Hoàn cảnh địa lý điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 81 - 84)

Chƣơng 2.......... DÂN CƯ TRONG TỒN TẠI XÃ HỘI Ở LÂM ĐỒNG

2.1. Những đặc điểm cơ bản về tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng

2.1.1. Hoàn cảnh địa lý điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính. + Vị trí địa lý:

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, nằm giữa các toạ độ địa lý: X = 110

12' = 12015' vĩ độ Bắc; Y = 1070

15' - 108045' kinh độ Đông. Lâm Đồng có lãnh thổ nằm trọn trong nội địa, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển. Ranh giới với các tỉnh khác: bắc - đông bắc giáp Đắc Lắc; tây giáp Bình Phước; nam - đông nam giáp Bình Thuận; tây nam giáp Đồng Nai; đông giáp Khánh Hoà và Ninh Thuận.

Diện tích của tỉnh Lâm Đồng 9.773,95km2, chiếm khoảng 3% diện tích cả nước.

+ Địa giới và địa danh hành chính:

Ngày 1/11/1899 Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume ký quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng bao hàm chủ yếu lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Trải qua nhiều lần thay đổi, sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, tháng 02/1976 Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định giải thể Khu, hợp nhất các tỉnh ở Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Lâm Đồng ra đời trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức trước đây với một thành phố, 6 huyện - gồm: 61 xã, 6 thị trấn, 6 phường. Hiện nay Lâm Đồng bao gồm: thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 9 huyện: Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Dahuoai, Đatẻh, Cát Tiên, Đơn Dương. Các đơn vị hành chính cơ sở gồm có: 106 xã, 11 thị trấn và 18 phường. Trong đó có tới 4 huyện với hơn 50 xã mới được thành lập

trong vòng 15 năm trở lại đây. Về diện tích có sự chênh lệch đáng kể, ở cấp huyện và tương đương, lớn nhất là huyện Di Linh (1.627,55 km2) nhỏ nhất là thị xã Bảo Lộc (229,8km2), còn ở cấp xã và tương đương, ở các huyện, thành đều có những xã rất rộng, diện tích thường chiếm 1/5 đến 1/4 diện tích của cả huyện, thường dân số ở những xã này rất ít.

2.1.1.2. Đặc điểm địa lý - tự nhiên: [dựa theo 15]

+ Địa hình:

Với địa hình cao nguyên, đặc điểm nổi bật của địa hình Lâm Đồng là sự phân biệt rõ nét từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, với nhiều đỉnh độ cao từ 1.300m đến hơn 2.000m so với mực nước biển. Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp, với độ cao trung bình từ 500 - 1.000m. Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và bán bình nguyên. Căn cư theo độ cao, có thể chia thành 4 kiểu địa hình: địa hình núi, địa hình cao nguyên, địa hình đồi, địa hình thung lũng.

+ Khí hậu, khí tượng thuỷ văn:

Lâm Đồng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng thời tiết nói chung là ôn hoà, dịu mát quanh năm và ít có những biến động lớn. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động từ 100

- 230C, chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm ở từng khu vực. Tuy nhiên biên độ nhiệt ngày, đêm khá cao, đặc biệt là ở Đà Lạt. Độ ẩm tương đối của không khí trong các tháng mùa mưa khá cao (84 - 91%), các tháng mùa khô ở Đà Lạt là khoảng 69 - 83%, ở Bảo Lộc 83 - 92%.

Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, dao động trong khoảng 1.000 - 2.7000 mm, riêng sườn đồi gió đông nam (các huyện Đahuoai, Bảo Lộc, Di Linh có lượng mưa lớn hơn, có thể đạt tới 3.200 - 3.500mm. Số ngày mưa trung bình năm khoảng 162- 178 ngày về mùa khô còn 20 - 30 ngày. Do nằm xa biển nên Lâm Đồng ít ảnh hưởng trực tiếp của

bão, nhưng tốc độ gió trung bình trong năm lớn hơn một số tỉnh đồng bằng, tốc độ gió mùa đông thường lớn hơn mùa hè. Hướng gió trong các mùa tương đối ổn định. Ngoài ra ở Lâm Đồng thường hay xảy ra sương mù, có sương muối nhẹ, mưa giông và mưa đá, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống và cây trồng.

+ Tài nguyên đất và nước:

- Đất của Lâm Đồng với tổng diện tích 977.395 ha, trong đó đất chuyên dùng là 15.143 ha, đất ở: 6.857 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 954 ha, đất chưa sử dụng: 224.517 ha. Trong đó có tới 708.500 ha là đất vàng đỏ (fe-va- lít) thích hợp với việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê) và cây ăn quả; 55.100 ha đất phù sa ven sông, suối thích hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm.

- Tài nguyên nước của Lâm Đồng bao gồm: tài nguyên mặt nước bao gồm có 3 con sông lớn, nhiều suối với tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 21 tỷ m3, phân bố tương đối đều trong tỉnh, có tiềm năng thuỷ điện lớn, cùng với nhiều hồ lớn cung cấp nước cho thuỷ lợi, nông nghiệp và sinh hoạt. Tài nguyên nước ngầm phân phối không đều giữa các vùng, có tới gần 2/3 diện tích là vùng chứa nước kém và khó khai thác. Toàn tỉnh Lâm Đồng có 6 điểm chứa nước khoáng có thể khai thác, với nhiệt độ trung bình lớn hơn nước suối khoảng 30

C.

+ Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:

- Rừng của Lâm Đồng rất phong phú với hơn 400 loài thuộc nhiều họ khác nhau, trong đó rừng thông chiếm 21,12% diện tích, tạo ra một vùng sinh cảnh độc đáo, đặc thù so với cả nước. Tổng diện tích rừng tính đến năm 1997 là 550.764 ha, trong đó rừng tự nhiên là 531.068 ha, rừng trồng là 19.190 ha. Rừng Lâm Đồng đa số là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn các nhà

máy thuỷ điện lớn, do vậy có vai trò rất quan trọng, cần quan tâm khoanh nuôi, bảo vệ thường xuyên.

- Về mặt sinh học, Lâm Đồng là vùng rất đa dạng về hệ động vật và thực vật, có tính đặc hữu cao, là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, là nguồn thực phẩm và dược liệu phong phú, quý giá. Hiện nay Lâm Đồng có 128 họ động vật, với 254 loài và hệ thực vật với khoảng 3.000 loài, là một trong số những tỉnh có hệ thực vật phong phú nhất Việt Nam.

+ Về khoáng sản: Theo điều tra của Liên đoàn địa chất 6, Lâm Đồng có khoảng 165 điểm khoáng sản (gồm 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng), với nhiều kim loại quý, trữ lượng lớn (trữ lượng dự kiến: kẽm  5.621 tấn, nhôm  120 triệu tấn, thiếc khoảng 130.000 tấn, vàng gốc khoảng 10.148 kg, bạc khoảng 15.637 kg, đá quý khoảng 678kg), ngoài ra còn có mỏ cao lanh với trữ lượng 127.866.021 tấn và nhiều khoáng sản khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)