Mặt lượng và mặt chất của cư dân Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 99 - 112)

Chƣơng 2.......... DÂN CƯ TRONG TỒN TẠI XÃ HỘI Ở LÂM ĐỒNG

2.2. Thực trạng của yếu tố dân cƣ ở Lâm Đồng hiện nay

2.2.1. Mặt lượng và mặt chất của cư dân Lâm Đồng

2.2.1.1. Những yếu tố lượng của dân cư Lâm Đồng.

Mặt lượng của dân cư Lâm Đồng có những đặc điểm khá riêng biệt so với các địa phương trong cả nước, nó phản ánh sự đa dạng đặc thù của điều kiện địa lý tự nhiên của một tỉnh miền núi cao, mới được phát hiện và khai thác bởi những cộng đồng có nền văn minh cao. Đồng thời phản ánh sự vận động của mặt chất, việc xem xét một cách khoa học các yếu tố lượng của dân cư Lâm Đồng sẽ giúp ta có một cách nhìn toàn diện, hiện thực hơn, từ đó có được những kiến giải cho sự phát triển tương lai. Các yếu tố lượng của dân cư Lâm Đồng bao gồm:

+ Số lượng dân cư: Theo số liệu tổng hợp từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 của Tổng cục Thống kê, dân số Lâm Đồng là 996.219, tăng 356.995 người so với tổng điều tra năm 1989. Nhìn chung dân số Lâm Đồng có sự gia tăng nhanh, chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng chung trong 10 năm là 4,27% năm, đứng thứ hai trên toàn quốc. Tuy vậy, Lâm Đồng hiện là tỉnh có mức sinh thuộc nhóm cao so với cả nước, trong khi mức chết đã giảm nhanh (xấp xỉ với mức chết chung so với cả nước), dẫn đến tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hiện còn ở mức cao, tính chung cho toàn tỉnh là 23,950

/00 tỷ lệ tăng trung bình 10 năm 1989 - 1999). Mặc dù tỷ lệ sinh hàng năm đều giảm và giảm nhiều (năm 1998 là 14,380

/00), giảm hơn một nửa so với năm 1990), nhưng là một tỉnh miền núi cư dân nông thôn và các tộc ít người chiếm tỷ lệ cao nên việc giảm mức sinh là hết sức khó khăn, hiện nay có những vùng

trong tỉnh có tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức 3%, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là xấp xỉ 5 con. Một trong những nguyên nhân dẫn tới mức sinh cao là do dòng di cư tự do từ các tỉnh tới nhiều trong những năm qua, thậm chí có nhiều hộ chuyển đến Lâm Đồng với mục đích chính là để sinh thêm vì có con chưa theo ý muốn.

+ Mật độ và sự phân bố dân cư: Lâm Đồng là một tỉnh miền núi cao, diện tích rộng, do đó đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy là mật độ dân cư trung bình thấp so với cả nước và dân cư phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh. Ta có thể tổng hợp về mật độ và sự phân bố dân cư theo bảng sau:

Đơn vị hành chính Diện tích (km2 ) Dân số (đến 01/4/1999) Mật độ trung bình (người/km2) Tỉnh Lâm Đồng 9.773,95 990.745 101 Thành phố Đà Lạt 403 161.728 401 Thị xã Bảo Lộc 229,8 135.701 590 Huyện Lạc Dương 1.513,8 24.511 16 Đơn Dương 611,6 80.976 132 Đức Trọng 902,2 137.410 152 Lâm Hà 1.586,5 126.699 80 Bảo Lâm 1.457,1 87.536 60 Di Linh 1.627,55 130.836 80 Đa huoai 489,6 30.248 62 Đatech 523,7 43.111 82 Cát Tiên 428,2 37,463 68

Nếu chỉ nhìn vào con số trung bình, ta đã thấy sự chênh lệch khá lớn về sự phân bố dân cư giữa các địa phương trong tỉnh. Có tới 7/11 huyện và tương đương với mật độ trung bình từ 80 người/km trở xuống; đơn vị có mật độ cao nhất gấp tới hơn 36 lần so với các đơn vị có mật độ thấp nhất. Trên

thực tế dân cư cư trú tập trung nhiều ở khu vực đô thị và ven các quốc lộ, tỉnh lộ, do đó ở những xã vùng sâu, vùng núi cao mật độ rất thấp, dân cư thưa thớt. + Cơ cấu dân cư: Cơ cấu dân cư theo giới tính. Tỷ lệ giới tính ở Lâm Đồng hiện là 101.78% (cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước, là 96,7%), tỷ lệ này tăng đều và hiện ở mức cao hơn tỉ lệ trung bình của cả nước, cụ thể năm 1979 là 93,86%, năm 1989 là 98,3%. Đây là đặc điểm khá riêng của cơ cấu dân cư ở Lâm Đồng so với cả nước. Nguyên nhân của tình hình này là do: Tuổi thọ trung bình của nam ở Lâm Đồng cao hơn, nếu tính theo nhóm tuổi từ 80 trở lên thì tỷ lệ nam so với nữ ở Lâm Đồng là 63/100, trong khi cả nước là 42/100 ; Do di dân đưa tới lượng lao động nam nhiều hơn nữ ; Do số trẻ sơ sinh nam nhiều hơn nữ (ở nhóm 0 - 4 tuổi tỷ lệ nam trên nữ là 105%).

Cơ cấu theo lứa tuổi, nhìn chung dân Lâm Đồng cũng tuân theo quy luật nhân khẩu học, tức là nhóm tuổi càng cao thì dân số càng giảm dần. Nhóm từ 0 - 4 tuổi chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh (so với năm 1989 là 15,84%, giảm 3,44%), tuy vậy vẫn là cao so với trung bình cả nước do tỷ lệ sinh cao. Nhóm từ 0 - 14 tuổi chiếm 37,6% tăng đều so với năm 1989, do mức chết giảm dần nhờ được chăm sóc tốt. Nhóm từ 15 - 59 có xu hướng giảm dần nhưng chỉ giảm rõ rệt từ nhóm 45 trở lên. Tỷ trọng các nhóm này trong dân số còn cao hơn và giảm chậm hơn so với cả nước, nguyên nhân chính là do di dân đến ở độ tuổi lao động. Nhóm từ sau 60 tuổi giảm rõ rệt, chỉ còn 1,04% dân số ở nhóm 70 - 74 và chỉ còn 0,26% ở nhóm 85 tuổi trở lên. Tuy nhiên tỷ trọng các nhóm này trong dân số toàn tỉnh cao hơn khá nhiều so với điều tra năm 1989 (tương ứng là 0,9% và 0,05%) chứng tỏ tuổi thọ trung bình của người dân đã được nâng lên cao hơn nhiều. Tỷ lệ người sống phụ thuộc chung ở Lâm Đồng là 71/100 (tổng số người từ 15 - 64 tuổi), tỷ lệ này năm 1979 là 105/100, năm 1989 là 84/100, giảm khá nhanh. Riêng ở nhóm dưới 14 tuổi tỷ lệ sống phụ thuộc là 66/100, nguyên nhân chính là nhờ giảm đáng kể mức sinh, trong khi tuổi thọ tăng cao.

Cơ cấu tộc người: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, tính đến thời điểm 01/4/1999, có 40 tộc người cư trú trên đất Lâm Đồng, trong đó 12 tộc có số dân dưới 10 người, 16 tộc có số dân từ 10 người đến 1.000 người và 12 tộc có số dân từ 1.000 trở lên.

Cơ cấu theo nghề nghiệp: Tính đến năm 1999, tổng số lao động ở Lâm Đồng (từ 13 tuổi trở lên đang làm việc) là 480.789/663.619. Trong đó lao động công nghiệp là 35.421, chiếm 7,36%; lao động nông - lâm nghiệp - thuỷ sản là 369.041, chiếm 76,7% ; lao động dịch vụ - thương mại là 54.622, chiếm 11,36%; lao động trong các đơn vị sự nghiệp như giáo dục, y tế, văn hoá... là 21.090, chiếm 4,5% trên tổng số lao động đang làm việc. Như vậy lao động nông - lâm nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, vì Lâm Đồng là một tỉnh nông nghiệp. Cũng do đó tỷ lệ người thất nghiệp là khá thấp so với cả nước. Số chênh lệch trong tổng số người từ 13 tuổi trở lên chưa có việc làm, chủ yếu do đang đi học và người già, mất khả năng lao động.

Tóm lại về số lượng dân cư, trong vòng 25 năm đã tăng lên hơn 2,5 lần. Gia tăng chủ yếu là cơ học, nhưng gia tăng sinh học vẫn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm, nguyên nhân khách quan: sức hút di dân cư đất đai nhiều màu mỡ, khí hậu ôn hoà, nên đa số là chuyển đến còn chuyển đi ít; nguyên nhân chủ quan: tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ chết thấp, tuổi thọ trung bình tăng cao. Riêng ở các tộc người bản địa tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ chết còn cao, tuổi thọ trung bình thấp hơn nên tốc độ tăng chung còn thấp, dẫn đến mức chênh lệch lớn về số lượng giữa dân nhập cư và dân bản địa. Dân cư phân bố không đều. Cơ cấu tộc người tăng nhanh về số tộc người, nên loại hình cư trú xen kẽ là phổ biến ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Tuy nhiên, mức tăng sinh học đang dần được kiểm soát và có chiều giảm dần.

+ Chất lượng cuộc sống: chất lượng cuộc sống của cư dân Lâm Đồng nhìn chung ngày càng nâng cao hơn trước. Qua tổng hợp điều tra, ta có thể đánh giá chất lượng sống trên một số nét sau đây (Nguồn tổng điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 1999 ở Lâm Đồng).

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của năm 1999 là 309,1 nghìn đồng (mức bình quân của cả nước là 295 nghìn đồng). Thu nhập bình quân hàng năm giai đoạn 1995 - 1999 tăng 7,61%. Chênh lệnh về thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực thành thị so với nông thôn còn khá lớn, nhưng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Cụ thể mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở thành thị năm 1999 nhiều gấp 1,5 lần so với khu vực nông thôn (năm 1995 là 1,3 lần) trong khi tỷ lệ bình quân cả nước là 3,7 lần (năm 1995 là 2,6 lần).

Về mức chi để mua sắm hàng hoá dịch vụ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt ở năm 1999 đạt mức bình quân 228 nghìn đồng một người một tháng, tăng 43 nghìn đồng so với mức bình quân chung của năm 1995. Mức chi tiêu cho tiêu dùng, sinh hoạt bình quân giai đoạn 1995 - 1999 tăng bình quân là 2,69% năm.

Về dinh dưỡng, thông qua mức chi tiêu cho bữa ăn chúng ta có thể đánh giá chung là chất lượng dinh dưỡng của các gia đình trong dân cư Lâm Đồng đã có sự cải thiện đáng kể. Mức chi ăn, uống, hút bình quân cho một người dân chiếm 57% tổng chi tiêu cho đời sống, trong đó hơn 95% là chi cho ăn uống trong gia đình. Nhìn chung lượng lương thực dần đi vào ổn định ở mức cần thiết, trong khi lượng thực phẩm tăng đều cả về số lượng và chất lượng. Mức cải thiện ở khu vực nông thôn có chậm hơn khu vực thành thị, biểu hiện ở mức tiêu thụ lương thực và rau chiếm nhiều hơn, trong khi các thực phẩm khác ít hơn [9].

Về điều kiện sinh hoạt, là tỉnh miền núi cao có diện tích rừng che phủ vào loại cao nhất nước, có nhiều hồ nước lớn nên về cơ bản điều kiện sống tự nhiên như môi trường, khí hậu, nguồn nước khá tốt. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng của địa phương đến nay tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch là 65% (trong đó khu vực nông thôn là 40,8%), 62% số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh. Ở khu vực thành phố, thị xã đã tăng cường thu gom rác thải, bình quân hàng ngày của năm 1999 là 173m3, đảm bảo sạch, đẹp các trung tâm, đường phố và khu dân cư lớn.

Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Qua tổng điều tra 01/4/1999, hiện Lâm Đồng có 210.892 hộ, trong đó 4.890 hộ không nhà ở chiếm 2,3%. Trong số những hộ có nhà ở, nhà đơn sơ là 30.383 căn, chiếm 14,7%, còn lại 175.619 căn là nhà các hạng từ khung gỗ lâu bền mái lá cho đến nhà kiên cố. Diện tích nhà ở khá cao, số hộ có diện tích nhà ở từ 25m2

trở lên là 142.225 căn, chiếm 81%, trong đó trên 30% số hộ có diện tích từ 60m2

trở lên, số hộ có diện tích dưới 15m2

chỉ chiếm 3%. Xét theo sở hữu, phần lớn hộ có nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là 92,35%, số thuê của Nhà nước là 3,19%, thuê của tư nhân là 3,37%.

Đến nay đã có 105/138 xã có điện lưới quốc gia. Lượng điện cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân ngày càng tăng và càng vươn tới các vùng sâu, vùng xa. Bình quân điện sinh hoạt trên đầu người năm 1999 là 111,96 KW/h, tăng so với mức bình quân năm 1995 là 52,68KW/h. Chi bình quân đầu người cho nhu cầu nhà ở, điện, nước hàng tháng của năm 1999 là 15.670 đồng, cao hơn so với năm 1995 là 6.484 đồng.

Các tiện nghi sinh hoạt khác như vô tuyến truyền hình, tủ lạnh, máy giặt, bếp ga, xe máy... được sử dụng ngày càng tăng, riêng xe máy năm 1999 tăng hơn 10.000 chiếc so với năm 1998, tính trung bình 10 người dân có 1 xe máy.

Hệ thống giao thông vận tải và bưu điện được đầu tư và phát triển mạnh. Đến cuối năm 1999, số xã phường có đường nhựa là 67 xã, đường đá 7 xã, đường cấp phối 42 xã, còn lại đường đất là 16 xã. Số xã có đường ô tô đến xã là 97/99 xã, xã có đường ô tô đến thôn là 88/99 xã. Tính đến cuối năm 1999 số xe vận tải các loại trên toàn tỉnh là 2.311 chiếc với tỷ trọng 8.565 tấn, số xe tăng bình quân (1995 - 1999) là 11,01%. Số xe vận tải hành khách có 3.059 chiếc với tổng số 21.868 ghế, số xe tăng bình quân hàng năm là 5,56% số ghế tăng là 6,3%, khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân hàng năm là 6,16%. Đến nay 134/138 xã phường đã có điện thoại, số bưu cục khu vực là 28, tăng 16 bưu cục so với năm 1995, tổng số máy cố định đã lắp đặt là hơn 41.000 máy, bình quân đạt hơn 4 máy/100 người dân. Số chi bình quân cho việc đi lại, dịch vụ, bưu điện trên đầu người 1 tháng của năm 1999 là 28 nghìn đồng, chiếm 12,29% trong tổng chi tiêu cho đời sống, cao hơn 2% so với năm 1995 [9].

+ Về sức khỏe: công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám, điều trị cho nhân dân ở Lâm Đồng được Đảng, chính quyền địa phương các cấp và chính người dân hết sức quan tâm. Đến nay trên toàn tỉnh Lâm Đồng có 15 cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, 12 cơ sở tuyến huyện và 135/138 xã phường có trạm y tế. Ngoài ra còn có hơn 200 hiệu thuốc và 445 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Tổng số giường bệnh là 2.155, bình quân số giường bệnh cho 10.000 dân là 21,2%. Số y, bác sĩ/10.000 dân là 11,5, trong đó số bác sĩ là 5,3; 52% số xã có bác sĩ và 77% thôn buôn có nhân viên y tế. Tổng lần khám chữa bệnh năm 2.000 là khoảng 2 triệu lần, số lần khám bình quân đầu người/năm là 1,96. Số ngày sử dụng bình quân của một giường bệnh trong một tháng là 23 ngày.Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng và tổ chức được nhiều đợt truyền thông giáo dục sức khoẻ, vệ sinh phòng dịch trong các khu dân cư, các trường học..., tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn 34,4% (năm 1995 là 50%), tỷ lệ trẻ chết dưới 5 tuổi còn là 6%. Tuổi thọ

trung bình năm 1999 là 70,8, được xếp vào nhóm trung bình trong các tỉnh về chỉ số phát triển con người (HDI).

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước cho công tác y tế, việc chi cho chăm sóc sức khoẻ của các hộ gia đình cũng tăng đáng kể. Bình quân chi cho dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trên một khẩu năm 1999 là 161 nghìn đồng, tăng 100 nghìn đồng so với năm 1995, trong đó chi cho thuốc bổ và thuốc chữa bệnh năm 1999 tăng 58 nghìn đồng so với năm 1995 [9].

Lâm Đồng đã căn bản loại trừ bệnh phong, đẩy lùi được bệnh sốt rét và căn bản không có các dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng chi ngân sách cho y tế năm 1999 là 35,656 tỉ đồng trong đó chi cho chữa bệnh chiếm 51,77% và bình quân cho một giường bệnh/năm đạt 11,9 triệu đồng, chi cho phòng bệnh chiếm 18,23%. Ngoài ra còn nhận từ nguồn viện trợ nước ngoài hơn 9,3 tỷ đồng. Nhờ đó điều kiện chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được nâng cao, sức khoẻ của nhân dân ngày càng tốt hơn.

+ Trình độ dân trí:

Về học vấn, tuy là một tỉnh miền núi cao, nhưng nhờ sự cố gắng của Đảng, chính quyền và sự quan tâm tới sự học tập để nâng cao dân trí của người dân, Lâm Đồng đã phát triển nhanh về học vấn, là tỉnh thứ 25 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đến nay đã có 15/138 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Hàng năm huy động số trẻ đến lớp là 90%, bình quân toàn tỉnh có

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 99 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)