Yêu cầu mới đối với phát triển kinh tế biển Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 63 - 67)

2.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

2.1.1. Yêu cầu mới đối với phát triển kinh tế biển Hải Phòng

* Xu hướng chung của thế giới, khu vực

“Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương” [5, tr. 32], các quốc gia có biển trên thế giới đồng loạt tiến ra biển, đẩy nhanh quá trình khai thác biển với những công nghệ hiện đại. Thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương. Xu thế vươn ra biển, đặc biệt là mô hình phát triển kinh tế biển thành công của các nước như Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore…đang tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung.

Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển giữa các quốc gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế biển Hải Phòng.

“Hai hành lang” thực chất là một tam giác tăng trưởng trong quan hệ thương mại, đầu tư phát triển và giao thông thủy bộ phục vụ phát triển kinh tế liên vùng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Asean và Trung Quốc. Trong hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt -Trung, Hải Phòng như một giao điểm, một trung tâm đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng sẽ có nhiều thuận lợi trong hợp tác đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, công nghiệp chế biến thuỷ sản; khoa học công nghệ và môi trường biển; phát triển thương mại, cửa khẩu...

Bên cạnh đó, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết là căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển các ngành kinh tế biển, đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng với Trung Quốc và các nước khác, đây cũng là nền tảng pháp lý để quản lý khu vực biên giới trên biển.

Ngày 25/8/2008, trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; làm tốt công tác kiểm tra, điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí vắt ngang Vịnh Bắc Bộ; tiếp tục thúc đẩy đàm phán khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, giữ gìn hòa bình, tìm kiếm cứu hộ trên biển [139, tr. 60]. Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, rõ nhất là với Trung Quốc, điều này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng, đồng thời cũng tạo ra thách thức mới đòi hỏi Hải Phòng cần phải có chiến lược thích hợp để thích ứng với tình hình.

Mặt khác, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, Trung Quốc xác định: “Đại khai phá miền Tây” và “Trở thành cường quốc biển” là hai nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia trong thế kỷ XXI [196]. Thực hiện mục tiêu đề ra, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lược khai thác Biển Đông với quy mô lớn, hiện đại. Từ chiến lược khai thác Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế biển, tăng cường các hoạt động trên Biển Đông để mở rộng khả năng kiểm soát, khống chế con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc lấn biển của quốc gia này. Hơn nữa, ngày 7/5/2009, Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc bản đồ trên đó thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đòi có chủ quyền đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển đó. Vùng biển này chiếm 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines[196]. Vùng biển Hải Phòng có chung đường phân định Vịnh Bắc Bộ trực tiếp với Trung Quốc. Về mặt quản lý, đây được coi như là đường biên giới biển trực tiếp với Trung Quốc. Vùng biển này có lưu lượng tàu cá Trung Quốc được phép vào khai thác hải sản rất lớn. Trong bối cảnh Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan đang trong giai đoạn đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông, hoạt động của tàu thuyền nước

ngoài, đặc biệt Trung Quốc có thể tiếp tục xâm phạm vùng biển Việt Nam và Hải Phòng khai thác tài nguyên, lấn át ngư trường, do đó vùng biển này sẽ tiềm ẩn những phát sinh phức tạp, khó lường. Thực tiễn, những hành động của Trung Quốc đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng biển Việt Nam, Hải Phòng, đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lí biển. Những vấn đề này nếu không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế biển, nhất là đối với các ngành như dầu khí, hải sản, vận tải biển, du lịch biển…

Bên cạnh đó, trong phát triển kinh tế Biển Đông, Trung Quốc có nhiều lợi thế như: 1- Có các trung tâm kinh tế biển mạnh, quy mô lớn, có sức hút và sức cạnh tranh lớn. Trung Quốc có những bước đi bài bản trong quy hoạch, quản lý, thu hút vốn đầu tư; 2- Có các doanh nghiệp biển hiện đại, chuyên nghiệp, đã và sẽ tăng cường hoạt động ở Biển Đông gần vùng biển Việt Nam; 3- Công nghệ biển của Trung Quốc phát triển, hiện đại; 4- Nhà nước có chính sách hỗ trợ mạnh đối với các lĩnh vực kinh tế biển dưới nhiều hình thức như phân cấp quản lý, cho phép các khu kinh tế biển được áp dụng các thể chế hiện đại, quy hoạch phát triển, hỗ trợ tài chính, sử dụng các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, quân sự, ngoại giao (tăng cường hoạt động trên Biển Đông).

Với những lợi thế này, việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, trong đó trực tiếp nhất là khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) sẽ tạo ra nhiều thách thức cho kinh tế biển Việt Nam và Hải Phòng.

Hơn nữa, do vị trí quan trọng đặc biệt của vùng biển này nên không chỉ có Trung Quốc mà cả Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đều chú ý đến vùng biển này. Do những tham vọng về kinh tế, chính trị riêng, mỗi nước luôn tìm cách can thiệp sâu vào tình hình khu vực, gây nên ngày càng nhiều những tranh chấp phức tạp và gay gắt về chủ quyền trên biển.

Như vậy, có thể khẳng định những diễn biến mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt xu thế hướng ra biển của các quốc gia đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng trong thế kỷ XXI.

* Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới

Trong tình hình mới, để phát triển, trước hết Việt Nam cần có một tư duy đầy đủ về biển trong một chiến lược phát triển lâu dài. Do vậy, vấn đề cần phải có một Chiến lược phát triển kinh tế biển đã trở thành nhu cầu cấp thiết, đồng thời là một cơ hội lớn cho sự “trỗi dậy” của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đáp ứng yêu cầu đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: Nhiệm vụ cơ bản hiện này là “xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển”, “phát huy thế mạnh đặc thù của hơn một triệu km2

thềm lục địa, tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho việc phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển” [45, tr. 182]. Những quan điểm trên đây đã đặt cơ sở cho sự ra đời của Chiến lược biển Việt Nam sau này.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” [47, tr. 93].

Như vậy, cùng với việc phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển một cách khoa học, hợp lý thì việc xác định đúng nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế biển để ưu tiên thực hiện là một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Bắt buộc vì nó xuất phát từ sự hạn chế của các nguồn lực, buộc phải tập trung nguồn lực cho một số mục tiêu nhằm tạo sự đột phá mạnh và sức lan tỏa rộng. Bắt buộc vì nó đáp ứng những yêu cầu mang tính sống còn trong cuộc cạnh tranh quốc tế cũng như những tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Đông, đang trở nên ngày càng gay gắt.

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thực hiện mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhưng trong một thời gian dài chúng ta mới chỉ chú trọng hướng mở cửa “lên núi” bằng việc mở các cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới trên đất liền mà ít mở ra biển. Bởi vậy, khi phát triển kinh tế biển được mọi quốc gia xác định là trọng tâm, là chiến lược hàng đầu, Việt Nam cần cấu trúc lại mô hình tăng trưởng, trong đó, việc cần phải có một tư duy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)