Nhu cầu về chính sách R&D cụ thể của các tổ chức khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng (Trang 121 - 147)

TT Nhu cầu về chính sách R&D cụ thể Số lƣợng (n = 7)

Tỷ lệ (100%) 1 Chính sách giảm thuế hoặc ƣu đãi thuế 3 42,8

2 Chính sách về tài chính, vốn 7 100,0

3 Chính sách về bảo hộ trí tuệ 3 42,8

4 Chính sách về phát triển nhân lực, đãi ngộ 7 100,0 5 Chính sách thúc đẩy liên kết giữa các khu vực 7 100,0 6 Chính sách về giảm thủ tục hành chính 6 85,7 7 Chính sách về đầu tƣ trang thiết bị 7 100,0

[Nguồn: Kết quả khảo sát]

Các số liệu tại Bảng 3.9 cho thấy, có 7/7 (100%) tổ chức khoa học đƣợc khảo sát đề xuất, có nhu cầu nên bổ sung thêm chính sách về tài chính, nhân lực, trang thiết bị cho YHCT; có 6/7 (85,7%) tổ chức đề xuất nên cắt giảm một số thủ tục hành chính; 3/7 (42,8%) tổ chức đề xuất cần tăng cƣờng chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ và ƣu đãi thuế.

- Quan điểm nhà khoa học qua phiếu điều tra:

+ Tìm hiểu nhu cầu nên hay không nên có thêm chính sách R&D trong YHCT, kết quả trả lời phiếu khảo sát của các nhà khoa học đƣợc thể hiện tại Biểu đồ 3.13 dƣới đây.

Biểu đồ 3.13: Ý kiến của nhà khoa học về việc nên có thêm chính sách R&D trong YHCT

Theo Biểu đồ 3.13, có 96,4% nhà khoa học cho rằng, nên có thêm chính sách R&D trong YHCT và chỉ 3,6% nhà khoa học cho rằng, không nên có thên chính sách R&D trong YHCT. Điều này đã thể hiện, hệ thống chính sách R&D trong YHCT rất thiếu, cần đƣợc bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

+ Tìm hiểu nhu cầu về những chính sách R&D cụ thể cần đƣợc bổ sung tại ba khu vực (dƣợc liệu, nghiên cứu và sản xuất) trong YHCT, ý kiến của các nhà khoa học đƣợc thể hiện tại Biểu đồ 3.14.

Biểu đồ 3.14: Đề xuất nhu cầu của các nhà khoa học về chính sách R&D trong YHCT

96,4%

3,6%

Nên Không nên

[Nguồn: Kết quả khảo sát]

85.3 82.7 81.5 64.2 61.7 58.0 54.3 44.4 24.7 69 67 66 52 50 47 44 36 20 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Chính sách đầu tư thêm nguồn lực tài chính

Chính sách phát triển nhân lực và đãi ngộ Chính sách đầu tư thêm trang thiết bị Chính sách thừa kế các bài thuốc Chính sách về nguồn dược liệu Cần giảm thủ tục hành chính Cần khuyến khích NCKH Cần chính sách CGCN Chính sách SHTT Số lượng Tỷ lệ %

Theo số liệu tại Biểu đồ 3.14, có 3 yếu tố các nhà khoa học muốn đề xuất chính sách nhiều nhất là tài chính (85,3%), phát triển nhân lực, đãi ngộ các nhà khoa học (82,7%) và trang thiết bị (81,5%).

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng quan tâm của tới các yếu tố: thừa kế bài thuốc gia truyền (64,2%), phát triển dƣợc liệu (61,7%), chuyển giao công nghệ (44,4%) và sở hữu trí tuệ (24,7%).

3.3.1.2. Sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D

Để khảo sát sự tác động của chính sách tới năng suất, hiệu quả hoạt động R&D trong YHCT, đề tài đã gửi phiếu khảo sát tới các tổ chức và nhà khoa học tại 3 khu vực(dƣợc liệu, nghiên cứu và sản xuất) để tìm hiểu ý kiến đánh giá của các đối tƣợng khảo sát.

* Quan điểm của tổ chức khoa học qua trả lời phiếu khảo sát:

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các tổ chức khoa họcvề sự tác động của chính sách tới năng suất và hiệu quả của hoạt động R&D trong YHCT đƣợc thể hiện tạiBiểu đồ 3.15dƣới đây.

[Nguồn: Kết quả khảo sát] Biểu đồ 3.15: Đánh giá của các tổ chức khoa học về sự tác động

của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT

Theo số liệu tại Biểu đồ 3.15, có 6/7 tổ chức khoa học (85,7%) đánh giá, chính sách có tác động tích cực tới năng suất và hiệu quả của hoạt động

85,7% 14,3%

Có tác động Không tác động

* Quan điểm nhà khoa học qua trả lời phiếu khảo sát:

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà khoa họcvề sự tác động của chính sách tới năng suất và hiệu quả của những hoạt động R&D trong YHCT đƣợc thể hiện tạiBiểu đồ 3.16.

Biểu đồ 3.16: Đánh giá của các nhà khoa học về sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT

Số liệu tại Biểu đồ 3.16 cho thấy, đa số các nhà khoa học (82,7%) tham gia khảo sát đã đánh giá, chính sách có tác động tích cực tới năng suất, hiệu quả của hoạt động R&D trong YHCT.

3.3.2. Bàn luận thực trạng chính sách và sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT hoạt động R&D trong YHCT

3.3.2.1. Bàn luận thực trạng chính sách R&D trong YHCT

Từ kết quả khảo sát (đƣợc phản ánh tại Bảng 3.9, Biểu đồ 3.13 và Biểu đồ 3.14) đã cho thấy, thực trạng hệ thống chính sách R&D trong YHCT Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ mong muốn tại ba khu vực (dƣợc liệu, nghiên cứu và sản xuất thuốc) trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT, bởi vậy rất cần đƣợc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Trong số những chính sách cần đƣợcsửa đổi, hoàn thiện, cũng cần lƣu ý tới những chính sách thúc đẩy việc khai thác khía cạnh thƣơng mại đối với tri

82,7% 17,3%

Có tác động Không tác động

thức y học bản địa, chính sách bảo hộ sáng chế đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam và chính sách đăng ký lƣu hành thuốc. Đây hiện đang là một số điểm yếu của ngành YHCT nƣớc ta, đã đƣợc một số nhà nghiên cứu nhận diện [43, 44].

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cũng phù hợp với ý kiến trả lời phỏng vấn sâu của một số nhà quản lý tại cơ quan quản lý nhà nƣớc và tại một số cơ sở YHCT tại ba khu vực.

Dƣới đây là một số ý kiến trả lời phỏng vấn về nhu cầu điều chỉnh và bổ sung một số chính sách trong YHCT, qua đó gợi ý để các nhà quản lý quan tâm, xem xét:

Hiện nay, lĩnh vực YHCT Việt Nam còn thiếu nhiều chính sách về cơ chế tài chính, nên rất cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính cho cán bộ làm khoa học. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu trong YHCT còn rất thiếu so với cơ sở nghiên cứu của y học hiện đại, dẫn tới các sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chƣa có đầy đủ cơ sở các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho hoạt động kiểm soát dƣợc liệu nhập khẩu.

(Phỏng vấn sâu, số 2, nữ, 50 tuổi)

Vừa qua, chúng tôi (khu vực sản xuất) có dự định ký hợp đồng với một tổ chức nghiên cứu. Khi đi vào thƣơng thảo thì nảy sinh một số rào cản về cơ chế, đó là chính sách khoán chi. Việc khoán chi tạo thuận lợi cho ngƣời nghiên cứu nhƣng lại gây khó khăn cho bên đặt hàng. Phía nghiên cứu chỉ việc đề xuất ra một khoản tiền để nghiên cứu, rồi trả kết quả theo hợp đồng; còn chúng tôi lại phải lập dự toán toàn bộ chi phí cho nghiên cứu đó - lẽ ra là việc của nhà nghiên cứu, thì mới giải ngân đƣợc khoản tiền trên, trong khi chúng tôi không biết để thực hiện nghiên cứu này thì cần dự toán những chi phí gì, giá cả là bao nhiêu.

3.3.2.2. Bàn luận sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D

Chính sách có vai trò kiến tạo xã hội, là một công cụ của quản lý, nhằm tác động tới đối tƣợng quản lý để đạt đƣợc mục tiêu của nhà quản lý. Chính sách còn có vai trò nhƣ là thiết chế để điều chỉnh hành vi xã hội.

Thông qua sự đánh giá thực tiễn của các đối tƣợng khảo sát, hệ thống chính sách cũng có tác động tích cực tới năng suất và hiệu quả của hoạt động R&D trong YHCT (nhƣ trong Biểu đồ 3.15 và Biểu đồ 3.16).

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cũng phù hợp với ý kiến trả lời phỏng vấn sâu của một số nhà khoa học và nhà quản lý. Dƣới đây là ý kiến của một số cán bộ quản lý hoạt động R&D của cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu trong YHCT về sự tác động của chính sách tới hoạt động NCKH:

Chính sách có tác động rất lớn tới hoạt động NCKH. Hiện nay, Nhà nƣớc thu về ngân sách một tỷ lệ khá lớn từ hoạt động NCKH thông qua công cụ thuế, nhƣ thuế VAT về mua sắm nguyên vật liệu là 10%, rồi thuế thu nhập cá nhân của nhà khoa học tính theo lũy tiến, nên chi phí thực tế cho hoạt động NCKH cũng không phải là nhiều. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, kinh phí cho NCKH đƣợc trích từ doanh thu của đơn vị. Từ đó, các doanh nghiệp cũng không tích cực lắm với việc chi cho NCKH. Vấn đề này rất cần Nhà nƣớc có những điều chỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng chi cho NCKH để đổi mới sản phẩm.

(Phỏng vấn sâu, số 9, nam, 46 tuổi)

Ngành YHCT hiện nay đang rất thiếu các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có kiến thức về khoa học quản lý. Bởi vậy, nếu hoàn thiện đƣợc chính sách phát triển nhà khoa học đầu ngành trong YHCT, mới giúp tạo đƣợc đội ngũ nhà khoa học có thể đứng đầu dẫn dắt các hƣớng nghiên cứu của các chuyên ngành ở tầm khu vực và quốc tế.

* Tiểu kết Chƣơng 3

- Độ thân thiện của thuốc YHCT có ảnh hƣởng tích cực tới quyết định lựa chọn thuốc của ngƣời tiêu dùng.

Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của ngƣời tiêu dùng tới 5 yếu tố phản ánh độ thân thiện của thuốc YHCT xếp từ cao xuống thấp lần lƣợt nhƣ sau: Hiệu quả điều trị (83,8%), tính an toàn (80,9%), sự tiện dụng (56,1%), mẫu mã (23,7%), giá cả (16,8%); trong đó hiệu quả điều trị, tính an toàn và sự tiện dụng của thuốc YHCT là ba yếu tố trội, chủ đạo có tác động lớn tới ngƣời tiêu dùng.

Do đó, hƣớng can thiệp để tăng ngƣời tiêu dùng thì cần tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.

- Hoạt động R&D có tác động tích cực tới độ thân thiện của thuốc YHCT. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy, hoạt động R&D có vai trò tạo mới, cải tiến, đổi mới và làm gia tăng hàm lƣợng khoa học trong sản phẩm thuốc YHCTvà có mối quan hệ nhân - quả với độ thân thiện của thuốc YHCT. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, hoạt động R&D có tác động tích cực tới độ thân thiện của thuốc YHCT.

Vậy phát triển hoạt động R&D sẽ làm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT. - Chính sách có tác động tích cực tới hoạt động R&D trong YHCT. Nghiên cứu tài liệu cho thấy, chính sách có vai trò kiến tạo xã hội, là công cụ của quản lý nhằm tác động tới đối tƣợng quản lý để đạt đƣợc mục tiêu. Theo kết quả khảo sát thực tiễn, đa số các tổ chức và các nhà khoa học đều đánh giá, chính sách có tác động tích cực tới năng suất, hiệu quả hoạt động R&D. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện tại hệ thống chính sách R&D trong YHCT còn thiếu, chƣa đồng bộ, đã ảnh hƣởng tới hoạt động R&D.

Nên cần có khung chính sách giúp phát triển hoạt động R&D để tăng độ thân thiện của thuốc YHCT, với trật tự tác động sau: Chính sách  phát

triển hoạt động R&D  tăng hàm lượng khoa học trong thuốc YHCT  tăng độ thân thiện của thuốc YHCT  tăng số lượng người tiêu dùng.

Chƣơng 4

KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) ĐỂ TĂNG ĐỘ THÂN THIỆN CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D TRONG VIỆC TẠO RA SẢN PHẨM THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠO RA SẢN PHẨM THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

4.1.1. Khái quát

Hiện nay, đang xuất hiện những lo ngại về sự suy giảm năng suất R&D trong ngành dƣợc, dẫn tới ngành dƣợc phẩm trên thế giới có nguy cơ gặp những khó khăn về doanh thu và dễ rơi vào khủng hoảng, từ đó sẽ tác động xấu tới chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu đang tìm mọi cách để thúc đẩy hoạt động R&D trong ngành dƣợc.

Đối với sản phẩm thuốc YHCT trong nƣớc, hiện vẫn còn nhiều ngƣời tiêu dùng chƣa đánh giá cao do chất lƣợng chƣa đảm bảo. Theo một số nhà quản lý, sở dĩ có một số hạn chế này là do công tác NCKH, ứng dụng những tiến bộ của KH&CN vào nuôi trồng, nghiên cứu và sản xuất còn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ thoả đáng. Do đó, trong thời gian tới, cần có giải pháp về chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của thuốc YHCT.

Theo dự báo, nhu cầu thị trƣờng thuốc YHCT trên toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng dân số, lão hóa dân số và do chính hiệu quả tự thân mà thuốc YHCT đã mang lại cho xã hội qua quá trình thực tiễn.

Vậy, việc tìm kiếm những luận cứ lý thuyết và thực tiễn về xu hƣớng phát triển hoạt động R&D trong việc tạo ra sản phẩm thuốc YHCT Việt Nam là rất cần thiết. Qua đó, giúp đề tài có đƣợc những cơ sở khoa học nhằm đề xuất một khung chính sách phát triển hoạt động R&D để tăng độ thân thiện của thuốc YHCT, phù hợp với hiện trạng những nguồn lực, chính sách và

hoạt động R&D trong YHCT, theo xu hƣớng phát triển của ngành dƣợc nói chung, ngành YHCT nói riêng trên thế giới và trong nƣớc, đáp ứng đƣợc ý chí và những mục tiêu của nhà quản lý, nhà khoa học và nhà sản xuất.

4.1.2. Xu thế phát triển thuốc YHCT trên thế giới

4.1.2.1. Xu thế phát triển ngành dược phẩm

Theo ƣớc tính, thị trƣờng dƣợc phẩm toàn cầu sẽ tăng tới 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2018, tăng hơn mức tăng của năm 2013 là 30%, với tỷ lệ tăng ổn định từ 4 - 7%/năm, với giá trị tuyệt đối trung bình mỗi năm tăng từ 290 - 320 tỷ USD. Tỷ lệ tăng này cao hơn mức tăng trung bình (5,2%/năm) của giai đoạn năm năm trƣớc đó, từ 2008 - 2013. Trong đó, thị trƣờng Hoa Kỳ (chiếm 1/3 toàn cầu) có mức tăng cao nhất, sau đó là đến năm quốc gia lớn của Châu Âu và Nhật Bản. Với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, thị trƣờng Trung Quốc cũng đƣợc cho là sẽ có nhiều triển vọng tăng trƣởng [99].

Lý giải cho việc tăng này, các chuyên gia cho rằng, do nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi và có xu hƣớng tiếp tục tăng trƣởng vững chắc trong thời gian tới; nhu cầu về dƣợc phẩm toàn cầu trong năm năm tới cũng tăng lên do sự gia tăng dân số cùng với sự cải thiện về tiếp cận chăm sóc y tế của ngƣời dân và nạn ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh đó, lão hóa dân số nhanh cũng là yếu tố góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ dƣợc phẩm toàn cầu [99].

Theo số liệu thống kê, dự báo trong giai đoạn từ 2012 - 2017, sự tăng trƣởng hàng năm của thị trƣờng dƣợc phẩm tại các nƣớc có nền công nghiệp dƣợc phát triển sẽ chậm lại, ở mức bình quân khoảng từ 1 - 4%. Trong khi đó, ở nhóm các quốc gia có nền công nghiệp dƣợc đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trƣởng mạnh hơn do chi tiêu cho dƣợc phẩm của ngƣời dân ở các nƣớc này hiện còn khá thấp, tốc độ tăng dân số cao; trong nhóm này, Trung Quốc là nƣớc dẫn đầu với mức tăng từ 15 - 18%, Ấn Độ và Brazil sẽ có mức tăng từ 11 - 14%, Nga sẽ tăng từ 9 - 12% và Việt Nam sẽ tăng từ 7 - 10% [98].

Bởi vậy, trong tƣơng lai, thị trƣờng dƣợc phẩm toàn cầu, khu vực và trong nƣớc sẽ có nhiều triển vọng.

Mức tăng trƣởng bình quân hàng năm của thị trƣờng dƣợc phẩm thế giới, giai đoạn 2012 - 2017, đƣợc tổng hợp tại bảng 4.1 dƣới đây.

Bảng 4.1: Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường dược phẩm thế giới giai đoạn 2012 - 2017

Nhóm nƣớc Tên nƣớc Mức tăng hàng năm (%) Có nền công nghiệp dƣợc phát triển Hoa Kỳ 1 - 4 Nhật 2 - 5 Đức 1 - 4 Pháp (-1) - 2 Anh 1 - 4 Có nền công nghiệp dƣợc đang phát triển Trung Quốc 15 - 18 Brazil 11 - 14 Nga 9 - 12 Ấn Độ 11 - 14

Argentina, Ai Cập, Indonesia, Mexico, Pakistan, Ba Lan, Romania, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Venezuela và Việt Nam

7 - 10

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng (Trang 121 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)