Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 33 - 51)

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk và

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Đắk

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

Vị trí địa lý: Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Ngun, có vị trí địa

lý từ 13024’47’’ đến 1209’28’’ vĩ độ Bắc; từ 10806'25’’ đến 10806’42’’ kinh độ Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đơng giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hịa, phía Tây giáp tỉnh Đăk Nông và Vương quốc Cămpuchia. Tồn tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (Bn Ma Thuột là thành phố cấp I đầu tiên ở Tây Nguyên), 01 thị xã và 13 huyện (xem Phụ lục 1).

Đắk Lắk có đường hàng khơng nội địa từ sân bay Buôn Ma Thuột nối với các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phịng, Quảng Bình; đường bộ có Quốc lộ 14 nối với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; Quốc lộ 26 nối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng, Bình Thuận và quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới phía Tây tiếp giáp với Vương quốc Cămpuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng, mơi trường sinh thái ở khu vực Tây Nguyên và cả nước, có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Nam và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đắk Lắk nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cămpuchia, có đường biên giới chung với Vương quốc Cămpuchia dài 70 km, trên đó có cửa khẩu Đắk Ruê nên có khả năng mở rộng giao lưu, liên kết và hợp tác quốc tế.

Địa hình và khí hậu: Đắk Lắk là tỉnh có địa hình, địa mạo đa dạng bậc nhất

Tây Nguyên, toàn tỉnh là một cao nguyên rộng lớn nằm ở phía Tây, ở cuối dãy Trường Sơn. Độ cao trung bình từ 400 – 800 mét so với mặt nước biển, độ cao tuyệt đối lớn nhất là 2.445m (đỉnh Chư Yang Sin), thấp nhất là 350m. Địa hình có hướng

dốc thoải, lượn sóng từ Đơng Nam sang Tây Bắc, khá bằng phẳng. Về cơ bản có các dạng địa hình chính là: Địa hình vùng núi; địa hình cao nguyên; những vùng bình ngun; vùng đồng bằng trũng… trong đó địa hình cao ngun chiếm phần lớn diện tích. Từ sự đa dạng về địa hình nên có nhiều sự lựa chọn trong việc canh tác và sản xuất nơng nghiệp, rất thích hợp với việc làm nương rẫy.

Về khí hậu, tồn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng: Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khơ hanh; phía Đơng và phía Nam khí hậu mát mẻ, ơn hồ. Xét về khí hậu sinh thái nông nghiệp được chia thành 6 tiểu vùng: Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên; Tiểu vùng Bn Mê Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17%; Tiểu vùng đồi núi, cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82%; Tiểu vùng ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51%; Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98%; Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Giữa các tiểu vùng khí hậu có sự khác nhau rõ rệt, thường giảm dần theo độ cao: vùng cao dưới 300m quanh năm nắng nóng, vùng từ 400 – 800m khí hậu nóng ẩm và vùng trên 800m khí hậu mát. Về cơ bản ở Đắk Lắk vẫn chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, (chiếm 90% lượng mưa của năm), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ mưa theo mùa là hạn chế lớn trong sản xuất nông nghiệp, bởi vào mùa khơ thiếu nước, có năm hạn hán nghiêm trọng, trong khi đó đa số các loại cây trồng, đặc biệt cây công nghiệp thường ra hoa, kết trái vào mùa này, đến mùa mưa khi lượng mưa lớn lại diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ.

Thổ nhưỡng: Đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng

cho tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích tự nhiên là 13.125,37 km2, chiếm 27,6% diện tích vùng Tây Nguyên và 3,9 % diện tích cả nước.

Do núi lửa phun trào và được phong hóa hàng triệu năm trước đây, tạo cho Đắk Lắk một vùng đất đai màu mỡ, phân bố đều ở các địa phương, trong đó lớn nhất là nhóm đất xám, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất gley, đất đen.

Theo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Đắk Lắk năm 2005, tổng diện tích đất nơng nghiệp của tỉn là 1.084,6 nghìn ha, chiếm 82,64% diện tích tự nhiên (trong đó

đất sản xuất nơng nghiệp có 464,8 nghìn ha, chiếm 35,41%, bao gồm đất trồng cây hàng năm có 200,4 nghìn ha, chiếm 15,27%. Đất trồng lúa 53,4 nghìn ha, đất trồng cây hàng năm khác 147 nghìn ha; đất trồng cây lâu năm có 264,4 nghìn ha, chiếm 20,14%); đất lâm nghiệp 618,2 nghìn ha, chiếm 47,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngồi ra cịn có đất ni trồng thủy sản 1.597 ha và các loại đất nông nghiệp khác trên 11 nghìn ha; đất phi nơng nghiệp 91,55 nghìn ha, chiếm 6,98%; đất chưa sử dụng 136,3 nghìn ha, chiếm 10,39%…[154, tr. 7,8].

Do có quỹ đất lớn và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi nên ở tỉnh Đắk Lắk sớm hình thành mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với những vùng chuyên canh quy mô lớn. Tiêu biểu nhất là hệ thống nông, lâm trường chuyên canh cây cơng nghiệp và các mơ hình kinh tế hộ gia đình, mơ hình trang trại chăn ni gia súc, gia cầm quy mô lớn, áp dụng KHKT hiện đại.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của Đắk Lắk

có khoảng 618,2 nghìn ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu m3, trong đó trữ lượng rừng thường xanh 36,3 triệu m3; trữ lượng rừng khộp 21,2 triệu m3; rừng hỗn giao 1 triệu m3; rừng trồng 0,3 triệu m3,…[156, tr. 59]. Với diện tích hiện có, Đắk Lắk là địa phương có diện tích rừng rộng lớn và phong phú nhất cả nước. Vì vậy, nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý thì đây sẽ là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo sự cân bằng môi trường sinh thái.

Tài nguyên nước; Ở tỉnh Đắk Lắk có rất nhiều sơng suối với mật độ khoảng

0,8 km/km2, lớn nhất là hệ thống sông Sêrêpôk và sông Ba. Tổng diện tích lưu vực của hai con sơng này là 44.000 km2 (Sông Sêrêpôk trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk là 4200 km2; Hệ thống lưu vực sông Ba là 13.900 km2) [156, tr. 6,7]. Với diện tích, chiều dài và lưu lượng nước lớn, ổn định nên trên các dịng sơng này hình thành một hệ thống các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, hàng năm đóng góp một phần khơng nhỏ vào sản lượng điện quốc gia. Tuy nhiên, do lượng sông suối phân bố khơng đều nên tình trạng thiếu nước vẫn diễn ra thường xuyên, nhất là những năm

mùa khô kéo dài và khắc nghiệt. Do đó, việc điều tiết nước qua các cơng trình thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với phát triển KT – XH của tỉnh.

Tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất và rừng là nguồn lực lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên đã có một thời gian dài, những nguồn lợi này bị khai thác ồ ạt và sử dụng lãng phí, dẫn đến tình trạng cạn kiệt. Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý và phải tạo được khả năng tái sinh để phát triển bền vững.

Cơ sở hạ tầng; được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng các chính sách

thu hút đầu tư, nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk có những bước phát triển lớn, cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cụ thể như:

Giao thơng: Ngồi các tuyến quốc lộ, cảng hàng không được nâng cấp, hệ thống giao thông nội tỉnh, đường đến trung tâm các xã cơ bản hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù về địa hình nên việc kết nối giữa Đắk Lắk với các địa phương khác, đặc biệt là các trung tâm kinh tế lớn vẫn cịn những khó khăn nhất định.

Thủy lợi: Do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên và sự kiến tạo của con người, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 737 cơng trình thủy lợi gồm: 575 hồ chứa, 103 đập dâng, 59 trạm bơm và 01 hệ thống đê bao (chưa bao gồm các cơng trình có diện tích tưới khơng đáng kể), 600 km kênh mương được kiên cố hóa. Việc hình thành hệ thống các cơng trình thủy lợi góp phần chủ động trong điều tiết nguồn nước, tạo tiền đề quan trọng để phát triển KTNN.

Ngành điện: Ngành điện đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện ở Đắk Lắk và hình thành một hệ thống các nhà máy thủy điện rộng khắp, hàng năm cung cấp cho cả nước một lượng lớn điện năng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ đó, hệ thống lưới điện quốc gia được mở rộng, đáp ứng nhu cầu của trên 90% số hộ dân có nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nơng nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ khoa học – kỹ thuật

khác… được trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh, kể cả ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Thị trường trao đổi hàng hóa được thiết lập tương đối rộng, nhất là thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện trao đổi và tăng thêm giá trị, lợi ích của các mặt hàng nơng, lâm sản, tạo ra nguồn vốn góp phần thúc đẩy đầu tư tái sản xuất ở địa phương.

Về dân cư và phân bố dân cư; Tính đến hết năm 2013, dân số ở Đắk Lắk có

khoảng 1.827.786 người, trong đó dân số đô thị chiếm 24,1%, nông thôn chiếm 75,9%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk bao gồm 47 dân tộc, người Kinh chiếm trên 70%, các DTTS còn lại chiếm gần 30% [156, tr. 11]. Mật độ dân số trung bình khoảng 139.26 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, các thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ (xem thêm ở Phụ lục 2).

Do mật độ dân số thưa, đất đai rộng lớn và những ưu đãi của tự nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là KTNN. Tuy nhiên, do có sự đa dạng về thành phần dân cư, trình độ khơng đồng đều và sự đa dạng về hình thức canh tác, phong tục, tập quán… nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển KT – XH.

Nguồn lao động; Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58,9% tổng số dân toàn tỉnh, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao, cộng với tình trạng tăng cơ học do dân từ các tỉnh khác di cư đến làm cho nguồn lao động của Đắk Lắk tăng lên đáng kể. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển KT - XH, song cũng tạo nên một sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân v.v…

Tuy nhiên, do trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và cán bộ tổ chức quản lý có trình độ cao cịn hạn chế vẫn là một khó khăn lớn của địa phương.

Có thể khẳng định, Đắk Lắk khơng chỉ là một cao nguyên của các loại cây cơng nghiệp, mà có những vùng đồng ruộng màu mỡ để sản xuất lương thực, thực phẩm và những khu rừng giàu tiềm năng. Những nguồn lợi này đã và đang tạo ra tiềm lực lớn, làm thay đổi diện mạo và đời sống của nhân dân các dân tộc trong

tỉnh. Đồng thời nó cũng là động lực to lớn thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nói chung, lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk.

- Tình hình sản xuất nơng nghiệp ở Đắk Lắk trước năm 2004

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ưu tiên trong đầu tư của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, cùng với nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tính đến thời điểm chia tách tỉnh (năm 2004) tình hình KTNN ở Đắk Lắk đã và đang có diễn biến tốt với những kết quả chủ yếu sau:

Ngành trồng trọt: Tổng diện tích đất nơng nghiệp tính đến năm 2004 là 466.426 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 197.639 ha; đất trồng cây lâu năm 263.038 ha (cây công nghiệp lâu năm 250.936 ha; cây ăn quả 4.272 ha; cây khác 7.830 ha); đất trồng cỏ chăn nuôi là 4.152 ha [25, tr. 63]. Với lợi thế về đất đai (cả diện tích và chất lượng đất) và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ngành trồng trọt đạt được những bước tiến quan trọng.

Sản xuất lúa: Do biết khai thác tiềm năng và chuyển đổi diện tích trồng các loại cây không phù hợp sang trồng lúa nên diện tích lúa ở tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng đáng kể, năm 2000 có 55.722 ha đến năm 2004 tăng lên 64.608 ha (tăng 15,94%). Mặc dù thời tiết có lúc khơng thuận lợi, việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nhưng năng suất và sản lượng lúa luôn tăng. Năm 2000 năng suất bình quân đạt 41.04 tạ/ha, năm 2004 tăng lên 48,68 tạ/ha (tăng 18,6%); sản lượng lúa cũng tăng đáng kể, năm 2000 đạt 399.260 tấn, năm 2004 tăng lên 737.227 tấn (tăng 84,65%). Tính bình qn đầu người tăng 147/kg/1 người năm 2000 lên 186 kg/1 người vào năm 2004 (tăng 26,5%) (xem thêm Phụ lục 3,4).

Kết quả này có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo việc chủ động nguồn lương thực tại chỗ. Tuy nhiên, do sản xuất lúa không phải là thế mạnh nên hàng năm tỉnh Đắk Lắk vẫn phải mua lúa, gạo từ các nơi khác, chủ yếu là các tỉnh Nam Bộ để đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân.

Cây Ngơ: Ngơ là loại cây lương thực có diện tích đứng thứ hai sau cây lúa, Năm 2000 diện tích ngơ là 39.238 ha, sản lượng đạt 170.550 tấn, đến năm 2004 tăng lên 113.499 ha, sản lượng đạt 422.313 tấn. Trong đó nổi lên 02 huyện có diện

tích và sản lượng ngơ lớn nhất đó là huyện Ea Ka với 21.474 ha, đạt sản lượng 74.244 tấn (năm 2000 có 8.309 ha, sản lượng đạt 39.457 tấn) và huyện Krông Pắc với 16.906 ha, đạt sản lượng 44.898 tấn. Việc tăng diện tích và áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất ngô là hướng đi đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Đắk Lắk. Bởi ngơ là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ, chi phí đầu tư thấp, đặc biệt có thể tranh thủ được diện tích đất nhàn rỗi.

Cây sắn: Sắn là loại cây ngắn ngày có khả năng chịu hạn và trồng được ở những vùng đất đai cằn cỗi, xen canh nên được nông dân nhiều vùng lựa chọn, nhất là giống sắn cao sản. Nhờ đó, diện tích và sản lượng sắn tăng đáng kể, năm 2000 có khảng 3.377 ha, đạt 29.946 tấn, năm 2004 tăng lên 9.305 ha, đạt 202.746 tấn. Đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân, nhất là các hộ gia đình người DTTS.

Cây khoai lang: Khoai lang là cây trồng rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Đắk Lắk, nhất là các loại giống khoai lang có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao (khoai lang Nhật Bản) khiến cho diện tích khoai lang tăng đáng kể. Năm 2000 tổng diện tích trồng khoai lang là 3.006, sản lượng đạt 22.544 tấn, đến năm 2004 diện tích này tăng lên 3.553, đạt sản lượng 24.968 tấn.

Ngồi những loại cây trồng trên, nơng dân cịn trồng các loại cây hoa màu khác… nhưng diện tích khơng nhiều và khơng ổn định (xem thêm Phụ lục 5).

Cây công nghiệp lâu năm: Đắk Lắk được mệnh danh là một cao nguyên của các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu…. Do đặc điểm khí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh đắk lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013 (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)