Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.3. Chú trọng kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh
an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi trường
Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh trên biển, bảo vệ môi trường và phát triển tài nguyên biển được xem là một trong những giải pháp quan trọng và quyết định để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển. Đó cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc của Đảng bộ Hải Phòng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển.
Từ năm 1996 đến năm 2010, mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên được tiến hành trong từng cơ sở đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ; nghiên cứu khoa học biển; trong từng quy hoạch, kế hoạch của thành phố Hải Phòng. Trong chỉ đạo, điều hành xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch chiến lược thăm dò, khai thác kinh tế biển, Đảng bộ rất chú ý tới việc hiệp đồng các lực lượng triển khai phát triển kinh tế và bảo vệ toàn vẹn vùng biển, đảo quốc gia; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của cán bộ, nhân dân trên địa bàn ven biển về việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường; đồng thời làm tốt công tác xây dựng, củng cố cơ sở chính trị tại các xã ven biển và các huyện đảo. Ngư dân là lực lượng lao động bám biển dài ngày và có mặt trên khắp vùng biển, vì vậy, vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, hướng dẫn người dân tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh trên biển, phối hợp với các lực lượng vũ trang được Đảng bộ Hải Phòng rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác chỉ đạo thực hiện còn hạn nhiều chế tại các đơn vị kinh tế biển, sự phối kết hợp giữa các lực lượng còn nhịp nhàng, chặt chẽ. Từ thực tiễn Hải Phòng cho thấy sự cần thiết phải:
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, đơn vị kinh tế biển với lực lượng vũ trang trong việc giữ vững môi trường, ngư trường sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho hoạt động kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả. Thực hiện khai thác và bảo vệ các nguồn lợi biển hợp lý trong mối quan hệ hài hoà giữa sinh thái - kinh tế - xã hội.
- Các đơn vị kinh tế, lực lượng lao động trực tiếp trên biển chủ động xây dựng, trang bị tiềm lực vũ trang tự bảo đảm an toàn trong quá trình lao động sản xuất; thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường và các biện pháp kỹ thuật khả thi tại các cơ sở kinh tế biển.
- Các lực lượng bao gồm Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và lực lượng làm công tác bảo vệ môi trường biển, phải có chương trình, kế hoạch cụ thể để người dân yên tâm sản xuất, ngăn chặn hoặc làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng và áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn môi trường theo ngành và các chỉ số phát triển bền vững vùng bờ; tăng cường năng lực và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu quốc gia; thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuỷ sản và các luật pháp trong nước, quốc tế có liên quan đến biển bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Có như vậy mới đảm bảo được sự cân bằng giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ được nguồn tài nguyên, môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia.