Chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập ở Đông Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 48 - 51)

2.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề giƣơng cao

2.2.1. Chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập ở Đông Dương

ngọn cờ dân tộc

2.2.1. Chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản Đảng Cộng sản

Được sự giúp đỡ, sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Quốc tế Cộng sản, sự hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ

XX, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá vào Việt Nam, làm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng trong nước. Lúc này, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã diễn ra sự phân liệt sâu sắc về tư tưởng, chính trị và tổ chức, không còn đủ khả năng và uy tín để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đang ngày càng phát triển. Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một Đảng Cộng sản chân chính và cách mạng, thống nhất trong cả nước, được trang bị lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn dân tộc làm cách mạng giải phóng dân tộc. Trước tình hình đó, ở nước ta đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhóm cộng sản nhằm tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (5-1929), bất đồng đã xảy ra giữa các đoàn đại biểu dự Đại hội về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và đề nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Đề nghị này không được Đại hội chấp thuận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội ra về.

Ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương đã làm cho tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ngày càng phân hóa. Nhiều hội viên của Hội đã tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Điều đó đã làm cho cơ sở của Hội Việt Nam từng bước ran rã.

Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, các đồng chí Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ cũng tuyên bố thành lập An Nam cộng sản Đảng vào mùa thu năm 1929. Sự phân hóa trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa theo. Tháng 1 - 1930, những người tiên tiến trong Đảng Tân Việt nhất trí thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, ở Việt Nam đã hình thành 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức cộng sản thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc 3 tổ chức cộng sản cùng tồn tại một lúc, đều tự nhận là tổ chức cộng sản chân chính, cùng thừa nhận cương lĩnh và điều lệ của Quốc tế Cộng sản và đều ra sức tranh thủ

sự công nhận của Quốc tế Cộng sản đã làm cho phong trào cách mạng trong nước bị chia rẽ. Hơn nữa, trong khi tuyên truyền, vận động, lôi kéo quần chúng về phía mình, các tổ chức này đã đả kích nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.

Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản dành nhiều thời gian để chỉ đạo phong trào cách mạng Đông Dương. Ngày 18-10-1929, Hội đồng Ban Bí thư Phương Đông Quốc tế Cộng sản họp để thảo luận về vấn đề Đông Dương. Tại cuộc họp này, Ban Bí thư Phương Đông đã thảo ra một bản Dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và về những nhiệm vụ sắp tới của những người cộng sản Đông Dương. Dự thảo Nghị quyết đánh giá những mặt được và sai lầm của Đại hội Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tháng 5-1929; chỉ ra những điều kiện đầy đủ, chín muồi và sự cấp thiết tổ chức ra một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, cho rằng, việc tiếp tục kéo dài tình trạng hoạt động tuyên truyền và có tính chất tổ chức nhóm trong các tổ chức cộng sản đang trở thành sự kìm hãm nguy hiểm đối với quá trình phát triển cách mạng. “Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản khuyến nghị lập tức bắt tay vào việc tổ chức Đảng Cộng sản thống nhất của Đông Dương” [13, tr.608].

Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi cho những người cộng sản Đông Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, cho rằng ở Đông Dương đã hội đầy đủ mọi điều kiện cho sự thành lập một Đảng Cộng sản: “Sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở Đông Dương, lòng căm thù của quần chúng nhân dân đông đảo đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp và đặc biệt là sự phát triển của phong trào công nhân độc lập và sự tồn tại của các tổ chức cộng sản trong nước, đang tạo ra những điều kiện cần thiết và sự cần thiết cấp bách là phải tổ chức một Đảng Cộng sản Đông Dương” [13, tr.614].

Quốc tế Cộng sản yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một Đảng Cộng sản của giai cấp vô sản: “Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương” [13, tr.614]. Vì vậy, “nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô

sản, nghĩa là một đảng cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” [13, tr.614].

Những tài liệu trên cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng Đông Dương nói chung, đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương nói riêng. Nó đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, đẩy nhanh quá trình thành lập Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)