Dân cư trong quan hệ với hoàn cảnh địa lý điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 41 - 47)

1.2. Vai trò của yếu tố dân cƣ trong tồn tại xã hội

1.2.1. Dân cư trong quan hệ với hoàn cảnh địa lý điều kiện tự nhiên

Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, hơn nữa sự xuất hiện của loài người chính là kết quả của quá trình biến đổi dài lâu của bản thân giới tự nhiên. Chính nhờ những biến đổi theo hướng tiến hóa của tự nhiên, đồng thời do sự cạnh tranh khốc liệt để thích nghi của các loài động vật trong sự khai thác tự nhiên, mà loài người đã xuất hiện. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Nền kinh tế cướp đoạt ấy" của loài vật đã có một tác dụng quan trọng trong việc biến đổi dần dần các chủng loại,... không còn nghi ngờ gì nữa rằng nền kinh tế cướp đoạt đó đã góp phần rất lớn làm cho tổ tiên chúng ta chuyển biến thành ngươì" [61,tr.648]. Khi phê phán quan điểm xem xét tự nhiên một cách thuần túy của Phoiơbắc, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, kể từ khi loài người xuất hiện, con người luôn gắn với tự nhiên, với những điều kiện, hoàn cảnh địa lý, khí hậu, đất đai cụ thể. Chỉ ở trong giới hạn cụ thể của hoàn cảnh đó con người mới tiến hành các hoạt động để tồn tại và phát triển, đồng thời từ đó mà cải biến tự nhiên theo nhu cầu của mình. Thậm chí hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên ở từng vùng miền cụ thể đã quy định sự khác biệt của các cư dân, từ đó quy định sự khác biệt giữa các cộng động và sự phát triển của họ. Đó chính là vai trò to lớn của hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên, một sự quy định mà con người, cho đến tận ngày nay với một trình độ sản xuất cao, vẫn chưa thể vượt qua. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần khẳng định

do phải tập trung làm rõ vai trò của phương thức sản xuất nên không có điều kiện phân tích sâu thêm vai trò của hai yếu tố dân cư và hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên, chứ hai ông không hề xem nhẹ chúng. Các ông viết:

Đương nhiên là ở đây, chúng ta không thể đi sâu nghiên cứu thể chất của bản thân con người, cũng như điều kiện tự nhiên mà con người thấy có sẵn như điều kiện địa chất, điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu. Nhưng những điều kiện ấy không những chỉ quy định tổ chức cơ thể nguyên thủy, nảy sinh một cách tự nhiên của con người, đặc biệt là những sự khác biệt về chủng tộc giữa họ với nhau mà còn quy định sự phát triển sau này hoặc sự không phát triển sau này của tổ chức ấy cho đến ngày nay. Mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và những thay đổi của chúng do hoạt động của con người gây ra trong lịch sử. [57,tr.29 chúng tôi nhấn mạnh].

Vì thế, sự gắn bó của dân cư với hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên là điều đặc biệt có ý nghĩa.

Nhưng hoàn toàn khác với các loài vật, con người quan hệ với tự nhiên trên cơ sở sức mạnh của hai khí quan cơ bản đó là khối óc và hai bàn tay; những khí quan vừa là sản phẩm của sự cải biến tự nhiên, vừa là điều kiện để tạo ra sự cải biến đó. Từ những quan hệ ấy đã hình thành nên một hoạt động mới trong dân cư - hoạt động lao động sản xuất vật chất. Ph. Ăngghen nhận xét: "Nhờ hoạt động phối hợp của bàn tay, của các khí quan phát âm và của bộ óc, chẳng những ở mỗi cá nhân mà cả trong xã hội nữa, loài người đã có đủ khả năng hoàn thành những công việc phức tạp hơn, có đủ khả năng tự đề ra và đạt được những mục đích ngày càng cao hơn. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính ngay lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn" [61,tr.650-651]. Trong giới hạn của hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên, mỗi cộng đồng tự hoàn thiện cho mình các công cụ lao động, các loại hình lao động thích hợp

và những nhu cầu sống phù hợp, đồng thời lại bằng vào những cái đó mà tác động, khai thác giới tự nhiên để tồn tại và phát triển. Sự gắn kết tự nhiên giữa các cộng đồng dân cư với hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên đã ổn định hàng chục nghìn năm và về cơ bản sẽ còn ổn định, mặc dù các phương tiện hiện đại đang cho phép con người chế ngự ngày càng hiệu quả hơn các hiện tượng tự nhiên. Điều kiện tự nhiên không chỉ quy định các cấu hình cơ bản của từng chủng tộc, tộc người, mà còn quy định cả các chỉ số về lượng và chất của các cộng đồng đó. Ví như trong khi cư dân ở những vùng khí hậu ấm áp thường sinh đẻ nhiều, thì cư dân ở Bắc cực hoặc thảo nguyên, như người Étkimô, người Mông cổ chẳng hạn, lại sinh đẻ rất ít.

Ở những thời kỳ đầu của lịch sử, khi công cụ lao động chưa phát triển, con người còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, mỗi cộng đồng thường tự giới hạn các nhu cầu của mình ở mức vừa phải, nhưng con người không bao giờ thụ động trước tự nhiên. Khi phân tích sự tác động của con người vào tự nhiên, Ăngghen cho rằng: "Loài vật phá sạch thực vật trong một vùng nào đó, mà không hiểu gì về việc làm của chúng cả. Còn con người, khi phá như thế để dùng dải đất đã dọn sạch đó mà gieo ngũ cốc hoặc trồng cây, thì đã biết trước rằng, mùa đến các giống cây ấy sẽ đem lại cho họ một số thu hoạch biết bao nhiêu lần nhiều hơn số hạt giống mà họ đã gieo. Họ mang những thứ cây có ích và các gia súc từ xứ này đến xứ khác và do đó họ cải biến các giống động vật và thực vật, đến nỗi người ta không còn nhận ra được những giống ấy nữa" [61.652]. Song ngay những tác động cải biến tự nhiên của con người ở từng vùng miền cụ thể lại do hoàn cảnh địa lý quy định. Chính trong giới hạn đó, cùng với sự kiên trì, sáng tạo trong chinh phục tự nhiên, mỗi cộng đồng cụ thể đã xác lập được hệ nhu cầu và phương thức thỏa mãn chúng một cách thích hợp. Ví dụ, do giới hạn về địa lý, khí hậu, cư dân châu Âu đã sử dụng lương thực chính là lúa mì, trong khi cư dân châu Á là lúa gạo, châu Phi là ngô; hoặc giả sự gắn bó của con lạc đà với cư dân sa mạc, con tuần lộc với cư

dân Bắc cực... Việc chinh phục tự nhiên để khắc phục hoàn cảnh còn tạo ra những biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường của từng dân tộc, từng quốc gia. (Ví như việc đắp đê trị thủy của người Hà Lan, người Việt chẳng hạn). Tuy nhiên, khi sản xuất đã phát triển, con người ngày càng đông, nhu cầu ngày càng đa dạng, nhất là khi mà trong dân cư đã chia thành các giai cấp, thì quan hệ của các cộng đồng dân cư với tự nhiên đã có nhiều thay đổi. Và tiếc thay, cùng với thời gian và sự gia tăng lợi ích ích kỷ của các cộng đồng, con người ngày càng khai thác tự nhiên theo kiểu bóc lột. Chỉ trong mấy trăm năm phát triển sản xuất công nghiệp, con người đã làm cạn kiệt hầu hết các kim loại quý hiếm, vi phạm sự cân bằng sinh thái, thải vào tự nhiên nhiều dư chất hết sức độc hại. Tùy vào hệ nhu cầu, lợi ích và mức độ phát triển của mình, mà mỗi cộng đồng cụ thể khai thác và để lại dấu ấn khác nhau trong tự nhiên. Nhưng tính chung cho toàn nhân loại thì các dấu ấn đã đến mức như Ph. Ăngghen từng nhận xét: "Chỉ có con người mới đạt đến chỗ in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi cả cây cỏ và các thú vật tới một mức độ mà kết quả của hoạt động của họ chỉ có thể biến mất, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong" [61,tr.475]. Con người đã đi tới khắp nơi và để lại dấu ấn ở khắp nơi, họ càng đông, càng mạnh thì lại càng làm mỏng manh thêm mối dây liên hệ giữa họ với giới tự nhiên. Và tất nhiên theo lẽ thường thì tự nhiên sẽ "trả thù" lại con người. Nhưng thông thường, sự "trả thù" lại luôn luôn lớn hơn sự tác động của họ tới tự nhiên và không thể lường trước được. Sự thật đó đã làm thức tỉnh những cộng đồng tiến bộ, buộc họ phải cảnh giác và tìm ra những phương cách khôn ngoan hơn để sửa chữa sai lầm, điều chỉnh lại quan hệ của họ với hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên. Trên thực tế, từ trước tới nay, luôn có những cộng đồng biết chủ động điều tiết, kiểm soát sự tác động của mình đến giới tự nhiên, sống hài hoà với tự nhiên, hoặc giả biết đầu tư công sức trí tuệ tái tạo lại phần tự nhiên đã mất đi do sự

khai thác của họ. Tất cả những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong quan hệ của dân cư với hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên phụ thuộc vào một yếu tố rất đặc trưng mà ta sẽ xem xét dưới đây.

Khi xem xét quan hệ của các cộng đồng dân cư với hoàn cảnh địa lý - điều kiện tự nhiên cần làm rõ một yếu tố rất quan trọng về chất của dân cư, yếu tố vừa là sản phẩm của hoàn cảnh địa lý trong đó con người hoạt động, vừa là những giá trị định hướng cho quan hệ của con người với tự nhiên, đó là văn hoá tộc người, văn hoá vùng miền. Tuỳ theo các đặc trưng văn hoá khác nhau, đồng thời tuỳ vào phông văn hoá đặc trưng đó mà họ ứng xử với hoàn cảnh tự nhiên. Không thể mở rộng ra toàn bộ đời sống văn hoá, vốn rất phong phú, ở đây chỉ đi vào những nền tảng văn hoá cơ bản, như là những nội lực của mỗi cộng đồng dân cư trong quan hệ với tự nhiên.

Trước hết, đời sống cộng đồng đã tạo ra cơ sở đầu tiên và quan trọng của văn hóa đó là giao tiếp và ngôn ngữ - cái "vỏ vật chất của tư duy". C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: "Ngôn ngữ cũng tồn tại lâu như ý thức; ngôn ngữ là ý thức hiện thực, thực tiễn, tồn tại vì cả những người khác và chỉ do đó mới cũng tồn tại vì bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện từ nhu cầu, tự sự tất yếu phải giao tiếp với người khác " [57, tr.43]. Ngôn ngữ được hình thành trực tiếp từ quá trình lao động, tức là quá trình sáng tạo ra văn hoá nhưng nó lại góp phần thúc đẩy lao động sản xuất có kết quả và do đó mà phát triển. Theo Ăngghen, trong lao động người ta cảm thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó, nên ngôn ngữ mới ra đời. Cái gì đó ở đây thì chắc chắn là cái nhu cầu phối hợp và thống nhất hành động vì yêu cầu của lao động rồi. Người nguyên thuỷ chắc chắn sẽ không dồn được con thú to xuống hố bẫy và không thể kéo nó lên khỏi hố để ăn thịt khi không phối hợp được hành động của nhiều người cùng một lúc. Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để phân công lao động giữa những người trong cộng đồng và do đó nó trở thành công cụ giao tiếp trong mỗi cộng đồng cụ thể. Nhờ vậy ngôn ngữ được hình thành,

gìn giữ và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng hiện thực (gia đình, hệ thống thân tộc, bộ tộc, dân tộc). Khi chữ viết được hình thành, ngôn ngữ được hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy các hình thức giao tiếp phát triển đồng thời nó tạo ra nhu cầu về một đội ngũ đông đảo những người biết chữ. Việc đáp ứng nhu cầu đó dưới nhiều hình thức, hơn nữa việc phát triển ngày càng đa dạng về hình thức ứng dụng ngôn ngữ viết đã tạo ra các hoạt động và các lĩnh vực văn hoá khác nhau như khoa học, giáo dục, nghệ thuật...Với tư cách là công cụ giao tiếp của cộng đồng, ngôn ngữ không chỉ chuyển tải những thông điệp đơn điệu, chuyên biệt của hoạt động sản xuất mà nó còn biểu đạt, diễn tả những cảm xúc những trạng thái tâm lý, phản ánh điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, con người không chỉ giao tiếp với nhau trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, và còn trao đổi kinh nghiệm trong dạy dỗ các thế hệ kế tiếp và giao tiếp với cả quá khứ nữa. Vì vậy, ngôn ngữ nói và viết ngày càng được hoàn thiện và trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của từng tộc người, của từng dân tộc, tạo ra một "biên giới vô hình" trong giao tiếp giữa các cộng đồng. Do sự giao tiếp giữa các cộng đồng ngày càng mở rộng, do sự cư trú xen kẽ của nhiều tộc người trên một lãnh thổ mà làm cho biên giới "ngôn ngữ" có thể "đóng" hoặc "mở" trong từng quan hệ nào đó và có sự giao thoa ở nhiều mức độ thậm chí có sự vay mượn ít nhiều giữa các ngôn ngữ trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, sự biến mất hoàn toàn của một ngôn ngữ thường là dấu chấm hết cho sự tồn tại của cộng đồng chủ nhân của nó. Do đó ngôn ngữ luôn luôn gắn với dân cư trong tồn tại xã hội ở mọi giai đoạn

của lịch sử.

Một đặc trưng văn hoá quan trọng khác của dân cư đó là các phong tục tập quán. Trong quá trình sinh sống, giao tiếp lâu đời, mỗi cộng đồng thường xuất phát từ hoàn cảnh khách quan, tạo ra cho mình những thói quen riêng biệt, hình thành nên những phong tục tập quán đã trở thành bản sắc riêng thì

nó luôn chứa đựng những giá trị tích cực trong sự phát triển của cộng đồng. Nhưng cũng có những phong tục, tập quán đã góp phần làm tăng thêm những hậu quả xấu trong tác động của con người tới hoàn cảnh tự nhiên. Ví như tập quán du canh du cư của nhiều tộc người miền núi gây mất rừng, xói mòn đất... Đặc trưng thứ ba của văn hóa cộng đồng đó là lễ hội. Để tăng cường sự giao tiếp của cộng đồng, sử dụng thời giờ nhàn rỗi gắn với phục hồi sức khoẻ và nhất là để truyền lại những giá trị, các kinh nghiệm sống cho đời sau, lễ hội là một phương tiện hữu hiệu vừa mang màu sắc văn hoá, vừa có nội dung giáo dục. Không một cộng đồng dân cư nào trên trái đất này mà lại không có các hoạt động lễ hội. Trái lại một cộng đồng, một dân tộc càng có truyền thống lâu đời thì lễ hội càng sâu sắc, càng gần với sản xuất hơn. Trong sinh hoạt lễ hội mọi người hầu như đều bình đẳng, cùng tham gia và cùng hưởng lợi. Nhiều giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với nhau được truyền tụng trong lễ hội đã góp phần tăng cường thêm sức mạnh của cộng đồng.

Các cộng đồng biết gìn giữ và phát huy tốt bản sắc văn hoá, coi nó như là một nguồn lực đều đạt được những thành tựu to lớn trong sự phát triển bền vững. Và những suy thoái, tụt hậu phát triển vi phạm một cách quá mức trong khai thác, bóc lột tự nhiên của một cộng đồng nào đó ít nhiều đều có nguyên nhân từ trong văn hoá của cộng đồng đó. Sự gắn kết bền vững của văn hoá cộng đồng có một sức sống mãnh liệt đến mức các lực lượng bên ngoài, bằng sức mạnh quân sự, xâm lăng đều phải tiếp thu để làm thành giá trị của mình. Mác - Ăngghen viết: "Điều đó giải thích một sự việc mà người ta nhận thấy ở khắp mọi nơi trong thời gian sau các cuộc di cư là: trên thực tế, tớ lại là chủ và kẻ đi chinh phục lại nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ, văn hoá và phong tục của dân tộc bị chinh phục" [57, tr.107].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)