3.2. Đảng bộ chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp
- Về thủy lợi: Thực hiện Chương trình số 10 - CTr/TU, ngày 06/12/2006 của
Tỉnh ủy về phát triển thủy lợi giai đoạn 2006 – 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, ngày 30/12/2010 UBND tỉnh ra Quyết định số 3473/QĐ-UBND Về việc quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020, tiếp đó ngày 22/12/2011, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 41/2011/NQ-HĐND Về xây dựng hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND, ngày 22/12/2011 Về chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2011 – 2015. Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể là: tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng một số cơng trình thủy lợi và cụm cơng trình thủy lợi, đảm bảo chủ động nước tưới cho 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới vào năm 2015 và tăng lên 82% vào năm 2020. Đồng thời phải gắn phát triển thủy lợi với việc nuôi trồng và phát triển thủy sản, đảm bảo tranh thủ mọi tiềm năng để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngoài ra, để tăng cường công tác phát triển thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành một số quyết định hướng dẫn và phân cấp quản lý, điều hành công tác thủy lợi trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND, ngày 13/06/2014 Về quy định đơn giá tiền lương tưới nghiệm thu trong công tác quản lý cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND, ngày 26/06/2014 Về việc quy hoạch biện pháp tưới, tiêu của cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND, ngày 06/11/2014 Ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk…
Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, cùng sự đầu tư của các ngành, các cấp và các giải pháp quản lý, điều hành của tỉnh nên công tác thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những chuyển biến tích cực. Tính đến năm 2015, tồn tỉnh huy động được 4.366 tỷ đồng đầu tư cho công tác thủy lợi. Hiên tại, toàn tỉnh có 737 cơng trình thủy lợi gồm: 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm tưới và 01 hệ thống đê bao và các cơng trình khác…; kiên cố hóa kênh mương được 784,2/1.782,6 km. Các cơng trình thủy lợi này đang phục vụ nước tưới cho khoảng 233.351 ha cây trồng, đạt 76,3%, vượt kế hoạch đề ra 1,3% [97, tr. 12] (xem thêm phần Phụ lục 14).
- Về ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất: Nhận thức và xác định rõ
vai trò của KH – CN đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH, nhất là việc thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện Nghị quyết số 10 – NQ/TU, 18/05/2012 của Tỉnh ủy Đắk Lắk Về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển và đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Chương trình số 25 - CTr/TU, ngày 12/04/2013 của Tỉnh ủy Đắk Lắk Về thực hiện Nghị quyết số 20/-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, BCHTW Đảng khóa XI về phát triển KH – CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành các chính sách cụ thể nhằm phát triển việc ứng dụng tiến bộ KH – CN vào sản xuất nông nghiệp như: Quyết định số 1049/QĐ-UBND, ngày 04/05/2012 Về việc phê duyệt đề án cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch trong
nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1595/QĐ- UBND, 23/07/2012 Về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý chất lượng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2724/QĐ-UBND, ngày 25/12/2013 Về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
Thực hiện các chủ trương, chính sách trên, hoạt động ứng dụng KH – CN vào sản xuất được triển khai mạnh mẽ, bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất. Nhiều chương trình phát triển KH - CN được triển khai, trong đó nổi bật nhất là các chương trình: Chương trình hỗ trợ nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn với các mục tiêu: góp phần phát triển nền nơng nghiệp bền vững, thích ứng với
thị trường và biến đổi khí hậu; tạo ra các liên kết sản xuất – tiêu thụ bền vững bảo đảm hiệu quả KT – XH và mơi trường; góp phần xây dựng những mơ hình nơng thơn mới đáp ứng các tiêu chí cũng như phù hợp điều kiện KT – XH địa phương; tạo chuyển biến tích cực trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu ứng dụng nhanh những thành tựu công nghệ sinh học trong và ngoài nước tạo bước tiến mạnh mẽ trong năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản; góp phần xây dựng nền nơng nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Chương trình hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH – CN vùng đồng bào DTTS
với mục tiêu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH – CN; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho vùng đồng bào DTTS…
Nhìn chung, từ năm 2008 đến năm 2015 cơng tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật có được những kết quả nổi bật với những dự án nghiên cứu, chuyển giao KH – CN tiêu biểu như:
- Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với tổng cộng 11 nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng.
- Nghiên cứu, chuyển giao KH – CN của các cơ quan đóng chân trên địa bàn tỉnh có 8 đề tài được thực hiện thành cơng và đang tiến hành chuyển giao.
Nhờ việc nghiên cứu và chuyển giao KH – CN nên nhiều sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp của tỉnh Đắk Lắk tạo được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt, cơng tác bảo hộ tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân, hỗ trợ các tổ chức bảo hộ các sản phẩm đặc sản của địa phương theo phương thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý có bước khởi sắc. Mỗi năm có gần 40 đơn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do các tổ chức, cá nhân lập và được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp, trong đó đáng chú ý là xây dựng được thương hiệu nổi tiếng bơ trái Dakado, Bò thịt Ea Kar…
Đối với sản phẩm cà phê có được những chứng nhận sản xuất cà phê bền vững gồm: Sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), chứng nhận RFA (Rừng nhiệt đới), sản xuất cà phê theo chứng nhận Fairtrade (FT – Thương mại cơng bằng).
Ngồi ra, các cơ quan khuyến nơng, khuyến lâm của tỉnh cịn mở các lớp tập huấn, các điểm trình diễn, các buổi tham quan, hội thảo về kỹ thuật trồng trọt, chăn ni, bảo vệ thực vật,… giúp nơng dân có điều kiện nâng cao hiểu biết về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Những kết quả đạt được càng thể hiện vai trò quan trọng của KH-CN trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
- Chỉ đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: Nhằm nâng cao chất lượng
lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn, ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg Về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Thực hiện quyết định này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk ra Chỉ thị số 27 – CT/TU Về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là Quyết định số 1956/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chỉ thị giao nhiệm vụ cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ
đạo các công tác: Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cấp ngành chức năng liên quan nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt vai trò tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao… Thành lập Ban chỉ đạo để triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở cấp tỉnh…; Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Đề án, đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết đại hội Đảng, xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm phục vụ sự phát triển KT – XH của từng ngành, từng địa phương.
Trên tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành các văn bản: Quyết định số 3043/QĐ-UBND, ngày 02/11/2009 Về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2009 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1334/QĐ-UBND, ngày 02/06/2010 Về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1335/QĐ-UBND, 02/06/2010 Về ban hành Quy chế thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND, ngày 08/08/2011 Về phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 39/2011/QĐ-UBND, ngày 7/12/2011 Về ban hành Quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nơng thơn trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo trên, ngày 22/12/2011 UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 3276/QĐ-UBND Về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Đề án đánh giá khái quát thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2000 – 2010, trọng tâm là giai đoạn 2006 – 2010, và đề ra mục tiêu góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 29% năm 2010 lên 40% vào năm 2015 và đạt 45% vào năm 2020. Bình qn mỗi năm có khoảng 9.000 lao động nơng thơn được qua đào tạo; trong đó 80% số người
qua đào tạo nghề có việc làm hoặc nâng cao hiệu quả làm việc và 70% số người có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo. Tổng mức huy động kinh phí cho đào tạo nghề đến năm 2020 là 492.565 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 là 255.065 triệu đồng, giai đoạn 2015 – 2020 là 237.500 triệu đồng.
Việc xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo bước đột biến trong chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn.
Sau 3 năm (từ 2012 đến 2014), trên cơ sở kế hoạch vốn UBND tỉnh giao cho và nhu cầu thực tiễn ở các địa phương trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng với các đơn vị dạy nghề, mở được 62 lớp dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề (3 tháng/khóa), đào tạo và cấp chứng chỉ học nghề cho khoảng 1.867 lao động, trong đó: nhóm đối tượng I có khoảng 1.556 lao động, nhóm đối tượng II có khoảng 7 lao động, nhóm đối tượng III có khoảng 334 lao động. So với chỉ tiêu của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2014, kết quả đào tạo nghề nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trong giai đoạn 2012-2014 đạt khoảng 14% chỉ tiêu.
Về việc làm và thu nhập sau học nghề, giai đoạn 2012-2014 có khoảng 1.559 lao động nơng thơn có việc làm; tỷ lệ làm việc theo nghề học đạt 82%. Phần lớn các lao động sau khi học nghề, về phát triển sản xuất nơng nghiệp tại gia đình theo nghề được học, một số ít làm cơng tác khuyến nơng tại xã, cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn [95, tr. 3].
Ngồi ra, Tỉnh ủy Đắk Lắk cịn chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và các địa phương trong tỉnh ban hành và thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển KTNN như; chính sách về tín dụng, chính sách đất đai, các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống… với mục tiêu là tranh thủ và huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.2.3. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp
- Đối với ngành trồng trọt: Trồng trọt luôn là ngành chiếm tỷ lệ lớn trong CCKT nông nghiệp của tỉnh, nhận thức rõ điều này, trong quá trình chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy Đắk Lắk luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp trong tỉnh xây dựng các kế hoạch cụ thể để phát triển các loại cây trồng, nhất là các loại cây trồng chủ lực, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 05/05/2008 Về phát triển cà phê bền vững, ngày 08/10/2008 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND Về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó, ngày 17/11/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 41/QĐ- UBND Về việc phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, kèm theo quyết định là Đề án Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
Đề án nêu quan điểm “Phát triển cà phê bền vững trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, mơi trường và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”[158, tr. 10]. Mục tiêu đến năm 2015 là: duy trì diện tích ổn định 150.000 ha, sản lượng bình qn 400.000 tấn/niên vụ, 50% diện tích có trồng cây che bóng; mỗi năm có khoảng 8.000 nơng dân được đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, kinh doanh cà phê tiên tiến; triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 60% sản lượng cà phê xuất khẩu; tăng tỷ lệ chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan và tỷ lệ sản phẩm được tiến hành giao dịch qua Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất với diện tích quy hoạch, đặc biệt là cơng tác thủy lợi; giải quyết việc làm cho khoảng 300.00 lao động trực tiếp và 200.00 lao động gián tiếp [158, tr. 10].
Đề án xây dựng hệ thống các giải pháp và chính sách phát triển như: Về giải pháp có hai nhóm là: giải pháp về tổ chức, quản lý ngành cà phê, giải pháp về khoa học – kỹ thuật. Về cơ chế chính sách gồm: chính sách đất đai, chính sách về giống, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách thương mại, chính sách tài chính –