2.3. Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc (từ tháng 10-1930 đến
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện giải quyết vấn đề dân tộc
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929-1933 và thiên tai đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân trở nên hết sức khó khăn.
Thêm vào đó, các vụ bắt bớ, đàn áp của chính quyền thực dân diễn ra tàn bạo trên khắp cả nước, đặc biệt là sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng. Bầu không khí chính trị Việt Nam trở nên ngột ngạt. Đúng vào thời điểm đó, ngọn cờ giải phóng dân tộc được giai cấp công nhân, mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao. Sau khi hợp nhất, với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một chính đảng thống nhất về tổ chức, nhanh chóng tập hợp lực lượng, phát động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai phản động, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập.
Mở đầu là hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy xi-măng Hải Phòng, dệt Nam Định, đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp đó là cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, của 4.000 công nhân nhà
máy dệt Nam Định (tháng 4-1930)… Cùng với các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân còn có những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Những cuộc đấu tranh này là khúc dạo đầu của cao trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên cơ sở sự phát triển của phong trào công nông, Đảng tiếp tục kêu gọi quần chúng đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân, giảm sưu, thuế cho nông dân để thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1930).
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương và phát động kéo dài hơn 1 năm, diễn ra trên 25 tỉnh, thành khắp cả ba miền đất nước. Từ thành thị tới thôn quê đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy, với các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế kết hợp với đấu tranh chính trị. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy với các cuộc biểu tình của nông dân ở các làng xã; tinh thần đoàn kết đấu tranh của công nhân và nông dân làm cho thực dân Pháp và tay sai lúng túng, run sợ. Đỉnh điểm của các cuộc đấu tranh này là ở Nghệ-Tĩnh.
Ở Nghệ-Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng ngày 1-5 với sự tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các huyện lân cận đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố… Chính quyền thực dân đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh đó. Binh lính được điều đến và xả súng vào đoàn biểu tình, khiến nhiều người chết và bị thương. Ngày 1-5-1930 là một mốc son trong cao trào cách mạng 1930-1931. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh to lớn của khối liên minh công-nông được biểu hiện rõ ràng trong những cuộc chiến đấu vang dội đó.
Cuối tháng 8, đầu tháng 9-1930 phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh lên đến đỉnh điểm, với sự tham gia của hàng vạn người, tiêu biểu như: cuộc biểu tình của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn ngày 30-8, của 20.000 nông dân huyện Thanh Chương ngày 1-9, của 3.000 nông dân huyện Can Lộc ngày 7-9, của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9-1930… Phần lớn những cuộc biểu tình này là những cuộc đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ. Quần chúng phá huyện đường, đốt giấy tờ, phá nhà giam, phá xiềng gông, giải phóng những người bị bắt. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, bọn thực dân và tay sai hoảng sợ, nhiều tên
tri huyện, lý trưởng nộp lại ấn tín hoặc chạy trốn, nhiều nơi chính quyền địch ra rã. Trước tình hình đó, chi bộ đảng và tổ chức nông hội đỏ đã đứng ra quản lý và điều hành mọi hoạt động trong thôn xã. Thực chất đó là hình thức chính quyền của những giai cấp bị trị được sản sinh ra từ phong trào cách mạng 1930-1931 do Đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đó là loại hình chính quyền theo kiểu xô-viết.
Xô-viết Nghệ - Tĩnh trở thành ngọn cờ vẫy gọi và nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng lao động trên cả nước. Trong hai tháng 9 và 10-1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh, ngoài những khẩu hiệu kinh tế thông thường, nay đã có nhiều khẩu hiệu chính trị mới ủng hộ xô-viết Nghệ - Tĩnh.
Để bảo vệ phong trào xô-viết, Trung ương Đảng ra Thông cáo cho đồng chí, nêu rõ: “Bổn phận cần kíp của toàn Đảng trong cả xứ là phải hết sức bênh vực Nghệ An đỏ, mở rộng phong trào thị uy biểu tình phản kháng lại thủ đoạn gian ác của đế quốc chủ nghĩa. Tính mệnh anh chị em dân cày Nghệ Tĩnh bây giờ là tùy ở sức hưởng ứng bảo hộ của toàn thể công nông cả xứ - trách nhiệm tất cả đảng viên khắp mọi nơi là phải làm cho hết bổn phận để bênh vực lấy sự tranh đấu của nông dân Nghệ - Tĩnh” [14, tr.56]. Trung ương Đảng cũng nêu rõ: “Công, nông, binh cùng người bị đè nén liên hiệp lại mà thét trước mặt đế quốc chủ nghĩa: “Không được động tới công nông Nghệ An” [14, tr.59]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra trên khắp ba miền, tiêu biểu là phong trào nông dân huyện Tiền Hải (Thái Bình), Bình Lục (Hà Nam), Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), phong trào công nhân ở các hãng dầu Stanđa, Têxacô và hãng Pháp - Á (Sài Gòn).
Từ năm 1931, thực dân Pháp và tay sai đã thực hiện một cuộc khủng bố tàn bạo ở Nghệ - Tĩnh. Đồn bốt được dựng lên, những đơn vị lính lê dương, lính khố đỏ được điều tới, lệnh thiết quân luật được ban bố, ráo riết truy lùng, bắt bớ các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước. Mặc dù quần chúng cách mạng đã tích cực đấu tranh chống mọi thủ đoạn đàn áp, lừa bịp của địch, nhưng do lực lượng không cân sức, phong trào Nghệ - Tĩnh dần dần đi xuống.
Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là xô-viết Nghệ-Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Cao trào cách mạng cùng
với sự ra đời của chính quyền xô-viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta, hàng vạn công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động liên minh chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng dậy đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của thực dân, tay sai và phong kiến. Qua phong trào cách mạng 1930-1931, giai cấp công nhân và nông dân đã thể hiện vai trò “công nông là gốc của cách mệnh”, là lực lượng chủ yếu trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thực hiện được liên minh công nông là một thành tích nổi bật của Đảng ta trong phong trào cách mạng 1930-1931 và xô-viết Nghệ-Tĩnh.
Đó là nhờ Đảng ta có Cương lĩnh chính trị đúng đắn, giải quyết một cách đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Trong những năm 1932-1935, trải qua 4 năm đối đầu quyết liệt với cuộc khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp và tay sai phản động, lực lượng cách mạng của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là tổ chức của Đảng bị tổn thất nặng nề. Hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở không còn nguyên vẹn. Ban Chấp hành Trung ương bị phá vỡ trong nhiều năm. Nhưng với bản lĩnh vững vàng, sự kiên định, tiên phong các đảng viên và quần chúng nhân dân, kẻ thù vẫn không sao có thể tiêu diệt được Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng. Đến cuối năm 1933, các tổ chức đảng đã dần dần được xây dựng lại. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong được thành lập và hoạt động tích cực. Cuối năm 1934, đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lần lươt được lập lại. Trước tình hình đó, tháng 3- 1935, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập Đại hội Đảng lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao (Trung Quốc), đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam.
Về vấn đề dân tộc trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, vấn đề dân tộc được mở rộng, không chỉ ở phạm vi Việt Nam mà cả ở Lào và Campuchia. Các hội, tổ chức quần chúng, đoàn thể lần lượt đổi tên thành Đông Dương. Phong trào đấu tranh ở ba nước có sự phối hợp, gắn kết với nhau.
Công tác khôi phục, xây dựng tổ chức Đảng ở Lào và Cao Miên được Đảng Cộng sản Đông Dương hết sức quan tâm. Nhiều lớp huấn luyện về công tác xây dựng Đảng, xây dựng đoàn thể quần chúng được mở. Năm 1933, những người cộng sản Đông Dương ban hành tài liệu “Những nhiệm vụ hiện nay của Đảng Cộng sản Đông Dương” đề ra nhiệm vụ xây dựng lại bộ máy tổ chức đảng và tổ chức quần chúng. Tài liệu có đoạn: “Ở Cao Miên và ở Ai Lao, phải làm cho những người dân bản xứ tham gia vào bộ máy của Đảng. Công tác chuẩn bị các cán bộ bản xứ phải thu hút được sự chú ý của tất cả những người cộng sản ở các xứ đó” [16, tr.448].
Trong những năm 1930-1933, ở Campuchia đã thành lập 3 chi bộ cộng sản, chủ yếu do Việt kiều đứng ra tổ chức. Năm 1931, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà (Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá và Hà Tiên) được thành lập; đến năm 1932 đổi thành Đặc ủy Hậu Giang (Ủy ban xuyên Hậu Giang) chịu trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh Nam Bộ và các tỉnh của Campuchia giáp với Nam Bộ Việt Nam. Năm 1934, Đặc ủy Hậu Giang đã cử cán bộ lên các tỉnh Kandan, Kratie, Kômpôngcham, Bát tambang để tuyên truyền và gây dựng cơ sở cách mạng. Trong thời gian này, nhiều cơ sở cộng sản được gây dựng ở các tỉnh Campốt, Prâyveng và Takeo. Những nơi này có các chi bộ đảng và nông hội được thành lập.
Ngày 7-11-1934, sau khi Đặc ủy Hậu Giang gặp khó khăn, đồng chí Trần Văn Giàu đã họp các đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Campuchia ở Chợ Lớn - Sài Gòn để thành lập Liên địa phương chấp ủy miền Nam Đông Dương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đặc ủy Hậu Giang cũng hợp nhất với tổ chức này, trở thành Khu ủy miền Tây Nam Kỳ (gồm cả Trà Vinh) phụ trách phong trào cách mạng ở Campuchia. Thời gian này ở Campuchia đã có 5 chi bộ cộng sản: ở Phnôm Pênh, Kandan, Kông pông chàm, Kraitie với khoảng 100 đảng viên. Năm 1934, Ban cán sự Cao Miên được thành lập, trong đó có đồng chí Bùi Dự, Võ Hữu Triết, cơ quan tuyên truyền là báo Cờ đỏ [63].
Xứ ủy Nam Kỳ sau khi được thiết lập lại cũng rất quan tâm đến việc khôi phục phong trào ở Lào và Cao Miên. Trong Thông cáo gửi cho các đồng chí, ngày 4-7-1933, Xứ ủy Nam Kỳ nêu rõ: “Ảnh hưởng của Đảng đã đâm sâu lan rộng tới Cao Miên và Lào” [16, tr.103]. Tháng 8-1933, Xứ ủy Nam Kỳ mở hội nghị bàn về công tác thúc đẩy phong trào trong các xứ. Trước tình hình Trung ương Đảng chưa
được lập lại, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương “tìm mối liên lạc với Cao Miên, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Ai Lao đặng hợp nhất các xứ bộ, tổ chức (lại) Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” [16, tr.118].
Sau khi Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập (tháng 3-1934), đã rất quan tâm đến sự phát triển phong trào cách mạng ở Lào và Cao Miên. Ngày 1-5- 1934, sau khi bắt được liên lạc với cơ quan Đông Dương viện trợ bộ (nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Xiêm), Ban chỉ huy ở ngoài đã chỉ thị cho đầu mối này giúp đỡ, khôi phục phong trào cách mạng ở Trung Kỳ và Ai Lao, trong đó có việc xúc tiến thành lập Xứ bộ Ai Lao của Đảng Cộng sản Đông Dương, lập Xứ ủy lâm thời Ai Lao [20, tr.54].
Từ ngày 16 đến ngày 21-6-1934, tại Ma Cao, Ban chỉ huy ở ngoài và đại diện của Ban Chấp ủy Xiêm*
tiến hành hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Chương trình Hành động của Đảng ở trong xứ. Hội nghị nhận định rằng, cùng với các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, các cuộc đấu tranh của nhân dân Cao Miên đã góp phần làm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương “tiếp diễn và được mở rộng”. Hội nghị cũng ra Nghị quyết nêu rõ: “Trong trường hợp Trung ương Đảng bị vỡ và mất liên lạc và để tránh mất sự lãnh đạo thường xuyên, các xứ ủy Đảng (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Cao Miên) phải liên lạc với Ban chỉ huy ở ngoài. Trong trường hợp Trung ương bị vỡ, Ban chỉ huy ở ngoài có thể thay thế Trung ương lãnh đạo trực tiếp tất cả các tổ chức đảng trong nước” [16, tr.176]. Do trên thực tế, Ban chấp ủy Trung ương chưa được lập lại nên Ban chỉ huy ở ngoài “đóng vai trò Ban Trung ương chấp ủy lâm thời và tập hợp dưới sự lãnh đạo của mình tất cả các tổ chức của Đảng ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao” [16, tr.182].
Để thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển trong cả ba nước Đông Dương, chống lại âm mưu chia rẽ của quân thù, Đảng Cộng sản Đông Dương đã phái nhiều đảng viên Việt Nam sang Lào và Cao Miên, gây dựng các tổ chức đảng ở hai nước, phát hành nhiều tài liệu nhằm giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ là người bản xứ; đồng
* Đại diện của Ban Chấp ủy Xiêm dự Hội nghị là Bí thư Đảng Cộng sản Xiêm Trần Văn Chấn. Do những
điều kiện lịch sử, Đảng Cộng sản Xiêm lúc đó có nhiều người Việt tham gia và giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt trong Đảng. Do đó, Đảng Cộng sản Xiêm tuy liên hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Ma Lai để qua đó liên hệ với Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản, song rất quan tâm đến phong trào cách mạng Đông Dương. Khi nhận nhiệm vụ trở về Đông Dương hoạt động, đồng chí Lê Hồng Phong đã thông qua Đảng Cộng sản Xiêm để nắm bắt tình hình trong xứ. Trong những năm 1934-1936, hầu hết sự lãnh đạo của Ban chỉ huy ở ngoài, Ban
thời ra nhiều nghị quyết, chỉ thị để tăng cường chủ nghĩa quốc tế vô sản, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. “Việc các chiến sĩ cách mạng ở nước này sang hoạt động ở nước kia là vì sự nghiệp cách mạng ở nước bạn và cũng chính là sự nghiệp cách mạng của bản thân mình. Người cách mạng ở đâu thì làm cách mạng ở đó đã trở thành nguyên tắc hoạt động phổ biến của phong trào cách mạng ở Đông Dương” [100, tr.38].
Tóm lại, ngay sau khi ra đời, với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân cả nước đấu tranh nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai phản động. Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút