Cộng đồng dân cư Lâm Đồng: quá trình hình thành và những đặc trưng mang tính quy luật

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 91 - 99)

Chƣơng 2.......... DÂN CƯ TRONG TỒN TẠI XÃ HỘI Ở LÂM ĐỒNG

2.1. Những đặc điểm cơ bản về tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng

2.1.3. Cộng đồng dân cư Lâm Đồng: quá trình hình thành và những đặc trưng mang tính quy luật

trưng mang tính quy luật.

2.1.3.1. Cư dân bản địa trên vùng đất Lâm Đồng.

Theo các cứ liệu khảo cổ học, vùng đất phía Nam Việt Nam, trong đó có lãnh thổ Lâm Đồng, cách đây khoảng 150 nghìn năm, tức là vào sơ kỳ đồ đá cũ, đã là nơi cư trú của người nguyên thuỷ thuộc chủng tộc Mônggôlôít từ phía Bắc di cư xuống. Họ di chuyển thường xuyên để săn bắt, hái lượm mà sinh sống và ở họ đã xuất hiện những hình thức cộng đồng sơ kỳ theo chế độ mẫu quyền, đó là gia đình thị tộc. Do ảnh hưởng của thời kỳ băng hà phát triển, cách đây khoảng 4 vạn năm, lục địa châu Á hiện nay đã nối liền với các quần đảo phía Đông và Nam Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho chủng tộc

Ôxtralôit thiên di ngược lên phía Bắc, tràn vào bán đảo Đông Dương. Trải qua một thời kỳ khoảng 1 vạn năm chung sống, với lối hôn nhân tạp giao giữa hai chủng tộc, đã hình thành một hệ người mới, trở thành cư dân đặc thù ở hầu khắp phía Nam bán đảo Đông Dương đó là người Anh-đô- nê-diên. Tuỳ theo tính ưu trội của nguồn gốc, người Anh-đô- nê-diên chia thành nhiều nhóm với hai ngũ hệ chính: nhóm Môn khơ me thuộc ngữ hệ Nam Á (chung ngữ hệ với người Việt) và nhóm Malayô - Pôlinêdi thuộc ngữ hệ Nam đảo. Giữa hai nhóm ngữ hệ này có nhiều đặc trưng khác biệt tạo ra tiền đề hình thành nên các nhóm tộc người khác nhau. Sự ra đời và phát triển của các tộc người bản địa ở duyên hải miền Trung và Tây Nguyên gắn liền với sự phát triển của văn hoá Sa Huỳnh. Ngay trong thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh nhóm ngữ hệ Môn Khơ me gồm có các tộc người Kơho, Mạ, M' Nông đã là cư dân bản địa của vùng núi cao nguyên, trong đó có lãnh thổ Lâm Đồng. Còn các cộng đồng thuộc nhóm ngữ hệ Malayô - Pôlinêdi bao gồm các tộc người: Chăm, Raglai thì định cư ở vùng thấp, ven biển miền Trung.

Cùng với quá trình thiên di, trên địa bàn Lâm Đồng đón nhận thêm tộc Raglai, cùng một phân nhánh hỗn hợp từ tộc người Raglai và người Chăm - đó là người Churu và một số tộc người khác, đến khai hoang mở đất.

Như vậy, có thể nói cư dân bản địa của Lâm Đồng từ rất sớm gồm có 5 tộc người là: Cơ ho, Mạ, Churu, M'Nông và Raglai. Địa bàn cư trú của các tộc này khá tập trung. Cụ thể: người Cơ ho cư trú tập trung phía Bắc và đông Băc, người Churu, Raglai ở phía Đông người Mạ ở phía Nam va đông Nam, người M'Nông chủ yếu ở Tây Bắc. Trong đó có 3 tộc người có đại bộ phận cư trú trên đất Lâm Đồng là: Cơ ho, Mạ và Churu. Người M'Nông và Raglai tuy có mặt sớm trên đất Lâm Đồng nhưng chỉ với số lượng ít, đa số còn lại cư trú ở các tỉnh lân cận.

Trước hết, cư dân Lâm Đồng ở thời kỳ này có thể khái quát một cách chung nhất là còn mang dấu ấn của qui luật cư dân nguyên thủy. Trước khi người Pháp đến đất Lâm Đồng, dân cư ở đây, như đã nói ở trên, bao gồm 5 tộc người là: Kơho, Mạ, Churu, Raglai và Mnông. Dân số của mỗi tộc người, cũng như dân số toàn tỉnh là rất thấp, tỷ lệ tăng dân số cũng thấp do tỷ suất sinh cao, nhưng tỷ suất chết thô cũng rất cao, trong khi tuổi thọ trung bình lại thấp do nhiều nguyên nhân. Năm tộc người trên tuy thuộc hai ngữ hệ khác nhau, nhưng có cùng một trình độ kỹ thuật và trình độ sản xuất còn ở mức khá thấp. Và do có sự cận cư lâu dài, thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi văn hoá với nhau nên giữa họ có nhiều nét tương đồng. Về kinh tế, họ sống chủ yếu nhờ vào việc đốt nương làm rẫy, đôi khi làm ruộng nước ở những nơi thuận lợi và dựa vào việc hái lượm các sản phẩm từ rừng. Thức ăn động vật chủ yếu là đánh cá ở sông suối tự nhiên, đôi khi là những động vật rừng săn được theo mùa. Rẫy là nơi trồng trọt tổng hợp gồm cả cây lương thực, cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi đây là "nền văn minh thực vật". Nói chung, hoạt động kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, sự trao đổi chỉ diễn ra với những mặt hàng và những khi thật cần thiết, nhưng chủ yếu theo phương thức hàng đổi hàng, đôi khi sử dụng vật ngang giá là chiêng đồng hoặc ché sành.

Thứ hai, có thể nói dân cư Lâm Đồng thời kỳ này vận động trong mối quan hệ hài hoà với tự nhiên, trong một chừng mực nhất định là lệ thuộc tự nhiên. Do đó, về mặt cơ cấu xã hội cũng phản ánh khá rõ quan hệ nói trên. Cụ thể, tổ chức xã hội cao nhất của các tộc người bản địa ở Lâm Đồng là làng. Nhưng làng ở đây cũng mang nặng tính tự quản và tương trợ, là sự mở rộng của một số gia đình, dòng họ nhằm nâng cao sức mạnh của con người để tồn tại hơn là một đơn vị hành chính. Sự phân hoá giai cấp chưa rõ nét, do đó quan hệ chính trị hết sức đơn giản và dân chủ. Các cuộc chiến tranh giữa các làng, các nhóm tộc người, xảy ra chủ yếu vì mục đích chiếm đất đai, nguồn

nước và thường là chiến tranh giữa những người đứng đầu các làng hoặc dòng họ lớn, từ đó kéo theo dân làng. Vì tồn tại gắn với tự nhiên nên hình thức gia đình lớn mẫu hệ là phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế và nuôi dạy các thế hệ kế tiếp... Cũng vì gắn với tự nhiên, nên đại bộ phận trong họ là những người du canh, du cư theo chu kỳ gắn với việc khai thác nương, rẫy, bình thường một chu kỳ từ 7 - 10 năm.Trong những trường hợp đột xuất, do chiến tranh hoặc dịch bệnh làm chết nhiều người, chu kỳ du cư có thể rút ngắn lại. Toàn bộ tri thức kinh nghiệm trong chọn đất, đốt phát rừng làm rẫy, trồng tỉa, săn bắn chữa bệnh... được truyền miệng cho đời sau, rồi các thế hệ này lại trải qua tập dượt thực tế từ rất sớm. Đôi khi các tri thức đó được phản ánh và truyền lại qua các lễ nghi mang màu sắc tôn giáo. Các quan niệm thiêng hoá tự nhiên làm cho con người ở đây không cố vươn lên thống trị tự nhiên như ở những nơi đã phát triển cao.

2.1.3.2. Quá trình hình thành các cộng đồng cư dân Lâm Đồng hiện nay.

Sau khi thực dân Pháp đã hoàn toàn chiếm được Đông Dương, trước yêu cầu tìm nơi nghỉ dưỡng, toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã cử nhiều đoàn thám hiểm lên Tây Nguyên, Lâm Đồng. Sau khi Bác sĩ A. Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang với thung lũng Đankia tuyệt đẹp, thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng và du lịch (thành phố Đà Lạt ngày nay) và được sự chấp thuận của toàn quyền Pháp tại Đông Dương Pôn Đume, vào ngày 1/11/1899, tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập, đã chính thức mở đầu thời kỳ khai khẩn và chuyển cư của người Pháp và người Việt ở đất Lâm Đồng. Theo hồi ký của Bác sĩ A. Yersin, vào khoảng năm 1893, cả một vùng thung lũng Đankia rộng lớn hầu như không có người. Qua vài chục năm khai hoang, xây dựng đường sá, nhà ở và sau khi hoàn thành đồ án quy hoạch đầu tiên vào năm 1923, Đà Lạt có khoảng 1.500 dân gồm người Pháp và người Việt, chủ yếu là những người làm nhiệm vụ khai hoang, quy hoạch.

Từ năm 1926, sau khi thị xã Đà Lạt được thành lập, cho đến nay, có 3 đợt chuyển cư lớn góp phần hình thành các cộng đồng dân cư ở Lâm Đồng là: + Đợt thứ nhất: Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lần thứ nhất, những người Âu không thể về nghỉ hè tại quê hương, đòi hỏi phải phải xây dựng Đà Lạt thành khu du lịch nghỉ dưỡng. Mặt khác, nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương có ý đồ thiết lập một liên bang Đông Dương để đối phó với tình hình mới và phục vụ sự cai trị lâu dài, nên có dự kiến xây dựng Đà Lạt trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương. Người Pháp đã đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng cho thành phố Đà Lạt, như các tuyến đường giao thông, khách sạn, các khu dịch vụ và các vành đai rau, hoa... Từ đó xuất hiện nhu cầu về nguồn lao động, kéo theo việc hình thành các khu dân cư ngày càng đông thêm. Lúc đầu các đoàn người Việt được đưa đến Lâm Đồng, Đà Lạt chủ yếu qua con đường mộ phu có tổ chức của nhà cầm quyền Pháp. Những làng người Việt đầu tiên đã được hình thành tại khu vực xã Xuân Trường Đà Lạt vào năm 1929 từ các nguồn trên. Về sau, Đà Lạt được vua bù nhìn Bảo Đại có ý định lập làm nơi nghỉ dưỡng ăn chơi, triều Nguyễn đã chuyển nhiều hộ gia đình từ 2 tỉnh Hà Đông và Nghệ Tĩnh vào Đà Lạt để trồng rau hoa phục vụ việc ăn chơi cho du khách, lập ra 2 ấp: ấp Hà Đông (1938) và ấp Nghệ Tĩnh (1940). Tiếp theo là các hộ người Việt từ miền Trung vào kiếm việc làm rồi ở lại định cư lâu dài, cùng với nhiều hộ người Hoa từ các tỉnh đồng bằng lên buôn bán, đã làm tăng nhanh dân số người Việt, Hoa ở Lâm Đồng. Tính đến năm 1939, dân số ở riêng Đà Lạt là khoảng 11.500 người và vào năm 1944 đã là 25.000 người. Vào thời điểm này, cư dân mới chuyển đến chủ yếu định cư ở Đà Lạt, một số ít ở Di Linh, Bảo Lộc, ven quốc lộ 20 và quốc lộ 27 đi Đắc Lắc, ở những khu khai thác gỗ và đồn điền trồng trà, cà phê cho chủ Pháp. Khi chiến tranh thế giới thứ II đến hồi căng thẳng, đường sá bị phá huỷ, dân cư chạy loạn nhiều, làm cho việc chuyển cư tới Đà Lạt bị chững lại.

+ Đợt thứ hai: (giai đoạn 1954 - 1975) mở đầu là một đợt chuyển cư ồ ạt của các gia đình giáo dân công giáo và có dính líu ít nhiều với chính quyền thực dân Pháp, do nhà cầm quyền Pháp kích động và tổ chức. Phần lớn trong số họ là cư dân của các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn... Vì vậy ở đợt di cư này ngoài người Việt còn có thêm các tộc khác như Thái, Thổ, Tày, Nùng. Từ đó đã hình thành thêm nhiều khu định cư mới cho dân chuyển cư như Lam Sơn, Tùng Nghĩa,Thanh Bình, Tân Phát (Bảo Lộc), Lạc Lâm (Đơn Dương)... Tiếp theo là các đợt di dân lớn nhưng tự phát, chủ yếu là tránh cuộc chiến khốc liệt ở các tỉnh ven biển miền Trung vào các năm 1968 và 1972, cùng nhiều dòng người từ các tỉnh miền Nam tới làm ăn sinh sống, đã làm tăng nhanh dân số của Lâm Đồng, riêng thành phố Đà Lạt vào năm 1970 đã có tới 89.656 người [101]. Người chuyển cư đã có mặt ở hầu hết các địa bàn thuộc tỉnh Lâm Đồng hiện nay (tất nhiên chủ yếu ở ven quốc lộ, tỉnh lộ).

+ Đợt thứ ba: (Từ 1976 đến nay) ở giai đoạn này việc chuyển cư tới Lâm Đồng diễn ra mạnh mẽ nhất bởi hai dòng chuyển cư chính: di dân xây dựng vùng kinh tế mới từ các tỉnh Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên do Nhà nước tổ chức và di dân tự phát từ hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung theo nhiều con đường (di dân tự do). Ngoài ra còn có sự di dân nội tỉnh, do dãn dân từ Đà Lạt đi lập các khu định cư mới. Điều đó vừa làm tăng nhanh dân số, vừa tạo lập nhiều khu định cư mới ở hầu khắp các nơi, kể cả những nơi khó khăn, cách xa đường giao thông. Trong giai đoạn này, dân số Lâm Đồng đã tăng lên hơn 2,5 lần, lập ra 5 huyện mới và hàng chục xã mới.

Các cuộc di dân lớn trên đây đã nâng dân số trên lãnh thổ Lâm Đồng lên gấp 10 lần so với đầu thế kỷ, số người Việt hơn gấp 5 lần các tộc người bản địa. Các khu định cư của người chuyển cư cũng được lập ra nhiều đến đâu, thì cũng đẩy người các tộc bản địa lùi dần vào sâu và xa hơn đến đó. Sự biến

động của dân cư ở Lâm Đồng qua các thời kỳ đã tạo ra những kết quả nhất định vừa tích cực vừa tiêu cực trong hướng phát triển nói chung.

Một số biểu hiện có tính quy luật của sự vận động của dân cư Lâm Đồng thời kỳ này có thể được khái quát như sau: dân số biến động rất lớn, lúc lên cao, lúc xuống rất thấp, nhưng đều theo chiều tăng dần. Về mức tăng sinh học: mức sinh rất cao, mức chết còn cao, trong khi tuổi thọ trung bình đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, mức tăng ở thời kỳ này chủ yếu là tăng cơ học, do những tác động khách quan mang tính cưỡng ép là chính. Đặc trưng cư dân dịch vụ là nổi trội nhất trong cư dân Lâm Đồng ở thời kỳ đầu của giai đoạn này. Về sau cư dân tăng đột biến đã chuyển nhanh sang tính chất cư dân sản xuất, nhưng vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác rừng.

Sự tách biệt trong cư trú là đặc điểm quan trọng ở đầu thời kỳ này. Sự gia tăng cơ học nhanh chóng bởi những cư dân có trình độ kỹ thuật cao đã đẩy dồn các cư dân bản địa vào rừng sâu. Cư dân mới đến định cư tập trung ở đô thị ven quốc lộ và những vùng bằng phẳng, thuận lợi. Ngay trong dòng người di cư từ các tỉnh phía Bắc, ngoài người Việt, còn có người thuộc một số tộc khác như Thái, Thổ, Tày... Các tộc này khi đến Lâm Đồng cũng tạo lập những khu định cư riêng, tạo ra loại hình cư trú liền kề. Hiện tượng này cũng xảy ra với số dân di cư là giáo dân Công giáo, nên không chỉ tạo ra những vùng Công giáo toàn tòng, mà còn theo từng địa phương nơi họ ra đi. Hiện tượng này cũng diễn ra với đồng bào từ các tỉnh miền Trung Nam - Ngãi - Bình - Phú, vốn là cơ sở cách mạng bị truy bức ở thời kỳ Mỹ Thiệu. Đặc điểm này quy định vai trò nổi bật của dân cư Lâm Đồng với đời sống chính trị an ninh quốc phòng trong thời kỳ này và ở một mức độ nhất định của thời kỳ sau đó. Việc lập các khu định cư Công giáo toàn tòng ven các quốc lộ lớn như: Lạc Xuân, Lạc Lâm (Đơn Dương) Thanh Bình, Phú Sơn (Đức Trọng) - ven đường 27; Liên hiệp (Đức Trọng), Gia Hiệp (Di Linh), Tân, Phát, Tân Bùi (Bảo Lộc Cũ) - dọc đường 20 chính là nhằm tạo lập một vanh đai chiến lược vừa bảo vệ

các trung tâm đầu não của địch, vừa chia cắt cái khu căn cứ kháng chiến của ta, ngăn chặn sự phát triển của quân ta từ trên núi xuống. Các chính quyền Diệm, Thiệu ra sức đầu tư, ve vãn, các khu dân cư này, và các khu này cũng tỏ rõ tính lợi hại của chúng trong việc chống phá sự phát triển của cách mạng ở một mức độ nhất định. Về phía ta, việc cư trú riêng rẽ, gần rừng của các tộc người bản địa và số đồng bào các tỉnh miền Trung ở những vùng giáp ranh đã tạo ra cơ sở và địa bàn vững chắc cho các chiến khu, căn cứ của địa phương và của miền. Từ các căn cứ, chiến khu này, phong trào cách mạng đã phát triển xuống các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đồng bào các tộc bản địa ở Lâm Đồng đã đóng góp rất lớn cho chiến thắng chung của toàn dân tộc, nhiều xã và người dân tộc đã được nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong hai cuộc kháng chiến. Cũng chính nhờ sự trụ vững của chiến khu D và một số căn cứ của tỉnh uỷ Lâm Đồng - Tuyên Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Dân cư trong tồn tại xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và sự vận động của nó hiện nay (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)