Chủ trương của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 51 - 55)

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk và

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề lớn, có tầm quan trọng đặc biệt trong các chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh Đắk Lắk.

Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (02/2001), xác định: Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH là ưu tiên hàng đầu.

Phương hướng phát triển là: Tiếp tục phát triển mạnh và đưa nông nghiệp lên một trình độ mới. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni thích nghi với các điều kiện của tiểu vùng sinh thái và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học. Phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, dịch vụ và kết cấu hạ tầng một cách tương ứng; đẩy nhanh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế…[120, tr. 49,50].

Quan điểm và phương hướng nêu trên vừa thể hiện sự bao quát những vấn đề cơ bản của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk, vừa cho thấy quyết tâm và sự tập trung trong chủ trương của Đảng bộ ở một số lĩnh vực như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển

và hồn thiện các cơng trình thủy lợi; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Đây là những vấn đề then chốt, có tính chiến lược và là

tiền đề quyết định cho sự phát triển của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk.

Tại Đại hội lần thứ XIV (12/2005), trên cơ sở kết quả thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh cũng như tình hình phát triển KTNN của tỉnh Đắk Lắk trong những năm 2001 – 2005, Đảng bộ xác định rõ hướng phát triển trong CCKT của tỉnh là “nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; trong đó tỷ trọng nơng – lâm nghiệp là 48-49%, công nghiệp – xây dựng 20,5-21% và thương mại – dịch vụ 30,5-31%...” [123, tr. 45].

Từ quan điểm “Tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững”, trong lĩnh

vực nông nghiệp, nhiệm vụ cốt lõi được đặt ra là: “Phát triển kinh tế nơng nghiệp,

nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với việc xây dựng nơng thôn mới, cải thiện đời sống dân cư nông thôn” [123, tr. 48].

Đại hội đề ra một số giải pháp lớn đối với KTNN như: tập trung xây dựng, phát triển nền nơng nghiệp đa dạng, hàng hóa, có khả năng cạnh tranh và hướng vào xuất khẩu…; đưa tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất…; phát triển mạnh chăn nuôi trong nhân dân và chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, nhất là chăn nuôi đại gia súc; ưu tiên đầu tư phát triển và hoàn thiện các cơng trình thủy lợi trọng điểm; lấy nơng nghiệp làm nền tảng, mở rộng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp… [123, tr. 48, 51].

Những định hướng và giải pháp này là trọng tâm trong chủ trương của phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 – 2010 và cũng là định hướng cho sự phát triển lâu dài của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk.

Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế trong phát triển và chuyển dịch CCKT nông nghiệp, kế thừa và tiếp nối Chương trình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2001 – 2005, ngày 28/08/2006 Tỉnh ủy Đắk Lắk đề ra Chương trình số 07-CTr/TU, Chương trình phát triển chăn ni giai đoạn 2006 – 2010.

Trên cơ sở đánh giá tổng thể đặc điểm tình hình, những kết quả, yếu kém và phân tích nguyên nhân cũng như lợi thế phát triển, Tỉnh ủy định hướng: Xây dựng ngành chăn ni trở thành ngành kinh tế hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất ra ngồi tỉnh. Phát triển chăn ni theo hướng cơng nghiệp, tập trung, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển chăn nuôi cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm KT - XH của mỗi địa phương và lợi thế của từng vùng... [127, tr. 99].

Từ quan điểm phát triển đó, Chương trình nêu mục tiêu tổng qt, mục tiêu cụ thể đối với từng loại giống vật nuôi, đồng thời cũng đề ra hệ thống giải pháp để triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra.

Việc đề ra Chương trình phát triển chăn ni giai đoạn 2006 – 2010 không chỉ là sự quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và kế hoạch phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên do Chính phủ đề ra mà cịn thể hiện tích cực, chủ động, bám sát tình hình thực tế của địa phương để triển khai các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Tiếp đó, nhằm đảm bảo tính chủ động trong cơng tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngày 06/12/2006 Tỉnh ủy thơng qua Chương trình số 10-CTr/TU, Chương trình phát triển thủy lợi giai đoạn 2006 – 2010.

Nhận thức chung về công tác thủy lợi là: “… phát triển thủy lợi là then chốt của tỉnh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn…Do đó, việc ưu tiên đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển thủy lợi là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết cho hiện tại và lâu dài” [127, tr. 123].

Từ nhận thức đó, Chương trình khẳng định quan điểm của Tỉnh ủy về phát triển thủy lợi là: phát triển thủy lợi phải gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả…; phát triển thủy lợi phải phục vụ cho đa mục tiêu; phát triển thủy lợi nhằm giảm nhẹ thiên tai, giảm thiểu tổn thất và đảm bảo lợi ích hài hịa giữa các vùng, các ngành với lợi ích chung của đất nước; chú trọng xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ cho các vùng khó khăn, đồng thời gắn với việc giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân.. [127, tr. 123].

Trên cơ sở xác định rõ vai trò và thế mạnh của ngành trồng và chế biến cà phê ở tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là sau khi tạo dựng được thương hiệu Cà phê Buôn Ma

Thuột, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 05/05/2008 Về nhiệm vụ phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng của ngành cà phê ở tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy nêu rõ quan điểm chỉ đạo là: “phải bảo đảm năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu

quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hịa lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ mơi trường và giữ vững trật tự an tồn xã hội” [127, tr. 65].

Định hướng phát triển của ngành cà phê là: Sản xuất cà phê phải theo tiêu chí của thương hiệu “Cà phê Bn Ma Thuột”, ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng; phát triển cà phê phải gắn chặt với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, du lịch, bảo vệ môi trường. … [127, tr. 66].

Nghị quyết đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể về nâng cao nhận thức về trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cà phê, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đầu tư kết cấu hạ tầng cũng như những cơ chế chính sách và nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý đối với ngành cà phê… [127, tr. 66,67].

Cùng với việc xác lập được thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”, việc ban hành một Nghị quyết riêng chỉ đạo phát triển ngành cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một bước tiến lớn trong công tác lãnh đạo của tỉnh.

Như vậy, từ năm 2004 đến năm 2008 việc phát triển KTNN được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk hết sức coi trọng, cụ thể bằng các chủ trương, chính sách và chương

trình hành động mang tính đột phá để thúc đẩy sự phát triển của KTNN ở tỉnh Đắk Lắk như: Chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Chương trình phát triển chăn ni; Chương trình phát triển thủy lợi và chủ trương về phát triển cà phê bền vững.

Việc ban hành những chủ trương này thể hiện rõ tầm nhìn, năng lực và quyết tâm thúc đẩy sự phát triển của KTNN, nhằm tạo ra sự phát triển hài hịa giữa cơng nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nơng thơn. Đồng thời đó cũng là cách thức để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế với an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội và mơi trường sinh thái, tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân và đội ngũ trí thức, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 51 - 55)