Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, lựa chọn
pháp phù hợp nhằm phát huy lợi thế của địa phương
Phát triển KTNN là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chiến lược phát triển KT – XH của cả nước nói chung khi nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP như hiện nay. Đối với tỉnh Đắk Lắk, có một thời gian dài nền nông nghiệp phát triển một cách cầm chừng, trong khi tiềm năng và lợi thế phát triển tương đối lớn. Nguyên nhân cơ bản là do có những hạn chế trong nhận thức về vị trí, vai trò của KTNN nên chưa đề ra được chủ trương, chính sách, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy KTNN phát triển.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã có bước phát triển trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KTNN. Hướng chủ yếu nhất của sự phát triển đó chính là nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, tạo ra giá trị cao cho sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của địa phương. Nhờ đó, những tiềm năng và lợi thế của vùng “cao nguyên đất đỏ”
từng bước được đánh thức, làm bừng lên phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp cho nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có những bước phát triển mới.
Do vậy, quá trình lãnh đạo phát triển KTNN những năm tiếp theo, Đảng bộ và toàn thể hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cần quán triệt sâu sắc rằng; phát triển KTNN vừa là yêu cầu khách quan, vừa là nhiệm vụ cấp bách trong việc thực hiện các chiến lược phát triển KT – XH. Mặt khác, cũng cần xác định rõ, phát triển KTNN còn là giải pháp thiết thực để giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn, vùng đồng bào DTTS và khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn.
Điều này đòi hỏi trong chặng đường trước mắt cũng như lâu dài, Đảng bộ tỉnh cần có nhiều hơn nữa những chủ trương, chính sách phù hợp làm đòn bẩy thúc đẩy KTNN phát triển nhanh và bền vững, đồng thời phải tăng cường hiệu quả của công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để đảm bảo các chủ trương, chính sách được thực hiện đầy đủ và kịp thời có những điều chỉnh khi có những vấn đề phát sinh. Đặc biệt, cần chú trọng và có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, cụ thể cần chú trọng đối với những lĩnh vực then chốt như:
Đối với cây lương thực và cây công nghiệp, cần có quy hoạch tổng thể thành
các vùng chuyên canh với diện tích ổn định, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng. Việc thiếu quy hoạch tổng thể và quản lý quy hoạch không chặt chẽ tất yếu sẽ dẫn đến bất cập trong cơ cấu cây trồng. Người dân luôn phải chạy theo giá cả nông sản để quyết định trồng loại cây gì, khiến nguy cơ rủi ro cao, bởi giá cả thị trường luôn biến động thất thường, trong khi đó việc tiến hành sản xuất, nhất là đối với các loại cây công nghiệp dài ngày thì cần phải có tính ổn định lâu dài.
Đối với chăn nuôi, với diện tích đồng cỏ lớn, sản phẩm của ngành trồng trọt
phong phú là lợi thế để phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Mặc dù Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đề ra định hướng và chương trình phát triển chăn nuôi dài
hạn từ nhiều năm trước, nhưng việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, trong những năm tiếp theo, trước mắt là giai đoạn 2016 - 2020, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm sâu sắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững. Đây cũng chính là giải pháp hữu hiệu nhằm tạo ra bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu KTNN vốn đang rất mất cân đối.
Ngoài ra, việc đảm bảo các điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng cần được quan tâm như: cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH – CN; công tác dự báo, điều tiết thị trường; tăng cường quản lý, bảo quản chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản… Đây là những vấn đề cấp thiết, là quạn trọng nhằm đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tạo vị trí ổn định cho các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp.