tế hợp tác ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2005, từ đó đề ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác trong chặng đường từ năm 2006 đến năm 2020.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo khẳng định: việc phát huy hiệu quả của các tổ liên kết, các hình thức hợp tác và Hợp tác xã nơng nghiệp, nhất là dịch vụ nơng nghiệp là hướng phát triển chính. Các Hợp tác xã nơng nghiệp phải phát triển theo hướng CNH, HĐH. Đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cung ứng dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư, tiêu thụ sản phẩm, thuỷ nông… cho xã viên; Tăng cường đầu tư các cơng trình thuỷ lợi và giao thơng nơng thơn nhằm phục vụ việc phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Báo cáo đã xây dựng 3 nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 55)