Chủ trƣơng thay đổi chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 95 - 162)

3.1.1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện

Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ bằng việc phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3-9-1945, sau khi đòi Đức rút quân khỏi Ba Lan nhưng không được chấp nhận, Anh, Pháp và các thuộc địa của hai nước này tuyên chiến với Đức.

Mặc dù tuyên chiến với Đức, nhưng Anh và Pháp vẫn tiếp tục chính sách hai mặt, chống cự cầm chừng với ảo tưởng quân đội phát xít từ Ba Lan sẽ tiến công sang phía Đông. Toan tính đó của Anh và Pháp bị dội một gáo nước lạnh, khi quân đội Đức bất ngờ đánh chiếm các nước Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy và từ ngày 10- 5-1940, mở cuộc tiến công vào các nước Tây Âu, nhanh chóng đập tan các tuyến phòng thủ của Hà Lan, Bỉ, Pháp. Ngày 14-6-1940, quân Đức tiến công Pari. Ngày 22-6-1940, Chính phủ Pháp phải ký hiệp ước đầu hàng Đức. Một chính phủ bù nhìn, tay sai của phát xít Đức được thành lập do Pêtanh đứng đầu được thành lập. Sau khi chiếm nước Pháp, từ cuối năm 1940, quân đội Đức lần lượt tiến đánh các nước Hunggary, Rumani, Bungari, Nam Tư, Hy Lạp. Khi đã thôn tính và đặt được ách xâm lược lên các nước châu Âu, phát xít Đức triển khai kế hoạch tấn công Liên Xô vào ngày 22-6-1941, tạo bước ngoặt mới cho cuộc chiến tranh.

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Nhật nhanh chóng mở rộng chiến tranh ra Đông Á và Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là một trọng tâm và Đông Dương là một khu vực hết sức quan trọng. Xâm lược Đông Dương, Nhật muốn nhân cơ hội Pháp thất bại, chiếm lấy một thuộc địa của Pháp, giàu tài nguyên và nguyên liệu có thể cung cấp cho chiến tranh, lấy Đông Dương làm căn cứ quân sự đánh sang phía Nam Trung Quốc, dùng Đông Dương làm cái bước xuống Inđônêxia và nhiều nước ở Đông Nam Á.

Chỉ 3 tháng sau khi Pháp đầu hàng Đức, tháng 9-1940, quân đội Nhật tiến vào Lạng Sơn. Quân Pháp ở Đông Dương chống cự một cách yếu ớt, rồi nhanh chóng đầu hàng, phải ký với Nhật những hiệp ước mà theo đó nước Việt Nam trở thành thuộc

địa của cả Pháp và Nhật. Hành động hèn hạ của Pháp đã thể hiện rõ bản chất phản động, ích kỷ, sự yếu đuối và bất lực của quân đội thực dân trước họa phát xít.

Sự đầu hàng của chính phủ phản động ở Pháp và việc quân Nhật vào Đông Dương đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực này. Đông Dương bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh, bị bòn rút sức người sức của để đáp ứng những yêu cầu của cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn đế quốc đang phân chia thế giới. Sự câu kết giữa phát xít Nhật và thực dân Pháp, với những chính sách hết sức phản động, đã đẩy nhân dân Đông Dương tới bờ vực của sự diệt vong.

Về chính trị, chúng thi hành chính sách khủng bố, đàn áp hàng loạt, thẳng tay đánh phá phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân ta. Báo chí tiến bộ buộc phải đóng cửa. Những quyền lợi của nhân dân ta giành được trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ bị thủ tiêu. Đặc biệt, thực dân Pháp điên cuồng tấn công chống phá Đảng Cộng sản ở khắp thành thị và nông thôn.

Đi đôi với chính sách khủng bố, chính quyền thực dân còn mở rộng và xây mới nhiều nhà tù, đặt thêm sở mật thám, bốt cảnh sát, trại tập trung để giam giữ đảng viên cộng sản hoặc những người yêu nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn vụ khám xét, bắt bớ đã diễn ra. Nhiều cơ sở đảng bị đánh phá. Sự khủng bố của kẻ thù đã gây ra cảnh sống ngột ngạt về chính trị, gây tổn thất nghiêm trọng cho phong trào cách mạng và cho Đảng.

Cùng với thực dân Pháp, phát xít Nhật thi hành chính sách cai trị giấu mặt, câu kết với Pháp tiêu diệt Đảng Cộng sản, đàn áp các hoạt động yêu nước của nhân dân ta. Phát xít Nhật ra sức tuyên truyền về thuyết “Đại Đông Á”, tạo dựng một hệ thống tay sai, reo rắc vào nhân dân ta tư tưởng thân Nhật, phục vụ cho âm mưu độc chiếm Đông Dương sau này.

Về quân sự, nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh, chính quyền thuộc địa ra lệnh tổng động viên, tăng cường bắt lính, bắt phu để bổ sung cho quân đội phát xít ở Đông Dương, tuyển mộ binh lính và công nhân cho các mặt trận châu Âu; xây dựng thêm đường sá, sân bay, pháo đài, lập nhà máy đúc đạn, xưởng sửa chữa máy bay,… Chỉ trong một thời gian ngắn, riêng ở miền Bắc đã có 80.000 lính bị đưa sang Pháp làm bia đỡ đạn.

Về kinh tế, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách kinh tế thời chiến: trưng thu, trưng dụng, mở quốc trái, lạc quyên; kiểm soát gắt gao xuất nhập khẩu, định giá

một cách độc đoán, nhất là trong thu mua thóc gạo… Chúng bắt nông dân phải nhổ lúa trồng đay lấy nguyên liệu phục vụ chiến tranh. Chính sách của đế quốc - phát xít đã đẩy nhân dân ta vào cảnh lầm than, cơ cực. Nạn đói năm 1945 khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết là do chính sách thâm độc của chúng. Ngoài ra, chính quyền thuộc địa còn sa thải thợ thuyền, cúp lương, tăng giờ làm, tăng thuế, v.v..

Có thể nói, chính sách kinh tế thời chiến, độc quyền phục vụ chiến tranh của chính quyền thuộc địa đã đẩy nền kinh tế Đông Dương, vốn đã nghèo nàn, lạc hậu càng trở nên xơ xác, tiêu điều. Kinh tế nông nghiệp suy sụp, các ngành kỹ nghệ sa sút, đời sống nhân dân ngày càng trở nên quẫn bách, đặc biệt là nông dân, công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và bộ phận tiểu tư sản vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Nông dân rơi vào tình trạng kiệt quệ, do phải nộp tô cao, thuế nặng, bị cướp đoạt ruộng đất, tài sản để phục vụ cho chiến tranh. Công nhân bị tăng giờ làm, cúp lương, sa thải, bị động viên phục vụ chiến tranh và lâm vào cảnh bần cùng hóa, một lượng lớn công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp. Tình trạng đó làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, tầng lớp tiểu tư sản bị đẩy vào con đường bế tắc, đời sống sa sút, bấp bênh, buôn bán ế ẩm, thuế má tăng. Nhiều tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, phải đóng cửa hiệu. Đội ngũ viên chức bị sụt lương, phải làm thêm giờ. Các giai cấp khác, như địa chủ và tư sản cũng bị phân hóa sâu sắc. Chỉ một bộ phận nhỏ các giai cấp này, nhất là trong các đại địa chủ và tư sản mại bản nhân cơ hội chiến tranh mà làm giàu bằng đầu cơ tích trữ, buôn bán, còn phần lớn địa chủ và giai cấp tư sản đều bị thiệt hại, bế tắc, bị chèn ép và hết sức bất bình trước chính sách của chính quyền thực dân, phong kiến. Có thể nói, đại đa số nhân dân đều bất bình và căm phẫn trước chế độ cai trị của Pháp - Nhật.

Tóm lại, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai với việc đầu hàng của Chính phủ Pháp ở chính quốc và việc phát xít Nhật xâm lược Đông Dương đã làm cho cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới. Đông Dương từ một thuộc địa của Pháp đã trở thành thuộc địa của cả Pháp và Nhật. Dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phát xít, các mâu thuẫn vốn đã chất chứa trong xã hội Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, nổi bật lên là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc - phát xít Pháp, Nhật và tay sai của chúng. Mâu thuẫn đó chi phối sự vận động và phát triển của cách mạng nước ta trong thời kỳ này.

Trước những biến chuyển nhanh chóng của tình hình, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời đưa ra những quyết sách mới trong đường hướng lãnh đạo phong trào cách mạng và phương thức hoạt động của Đảng, đưa Đảng vào hoạt động bí mật, giảm thiểu những tổn thất về tổ chức và lực lượng do khủng bố của địch gây ra, chuẩn bị một cao trào cách mạng mới - cao trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền từ tay phát xít, thực dân Nhật - Pháp.

Ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng gửi thông cáo cho các cấp bộ Đảng về tình hình thế giới và Đông Dương. Thông cáo nêu rõ: “Tình hình đã thay đổi nhiều. Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng, hoàn toàn vấn đề ấy mau hay chậm là tùy thuộc theo tình hình thế giới và năng lực của các đồng chí” [18, tr.756]. Vì vậy, “tất cả các đồng chí phải thâm hiểu vấn đề dân tộc giải phóng một cách quả quyết gây cho tất cả các tầng lớp dân chúng hiểu biết tinh thần dân tộc giải phóng” [18, tr.757]. Muốn làm được điều đó, “các đồng chí nhận rõ nhiệm vụ của mình phải hy sinh tất cả những việc cá nhân tư lợi, bỏ những tính do dự, rụt rè đem hết năng lực mình làm cho tròn phận sự” [18, tr.757.

3.1.2. Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương

- Quan điểm của Đảng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương:

Liên bang Đông Dương do thực dân Pháp lập ra vào cuối thế kỷ XIX để phục vụ cho chính sách thực dân của mình. Từ những nước độc lập, có chủ quyền, ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Việt Nam bị chia cắt làm 3 xứ với ba chế độ cai trị khác nhau. Cùng với việc bòn rút thuộc địa, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách dùng người Đông Dương trị người Đông Dương, tìm cách chia rẽ tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhau và giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai nước Lào và Campuchia, làm cho người nước này mâu thuẫn, nghi kỵ với người nước kia. Chính sách thâm độc đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới liên minh chiến đấu và tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương.

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, việc giải quyết một cách đúng đắn vấn đề dân tộc trong quan hệ dân tộc giữa ba nước Đông Dương được Đảng và Hồ Chí

Minh đặc biệt quan tâm. Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đã phân tích một cách sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, trên cơ sở đó đề ra quan điểm, chủ trương cụ thể, trong đó có chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương.

Vấn đề dân tộc ở Đông Dương được Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 xét ở hai mặt: “Một mặt là các dân tộc Đông Dương đoàn kết thống nhất đánh đổ đế quốc Pháp đòi Đông Dương hoàn toàn độc lập và các dân tộc được quyền tự quyết; một mặt nữa là phong trào dân tộc giải phóng ở Đông Dương phải liên lạc khăng khít với cách mệnh thế giới (là một bộ phận của vô sản cách mệnh thế giới) để đánh đổ kẻ thù chung là tư bản đế quốc và xây dựng một thế giới không có dân tộc bị áp bức, không có ranh giới quốc gia và chia rẽ dân tộc, nghĩa là thế giới cộng sản” [18, tr.532].

Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể, Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho các dân tộc Đông Dương. Để cách mạng đi tới thành công, nhân dân Đông Dương cần đoàn kết thành một khối bền chặt và phải dựa vào nhau. Hội nghị khẳng định, “không có thể một bộ phận nào thoát khỏi nền thống trị ấy mà chẳng liên quan đến cả toàn thể nền thống trị của đế quốc Pháp” [18, tr.541]. Tuy nhiên, “sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song sự tự quyết cũng không nhất định nghĩa là rời hẳn nhau ra” [18, tr.541-542].

Quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 là sự kế thừa và bổ sung quan điểm về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Đảng đề cập đến trong nhiều văn kiện trước đó. Nhưng ở Hội nghị này, chủ trương đó được khẳng định rõ hơn. Theo đánh giá của Trần Văn Giàu, “tư duy chính trị này bắt đầu mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa ba dân tộc Việt, Miên, Lào. Một lấn cấn lớn bắt đầu được giải quyết về tư tưởng, đường lối cách mạng [24, tr.459]. Đây có thể coi là bước khởi đầu cho quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương ở Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941.

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, trong bối cảnh tình hình trong

nước và thế giới đang có những biến động to lớn. Từ ngày 10 đến ngày 19-5- 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng, Hội nghị Trung ương 8 diễn ra dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.

Tại Hội nghị này, Trung ương Đảng đã nhận thức và giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong quan hệ giữa ba nước Đông Dương. Trung ương cho rằng, chính sách dân tộc của thực dân Pháp đối với các dân tộc Đông Dương là hết sức dã man. Chính sách “chia để trị”, “dùng người Đông Dương trị người Đông Dương” đã để lại hậu quả nặng nề đối với các dân tộc Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, reo rắc sự mâu thuẫn và nghi ngờ lẫn nhau giữa nhân dân ba nước. Hội nghị nhấn mạnh: Đối với nước Việt Nam, một dân tộc, một lịch sử, một văn hóa, một tính sinh hoạt như nhau, thế mà chúng chia ra làm ba kỳ, dùng ba lối cai trị khác nhau, gây mối thù hằn cừu thị ở các xứ đó, làm cho sự đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng khó khăn.

Đối với các dân tộc Cao Miên, Lào chúng cũng làm cho xa cách hẳn dân Việt Nam, làm cho họ ác cảm dân tộc Việt Nam, không có chút thiện cảm nào đối với nhau [19, tr.111].

Không chỉ sử dụng chính sách ly gián, chia rẽ, ngăn trở sự giao thiệp, liên lạc giữa các dân tộc Đông Dương, thực dân Pháp còn “đem dân tộc này bắn giết dân tộc khác. Trong các phong trào cách mạng Đông Dương chúng nó thường đem dân tộc này chống dân tộc khác. Đem lính Nam qua Miên, Lào, đem lính Miên, Lào về Nam” [19, tr.111].

Từ sự phân tích tình hình, chính sách dân tộc của thực dân Pháp, Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc Đông Dương. Hội nghị nhấn mạnh: “Nói đến vấn đề dân tộc tức là đã nói đến sự tự do, độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dân tộc Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý. Một chính phủ cộng hòa mạnh hơn không có quyền bắt các dân tộc nhỏ yếu tuân theo chính sách mình và tham gia chính phủ mình… Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự do

phát triển, tồn tại và được bảo đảm. Sự tự do của các dân tộc sẽ được thừa nhận và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng lãnh đạo giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 95 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)