Bối cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 78 - 97)

3.1. Bối cảnh mới và chủ trương của Đảng bộ

3.1.1. Bối cảnh mới

Việc phát triển KTNN trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, gắn liền với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với một tỉnh có nhiều yếu tố đặc thù như Đắk Lắk, cần chú trọng một số yếu tố sau:

Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: xu thế tồn cầu hóa lơi kéo tất cả

các quốc gia tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế và động chạm tới tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, trong đó có nơng nghiệp. Vì vậy, trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, từng ngành và từng doanh nghiệp đều phải tính đến những tác động thuận nghịch của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào sự phát triển của thế giới. Nỗ lực đó đem lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang có những tác động khơng thuận chiều về nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực rất quan trọng đối với nước ta là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Là một tỉnh ở vùng sâu vùng xa, nhưng lại có những nguồn lực nhất định để tham gia vào công cuộc hội nhập quốc tế, nhất là những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hướng tới xuất khẩu; Do vậy, trong hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Đắk Lắk cũng có những cơ hội lớn để phát triển như:

Một là, hoạt động xuất, nhập khẩu được mở rộng, hàng hóa nơng sản của tỉnh Đắk Lắk sẽ có mặt ở nhiều nước trên thế giới, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao…

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng cơ cấu lại vùng nguyên liệu, vùng sản phẩm, vùng cây trồng chuyên canh, chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa,… từng bước định hình những khu vực sản xuất quy mô lớn.

Ba là, với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng những cải cách trong cơ chế,

chính sách, chắc chắn khi hội nhập quốc tế, việc thu hút đầu tư nước ngồi sẽ có những kết quả khả quan hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh và bước đột phá mới.

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra cơ hội tạo nhiều công ăn, việc làm và xố đói giảm nghèo cho lao động nơng nghiệp, nơng thơn.

Năm là, q trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ tạo điều kiện cho ra đời nhiều

thể chế quản lý mới như hiệp hội, mơ hình liên kết sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp, kinh tế trang trại,... hoạt động một cách có tổ chức theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra những thách thức lớn cần có những quyết sách kịp thời để khắc phục, đặc biệt là việc tìm ra giải pháp để vượt qua các rào cản kỹ thuật khắt khe của các nước công nghiệp phát triển dựng lên nhằm bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp của họ.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Trong điều kiện KH – CN

đang phát triển nhanh chóng, chu kỳ sống của các sản phẩm công nghệ được rút ngắn, thì việc lựa chọn định hướng phát triển và bảo đảm những điều kiện cần thiết để ứng dụng các thành tựu KH – CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp trở thành yếu tố có ý nghĩa quyết định tới tốc độ, hiệu quả và tính bền vững của q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn.

Đối với tỉnh Đắk Lắk nói riêng, phát triển KTNN vẫn là hướng đi chính trong chiến lược phát triển KT – XH. Cho đến nay, mơ hình sản xuất nơng nghiệp của tỉnh vẫn chỉ là những mơ hình hộ kinh tế cá thể, nhỏ lẻ, việc áp dụng tiến bộ KH – CN trong sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp. Do đó, hướng phát triển cốt yếu của KTNN là phải nhanh chóng chuyển đổi sang các mơ hình sản xuất quy mơ lớn, áp dụng KH – CN tiên tiến để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của các loại hàng hóa nơng sản. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương

để phát triển KT – XH và nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm hàng hóa nơng sản trên thị trường trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực để lựa chọn mơ hình ứng dụng KH – CN khác nhau. Đối với tỉnh Đắk Lắk, việc tăng cường cơ giới hóa, điện khí hóa kết hợp với lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp là hướng lựa chọn phù hợp nhất, cả trước mắt cũng như lâu dài.

Hiện nay, những yếu tố như, trình độ dân trí thấp, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hạn chế, khả năng và mức độ đầu tư KH – CN còn hạn hẹp, quan hệ liên kết “4 nhà” chưa được chặt chẽ, đã và đang là những cản trở lớn đối với việc phát triển KTNN của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, việc nỗ lực vượt qua những cản trở này là yêu cầu quan trọng, cấp thiết đòi hỏi các cấp lãnh đạo và các chủ thể kinh tế phải huy động mọi khả năng và nguồn lực để kịp thời giải quyết.

Tác động của biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái: Những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ và gây ảnh

hưởng lớn đến quá trình phát triển, tạo ra mối lo ngại đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể như, thảm họa động đất và sóng thần xảy ra liên tiếp tại Nhật Bản và một số quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Myanma hay tình trạng hạn hán, triều cường và xâm nhập mặn ở Việt Nam… là những ví dụ điển hình.

Tây Nguyên được coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phịng hộ rất lớn, đồng thời cũng là khu vực cịn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú và tiềm năng du lịch lớn. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy việc phá hủy rừng và sự suy giảm đa dạng sinh học, ơ nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng. Thực trạng này nếu tiếp tục diễn ra thì các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ cịn gặp nhiều thách thức, các nỗ lực đạt được của cộng đồng trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, biểu hiện rõ nét nhất là sự thay đổi thất thường của thời tiết, nhiệt độ. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển KT – XH và đời sống của

người dân, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Do những hạn chế khách quan và chủ quan, trong đó lớn nhất là từ những ham muốn lợi ích trước mắt, khiến việc nhận diện đầy đủ mối đe doạ của biến đổi khí hậu chưa thực sự hiển hiện đúng vị trí trong các chính sách phát triển cũng như nhận thức và hành động của người dân. Cụ thể, biến đổi khí hậu chưa thực sự được tính tốn kỹ và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng cao. Những ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu nhất là nơng nghiệp chưa có những tính tốn kỹ.

Hậu quả của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu đối với sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, việc cấp bách đối với tỉnh Đắk Lắk hiện nay là sớm nghiên cứu xác định tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực cụ thể để điều chỉnh lại quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, từng bước ứng phó và biến thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội mới cho phát triển. Đồng thời, cần tập trung bảo tồn và khôi phục rừng để giữ ổn định vùng đất dốc, điều hòa dòng chảy; xây dựng hệ thống nông - lâm kết hợp đa dạng để đối phó với các rủi ro trong điều kiện thời tiết thay đổi; bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp để cung ứng nguồn gen quan trọng giúp cho cây trồng và vật ni thích ứng với biến đổi khí hậu...

Sự gia tăng dân số đột biến và những thách thức đặt ra: Kể từ năm 2000, dân số của tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu là do dân cư ở các tỉnh đến làm ăn và sinh sống, trong đó nhiều nhất là dân di cư tự do. Từ năm 2000 đến năm 2010 có 2.628 hộ với 12.803 khẩu di cư tự do đến Đắk Lắk, riêng giai đoạn 2005 – 2010 là 1.368 hộ với 6.763 khẩu của trên 35 tỉnh, thành phố trong cả nước di cư tự do đến Đắk Lắk [152, tr. 2].

Gia nhập lực lượng di cư tự do có nhiều thành phần dân cư khác nhau, chủ yếu là lao động nơng thơn, trong đó đồng đảo và thường xuyên nhất là các hộ gia đình người DTTS phía Bắc với trình độ lao động và tập quán canh tác lạc hậu. Theo thống kê, giai đoạn 2005 - 2010 có 1.298 hộ - 6.453 khẩu (chiếm 96%, chủ yếu là các hộ người dân tộc Mông, Tày, Nùng) [152, tr. 4].

Dân di cư tự do đến Đắk Lắk cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, tập trung nhất vẫn là khu vực nông thôn, các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, thường là gần các khu rừng đặc dụng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng dân di cư ồ ạt đến Đắk Lắk, trong đó chủ yếu là lý do kinh tế. Hầu hết các hộ dân di cư thuộc đối tượng người nghèo ở các địa phương điều kiện sản xuất và sinh sống khó khăn, ngồi ra cịn có một số nguyên nhân khác như về tập quán canh tác, về tôn giáo...

Sự gia tăng dân số trong một thời gian và số lượng nhất định góp phần tạo ra nguồn lao động cho địa phương, giảm sức ép về việc làm và nhu cầu đất canh tác ở các tỉnh đông dân, thiếu đất sản xuất, nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, những hệ lụy mà tình trạng di dân tự do mang lại là rất lớn, đã và đang là vấn đề bức xúc ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các quy hoạch và chiến lược phát triển của địa phương. Do đó, việc ngăn chặn tình trạng di dân tự do và bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cũng như giải quyết các hệ quả của di dân tự do là yêu cầu cấp thiết.

Yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn: Trong thời đại ngày nay, phát triển bền vững phải bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Với tư cách là một nhân tố bắt buộc phải tính đến, phát triển bền vững vừa tạo ra những yếu tố thúc đẩy, vừa gây ra những ảnh hưởng, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn.

Tác động tích cực của phát triển bền vững với rút ngắn quá trình CNH, HĐH thể hiện trên các mặt chủ yếu như: tạo ra lợi ích cho xã hội và nền tảng vững chắc để phát triển; xác định được CCKT nông thôn hợp lý, theo yêu cầu thị trường nhằm sử dụng và bồi dưỡng các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tự nhiên; thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu KH – CN tiên tiến vào sản xuất, tạo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ mơi trường; thúc đẩy cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn lực ở nông thôn; làm thay đổi tư duy, lối sống lạc hậu, tiến đến xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn văn minh, hiện đại…

Ngoài ra, thực hiện yêu cầu phát triển bền vững cũng đặt ra những thách thức lớn đối với việc tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu rút ngắn. Trong đó thách thức lớn nhất là phải đảm bảo sự cân bằng ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong điều kiện giới hạn về nguồn lực và năng lực.

Bên cạnh những yếu tố trên, việc phát triển KTNN ở tỉnh Đắk Lắk cịn có nhiều yếu tố tác động khác như: việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã và đang diễn ra phức tạp, khó kiểm sốt; các điều kiện hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, giáo dục còn yếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; quan hệ dân tộc và tơn giáo, tranh chấp đất đai cịn có những diễn biến khó lường; năng lực cán bộ và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội cịn những hạn chế nhất định, nhất là ở vùng có đơng đồng bào DTTS sinh sống...

Những vấn đề trên đã và đang là những khó khăn, thách thức lớn đối với tỉnh Đắk Lắk trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách phát triển KT – XH, trong đó nhiều nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Chủ trương của Đảng

Nhất quán quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là nhiệm vụ

trung tâm của thời kỳ quá độ và là điểm cốt lõi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,

tại Hội nghị lần thứ 7, BCHTW Đảng khóa X, ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đánh giá tổng quan những thành tựu, hạn chế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới. Trên cơ sở đó, Nghị quyết khẳng định vị trí chiến lược của việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững. Do đó phải không ngừng cải thiện mọi mặt đời sống người nông dân gắn với phát huy dân chủ ở nông thôn.

Nghị quyết đặt ra yêu cầu: Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước… “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nơng thơn, nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các

cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt” [47, tr. 489].

Mục tiêu tổng quát được xác định là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững; xây dựng nông thơn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; CCKT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn được tăng cường; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nơng dân - trí thức vững mạnh để bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN [47, tr.490].

Mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020 là: tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; trước mắt đến năm 2010 cần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, triển khai một bước chương trình xây dựng nơng thơn mới; tăng cường cơng tác xóa đói,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 78 - 97)