Mặt lượng và mặt chất của yếu tố dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 30 - 41)

1.1. Những quan điểm tiêu biểu về dân cƣ trong lịch sử tƣ tƣởng tôn giáo và triết học

1.1.3. Mặt lượng và mặt chất của yếu tố dân cư

Để xem xét vai trò của yếu tố dân cư, trước hết cần nhận rõ các mặt lượng và chất của nó. Với tính cách là một kết cấu vật chất đặc biệt, một bộ phận của tồn tại xã hội, dân cư luôn bao hàm chất và lượng.

Mặt số lượng của dân cư bao gồm một số thành tố chính: số lượng dân cư (dân số), mật độ dân cư, sự phân bố và cơ cấu dân cư.

Số lượng dân cư hay dân số là tổng số dân cư cư trú thường xuyên trên một lãnh thổ nhất định (Từ một đơn vị hành chính nhỏ nhất, cho đến rộng nhất là toàn thế giới tuỳ theo cách xem xét). Số lượng người này mang tính ổn định và tham gia thường xuyên vào đời sống kinh tế xã hội của khu vực mà họ cư trú. Là một lượng có thể xác định được một cách cụ thể, dân số có một vai trò nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Dân số của một nước sẽ trở thành thế mạnh của nước đó khi nó ở một mức độ nhất định và đạt được các chỉ số hợp lý về mật độ, sự phân bố, kết cấu, tức là nó có quan hệ hợp lý với các lượng khác của dân cư. Nếu không, một dân số quá đông sẽ là một gánh nặng cho một quốc gia nào đó. Dân số là một lượng cần được kiểm soát thông qua những biện pháp kế hoạch của cộng đồng.

Mật độ dân cư là số người sinh sống thường xuyên trên một khu vực địa lý (thường tính trung bình trên 1 km2

diện tích đất tự nhiên), là sự phân bố theo không gian của dân cư. Theo quy ước chung mật độ chuẩn của dân cư là 75 người/1km2

. Mật độ dân cư là một lượng mang tính tương đối, việc xác định mật độ dân cư của một cộng đồng cụ thể nào đó luôn gắn với các đặc tính của địa lý và điều kiện sản xuất. Cụ thể, cư dân ở vùng núi thường có mật độ thưa hơn ở đồng bằng ven biển, mật độ cư nông thôn thường thưa hơn ở thành thị hoặc trung tâm công nghiệp. Trong thực tế, người ta thường tính mật độ dân số trung bình theo một nước, một tỉnh, nhưng chỉ số trung bình này chỉ có giá trị tham chiếu hạn hẹp, vì luôn có sự chênh lệch ở các cách xem xét. Ví dụ, Singgapo có số dân hơn 3,4 triệu, nhưng do diện tích nhỏ,

nên mật độ trung bình rất cao 5624 người/ 1km2, trong khi Canada có 30 triệu dân, nhưng mật độ trung bình chỉ có 3 người/1km2

tính chung cho cả nước, tuy có tới 76,6% dân số sống ở thành thị. Ngay trong một nước, như nước ta chẳng hạn, tỉnh Thái Bình có mật độ hơn 1.194 người/1km2

, trong khi Lai Châu chỉ có 19 người/1km2. Nói chung ở những nơi thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và công việc làm ăn, thì thường là nơi có mật độ dân cư cao. Sự điều tiết tự nhiên này là một thực tế cần quan tâm đối với mọi quốc gia trong quy hoạch dân cư để phát triển đất nước.

Nói đến sự phân bố dân cư là nói đến thực trạng và ý nghĩa của số lượng người sinh sống trên từng khu vực địa lý và hành chính cụ thể. Trong lịch sử và so với các lượng khác của dân cư, thì đây là lượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của yếu tố tự nhiên. Nó phản ánh lợi ích sống còn của loài người nói chung và của từng cộng đồng dân cư nói riêng. Thông thường, để tồn tại và phát triển, con người thường tìm đến những nơi có điều kiện thuận lợi hơn, cùng với tập quán, truyền thống sinh hoạt kinh tế và văn hoá của từng cộng đồng người, tất cả những cái đó tác động mạnh lên sự phân bố dân cư, tạo ra một động thái thường xuyên, mà người ta gọi là di dân. Di dân tất yếu dẫn đến xáo trộn dân cư một nước, một khu vực. Ngoài ra, các yếu tố khác như thiên tai, chiến tranh... cũng là những tác nhân tác động tới sự phân bố dân cư ở một vùng, một nước, một khu vực địa lý nhất định. Cùng với sự phát triển của sản xuất, sự phân bố dân cư là một yếu tố có tính khách quan, do sự quá độ dân số mang lại. Do vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chủ động trong việc phân bố dân cư, mặc dù đó là một yêu cầu của sự phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, việc phân bố dân cư trên phạm vi toàn cầu đang và sẽ còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần quan tâm.

Cơ cấu dân cư là tỉ lệ dân cư chia theo giới tính, lứa tuổi, tộc người hoặc nghề nghiệp... tuỳ theo tiêu chuẩn và yêu cầu xem xét. Cơ cấu giới tính là tỉ số nam trên 100 nữ, còn gọi là tỉ số giới tính. Qua chọn lọc tự nhiên, do khả

năng thích nghi và sức sống của phôi và trẻ sơ sinh nam thấp, nên tỉ số giới tính tự nhiên (lúc mới sinh) luôn đạt từ 1,08 - 1,1, nhưng tỷ số này nhỏ dần qua các nhóm tuổi, nhất là ở những nước kém phát triển. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1950 trở lại đây, toàn châu Á và từ năm 1965, toàn nhân loại đã chuyển sang trạng thái dân số nam nhiều, nữ ít. Ngoài những nguyên nhân tự nhiên, các yếu tố xã hội như chiến tranh, tai nạn nghề nghiệp, thói quen sống dẫn đến khả năng tử vong cao, cùng với tâm lý, truyền thống trọng nam khinh nữ... đã làm thay đổi tỉ số giới tính ở từng khu vực, từng nhóm tuổi. Tỷ số giới tính là một biến số có vai trò quan trọng trong tổ chức đời sống, sự ổn định và phát triển của cộng đồng dân cư. Cơ cấu dân cư theo độ tuổi là sự phân chia Dân cư theo các nhóm tuổi như: Tuổi sơ sinh (từ 0 - 5 tuổi), tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già (Theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc là từ 65 tuổi trở lên). Cơ cấu dân cư theo độ tuổi có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng khu vực, nó làm xuất hiện những vấn đề quan trọng của từng cộng đồng như thừa hoặc thiếu lực lượng lao động, sự đảm bảo cuộc sống cho những người sống phụ thuộc và các vấn đề xã hội khác. Cơ cấu dân cư theo tộc người là số các tộc người và số lượng từng tộc người trong một cộng đồng dân cư nhất định (một nước, một tỉnh, một khu vực). Từ buổi bình minh của lịch sử khi mới hình thành, các tộc người thường là những cộng đồng riêng biệt, có lãnh thổ riêng biệt. Càng về sau, cùng với sự phát triển của sản xuất và các quan hệ xã hội khác, quá trình định cư xen kẽ giữa các tộc người trên một vùng lãnh thổ diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay hầu hết các khu vực lãnh thổ trên trái đất là địa bàn cư trú xen kẽ của những tộc người khác nhau, thậm chí trên một địa bàn nhỏ hẹp mà có tới hàng chục tộc người cùng sinh sống. Từ đây luôn xuất hiện những vấn đề quan hệ giữa các tộc người trong quá trình phát triển của từng cộng đồng dân cư cũng như của dân cư toàn thế giới. Cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp là tỷ lệ dân cư theo những nghề chuyên môn nhất định trong

một cộng đồng cụ thể. Cơ cấu này phản ánh trình độ phát triển của từng cộng đồng và cả xã hội. Tính chất chuyên môn hoá của sản xuất ra đời do quá trình phân công lao động của nhân loại đã tạo ra những bộ phận dân cư sống gắn bó với một nghề nhất định, hình thành các làng nghề, các trung tâm công nghiệp. v.v.. Do gắn liền với sản xuất nên trong cơ cấu dân cư đã xuất hiện một dạng cơ cấu khác, đó là cơ cấu giai cấp. Loại cơ cấu này gắn chặt với từng phương thức sản xuất cụ thể và luôn chỉ là một phạm trù lịch sử. Tỉ lệ dân cư theo nghề nghiệp trong một cộng đồng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội nói chung, đồng thời cũng ảnh hưởng tới các lượng khác, còn lại của dân cư.

Các lượng của dân cư luôn có quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau, cùng góp phần tác động tới mặt chất lượng của dân cư.

1.3.1.2. Mặt chất lượng của yếu tố dân cư:

Mặt chất lượng của yếu tố dân cư bao gồm các thành tố: chất lượng sống, sức khoẻ, trình độ dân trí, văn hoá...

- Chất lượng sống của dân cư gồm có: chất lượng dinh dưỡng, điều kiện sinh hoạt, nhà ở và các phương tiện phục vụ hoạt động sống.

Chất lượng dinh dưỡng là tổng hợp lượng calori và các vi chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể con người, được đưa vào cơ thể bằng cách ăn, uống... Đi liền sau lao động, dinh dưỡng đã góp phần quyết định sự hình thành loài người; Ph. Ăngghen đã từng khẳng định: “Nhưng sự xuất hiện của nghề săn bắn và đánh cá giả định rằng đã có bước chuyển từ chỗ ăn thuần thực vật sang chỗ ăn cả thịt nữa, và đó là bước tiến mới quan trọng trên con đường chuyển biến thành người” [61, tr.649]. Ăn, uống nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất, đồng thời cũng là biểu hiện trình độ văn hoá của cộng đồng dân cư. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và trình độ dân trí, mà người ta sản xuất cho mình một chế độ dinh dưỡng nhất định, có lợi hoặc

không có lợi cho sức khoẻ. Thức ăn cũng góp phần phát triển giống nòi. Khi cắt nghĩa sự khác nhau trong sự phát triển của các bộ tộc người cổ đại, ph.Ăngghen đã viết "Có lẽ phải cho rằng vì những thức ăn của người Arien và Xêmít gồm rất nhiều thịt và sữa, và vì ảnh hưởng đặc biệt thuận lợi của những thức ăn đó đến sự phát triển của trẻ con, nên hai giống người đó phát triển tốt hơn. Thật vậy, những người Inđian thuộc các bộ lạc Pueblô ở Tân Mêhicô, vì phải ăn hầu như hoàn toàn chỉ có thực vật, nên họ có một bộ óc nhỏ hơn bộ óc của người Inđian trong giai đoạn thấp của thời đại dã man, là những người ăn thịt và cá nhiều hơn" [62,tr.51]. Tuỳ theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và vùng địa lý, mà người ta có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng thích hợp, khoa học là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó y học đóng một vai trò quan trọng.

Điều kiện sinh hoạt, còn gọi là điều kiện tiện nghi được hiểu là tình trạng môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh cộng đồng dân cư, tác động thường xuyên tới hoạt động sống của từng con người và cả cộng đồng đó. Điều kiện sinh hoạt bao gồm rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, các điều kiện vệ sinh, điều kiện kinh tế, độ an toàn, các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, trạng thái tâm, sinh lý. v. v... Do con người cư trú ở các vùng khác nhau trên trái đất, do có những đặc tính riêng ở mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân cư, nên các yếu tố tạo thành một điều kiện sinh hoạt thích hợp là không giống nhau ở những cá nhân và cộng đồng khác nhau. Theo quy ước quốc tế thông thường một trạng thái thích hợp của điều kiện sinh hoạt cộng đồng là có khoảng 80% số người thoả mãn với trạng thái đó. Điều kiện sinh hoạt có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của từng cá nhân con người, từng cộng đồng dân cư tuỳ thuộc vào các chỉ số thích hợp hay không thích hợp của các yếu tố cấu thành nó. Xã hội càng phát triển, con người càng có nhiều khả năng tạo ra một điều kiện sinh hoạt thích hợp cho hoạt động sống của mình. Tuy nhiên, nhiều khi vì chạy theo một mục đích

nào đó, con người lại rơi vào thế bị động, phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu từ phía điều kiện sinh hoạt, vốn là hậu quả tất yếu của hành động của mình. Nạn ô nhiễm môi trường sống khá phổ biến hiện nay là một ví dụ điển hình đồng thời là một vấn đề lớn của sự phát triển dân cư trong quan hệ với điều kiện sinh hoạt.

Nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt: nhà ở được hiểu là công trình xây dựng có mái, có tường vách che chắn dùng để ở, hoặc làm một việc gì đó. Nhà ở thường kèm theo các tiện nghi sinh hoạt. Tiện nghi sinh hoạt là những trang bị cần thiết để làm cho sinh hoạt hàng ngày của con người được thuận lợi. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt là những sản phẩm vật chất mang tính văn hoá do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống hằng ngày và phân biệt con người với loài vật. Nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội nói chung, cũng như phản ánh trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của từng nước, từng dân tộc và tuỳ thuộc ảnh hưởng của môi trường xung quanh, do đó nó là dấu hiệu chất quan trọng trong chất lượng của dân cư. Vào buổi bình minh của lịch sử loài người, do sản xuất chưa phát triển, các hang động tự nhiên đã là nơi trú ngụ, nơi chứng kiến bao vui buồn và đau khổ của các cộng đồng người nguyên thuỷ trên khắp trái đất. Càng về sau, con người càng khám phá ra các vật liệu từ đất gỗ, đá là những thứ sẵn có trong thiên nhiên, tạo ra từ chúng những nguyên liệu khác, đồng thời, cùng với sự phát triển khoa học xây dựng, kiến trúc, với truyền thống văn hoá của từng cộng đồng, nhà ở của con người đã tiến bộ rất nhiều và ngày càng tiện nghi hơn. Cùng với sự tiến bộ về tiện nghi sinh hoạt, nhà ở đã góp phần tích cực vào việc khôi phục sức khoẻ cho con người sau thời gian lao động, nuôi dưỡng các thế hệ kế tiếp, chăm sóc các thế hệ lớn tuổi, hết khả năng lao động..., góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều cộng đồng dân cư tại những nước kém phát triển, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt đang là một vấn đề lớn cần quan tâm giải quyết, đây là một trong những chỉ số phản ánh sự đói nghèo.

- Sức khoẻ: sức khoẻ được hiểu là tình trạng thoải mái về thể chất và tinh thần của con người. Một sức khoẻ tốt không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn có khả năng chống đỡ lại những tác động do biến động trong một giới hạn nhất định của hoàn cảnh; làm việc, học tập có hiệu quả cao, phục hồi sức lực nhanh, có khả năng duy trì nòi giống. Tình trạng sức khoẻ, trước hết, phụ thuộc vào cấu trúc gen và sự phát triển của cơ thể, vào một lối sống tích cực, tiến bộ của mỗi cá nhân. Nhưng mặt khác, luôn có hàng loạt yếu tố khách quan chi phối, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, như môi trường, điều kiện sinh hoạt và làm việc, chế độ dinh dưỡng, tập quán sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng... Sức khoẻ luôn thể hiện ra vừa kết quả vừa là chỉ báo của sự phát triển con người và tiến bộ xã hội. Về cơ bản, con người, ai cũng mong muốn có được sức khoẻ tốt, Bác Hồ từng nói "không bệnh là tiên sướng tuyệt trần", nhưng mong muốn đó luôn bị giới hạn bởi những điều kiện khách quan của tình trạng xã hội. Trong khi phân tích tình cảnh giai cấp công nhân Anh giữa thế kỷ XIX, Ph. Ăngghen đã nêu bật nguyên nhân của bệnh tật, của sự sút kém sức khoẻ người lao động của Anh phụ thuộc tình trạng xã hội, phụ thuộc các yếu tố khách quan đã nêu trên, Ph. Ăngghen viết: "Sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn đã có hậu quả cực kỳ tai hại, không khí ở Luân Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)