Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 107 - 120)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Về ưu điểm

Quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010, về cơ bản có ưu điểm sau:

Một là, Đảng bộ thành phố Hải Phòng luôn quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả chủ trương của Trung ương về phát triển kinh tế biển

Trong những năm 1996 - 2010, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, nghị quyết chuyên đề nhằm định hướng, chỉ đạo phát triển kinh tế biển. Sau Nghị quyết 03 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20 - CT/TW về Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng - khóa X, thông qua Nghị quyết 09 - NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cùng nhiều văn bản khác về phát triển cảng biển, vận tải biển, công nghiệp đóng tàu, thủy sản, du lịch biển... Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng đều có những định hướng cụ thể phát triển kinh tế biển. Đó là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng đối với toàn bộ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng.

Trên cơ sở chủ trương, quan điểm của Trung ương, Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển đã chủ động quán triệt nội dung đường lối của Đảng tới các cấp ủy, cán bộ chủ chốt các ngành, địa phương, cơ sở kinh tế biển và đảng viên. Chỉ đạo các tổ chức, cơ quan, ban ngành mở các lớp nghiên cứu, quán triệt nghị quyết tới toàn thể đoàn viên, hội viên, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền thông qua sinh hoạt các tổ chức quần chúng, cụm dân cư. Đặc biệt, sau khi Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được ban hành, nhận thức rõ tầm quan trọng của Chiến lược biển đối với sự phát triển của thành phố và đất nước, từ giữa tháng 7/2007, Thành ủy đã tổ chức quán triệt Nghị quyết tới cán bộ chủ chốt các quận, huyện, Đảng bộ trực thuộc, cán bộ đảng viên ở cơ sở. Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể thành phố chủ động mở

các lớp nghiên cứu, quán triệt nghị quyết. Các cơ quan báo chí, tuyên truyền tăng cường phổ biến nội dung nghị quyết về phát triển kinh tế biển, giữ gìn, bảo vệ môi trường biển nhằm làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân và đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu thực hiện.

Về triển khai thực hiện nghị quyết, Thành ủy Hải Phòng chủ động phối hợp với các bộ ngành Trung ương và địa phương tổ chức họp bàn về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển; thông qua các quyết định, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể; chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan xây dựng đề án, quy hoạch đối với từng ngành kinh tế biển.

Đối với các đơn vị kinh tế biển của Trung ương trên địa bàn Hải Phòng, Đảng bộ thành phố chủ động làm tốt công tác quán triệt nghị quyết của Trung ương tới đảng ủy các đơn vị, chỉ đạo tạo mọi điều kiện về mặt bằng cho các cơ sở kinh tế mở rộng sản xuất. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ thành phố và Thành ủy thường xuyên tổ chức sơ kết quá trình thực hiện nghị quyết của Trung ương, tiến hành rà soát các nghị quyết của Thành ủy về kinh tế biển, bổ khuyết kịp thời theo tinh thần mới. Cụ thể, ngày 30/9/1999, Thành ủy ra Báo cáo số 45 sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; ngày 20/5/2008, Thành ủy ra Báo cáo số 92 - BC/TU, đánh giá tình hình một năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; ngày13/4/2009, Thành ủy ra Nghị quyết số 27 - NQ/TU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Nội dung đường lối phát triển kinh tế biển của Trung ương còn được quán triệt, triển khai và tổng kết trong nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố, các nghị quyết chuyên đề trên từng lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và Thành ủy.

Quá trình quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương làm cho các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về tiềm năng, lợi thế của biển và vùng biển Hải Phòng; vai trò, vị trí kinh tế biển Hải Phòng trong chiến lược phát triển chung của toàn miền Bắc và cả nước, từ đó nhận thức đúng hơn về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong thời kỳ

đẩy mạnh CNH, HĐH thành phố. Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các ngành kinh tế biển, toàn bộ nền kinh tế thành phố, những địa bàn ven biển và hải đảo.

Hai là, Đảng bộ thành phố đã xây dựng được một hệ thống quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế biển toàn diện, chuyên sâu

Năm 1996, Hải Phòng cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra cho Hải Phòng nhiều thời cơ và thách thức. Đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của thành phố, phân tích chính xác đặc điểm tình hình thế giới và trong nước tác động đến Hải Phòng, từ đó xác định đúng mục tiêu, phương hướng phát triển phù hợp là một yêu cầu bức thiết.

Thực tế, phát triển kinh tế biển luôn là một nội dung quan trọng trong đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, những chủ trương, quan điểm này chỉ được đề cập đến một cách đầy đủ, toàn diện kể từ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (1996) đến nay. Trong những năm 1996 - 2000, với mục tiêu chiến lược xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành thành phố cảng hiện đại, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ...cửa chính ra biển, cùng với việc khẳng định phải “chú ý kinh tế biển”, Đảng bộ thành phố đã đề ra các mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế biển trên các ngành nghề cơ bản, làm tiền đề cho các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển từng bước được ban hành. Điển hình như: Nghị quyết số 25 - NQ/TU ngày 18/2/1996, về Một số chủ trương tăng cường lãnh đạo cải tạo, nâng cấp phát triển cảng Hải Phòng; Nghị quyết số 16 - NQ/TU ngày 8/4/1999, về Một số vấn đề về phát triển thủy sản, cùng các Báo cáo của Thành ủy sơ kết, tổng kết, chỉ đạo quá trình thực hiện phát triển kinh tế biển trên một số lĩnh vực.

Từ năm 2001 đến năm 2010, chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng được bổ sung, hoàn thiện, nâng lên tầm chiến lược. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII (2001), khẳng định phải “phát triển mạnh kinh tế biển”, cùng với đó, Đại hội đã xây dựng một chương trình riêng lãnh đạo phát triển kinh tế biển. Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII (2005), đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển Hải Phòng, đồng thời bổ sung một số phương hướng, giải

pháp lớn nhằm tạo ra bước phát triển đột phá của kinh tế biển với những mục tiêu, chỉ tiêu ngày càng cao.

Ngày 9/02/2009, Thành ủy Hải Phòng tổ chức nghiệm thu chuyên đề

Nghiên cứu định hướng chiến lược biển Hải Phòng đến năm 2015 và 2020, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị nghiên cứu khoa học, Chiến lược biển Hải Phòng được thông qua. Trong Chiến lược biển, Chiến lược phát triển kinh tế biển là nội dung quan trọng, bao gồm những quan điểm toàn diện, chuyên sâu về phát triển kinh tế biển được Thành uỷ đưa ra thảo luận, lấy ý kiến đóng góp làm căn cứ phê duyệt các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của kinh tế biển. Ngày 13/4/2009, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết 27 - NQ/TW về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết đã nêu ra các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế biển Hải Phòng trên tất cả các lĩnh vực theo yêu cầu phát triển mới của Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam và Hải Phòng. Trên cơ sở đó, ngày 17/4/2009, Đề án phát triển kinh tế biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được phê duyệt, mở đầu thời kỳ triển khai phát triển kinh tế biển Hải Phòng theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 27.

Như vậy, đường lối phát triển kinh tế biển là thành tựu nổi bật của quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, đóng góp quan trọng vào đường lối phát triển kinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng tạo quan điểm của Trung ương vào điều kiện thực tiễn địa phương; là kết quả của quá trình khảo nghiệm, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố và các nước khác; là những đúc kết từ thực tiễn phát triển kinh tế biển địa phương trên cơ sở tiềm lực và trình độ phát triển của thành phố.

Đảng bộ thực hiện vai trò lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, trước tiên phải có đường lối, chủ trương đúng đắn, toàn diện trong một chỉnh thể thống nhất, làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, ban ngành và các đơn vị kinh tế biển cụ thể hóa, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Điểm nổi bật trong đường lối, chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng thời kỳ này là xác định đúng vị trí vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành

phố, đất nước; đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng ngành kinh tế biển trong từng thời kỳ, đưa ra mô hình phát triển kinh tế biển vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời phù hợp với phương hướng phát triển chung của đất nước.

Với hệ thống quan điểm toàn diện về phát triển kinh tế biển thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Hải Phòng, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã và đang tạo cơ sở, nền tảng cho kinh tế biển bước sang giai đoạn phát triển mới với triển vọng đầy khả quan.

Ba là, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chủ trương, quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng luôn có sự tổng kết, đánh giá qua đó điều chỉnh, bổ sung kịp thời chủ trương, quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế biển phù hợp với từng ngành, từng đơn vị kinh tế biển trong từng thời điểm nhất định, đạt hiệu quả cao.

Đối với cảng biển và dịch vụ cảng, những năm 1996 - 2000, với mục tiêu từng bước phục hồi hoạt động của cảng sau một thời gian dài trì trệ do khủng hoảng kinh tế, quan điểm cơ bản mà Đảng bộ thành phố đề ra là tăng cường chỉnh trị luồng lạch, nâng cấp, cải tạo cho tàu lớn ra vào, mở rộng phát triển cảng. Bước sang thế kỷ XXI, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của ngành, của thành phố, thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố “cửa mở ra biển” của Việt Nam, Đảng bộ Hải Phòng bổ sung quan điểm chỉ đạo: nhanh chóng hiện đại hóa cảng, xây dựng cảng nước sâu, cảng cửa ngõ quốc tế, gắn sự phát triển của cảng với đô thị Hải Phòng, xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển văn minh, hiện đại. Định hướng này đã thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố và đất nước trong thời kỳ mới. Những năm 1996 - 2010, cảng biển Hải Phòng không ngừng lớn mạnh về quy mô (đã có 11 cảng mới được xây dựng trong tổng số 22 cảng biển hiện có ở Hải Phòng) [35], số lượng hàng thông qua cảng lớn, trang thiết bị tại cảng được hiện đại hoá. Cảng biển khu vực Hải Phòng ngày càng phát triển, tầm ảnh hưởng của cảng ngày càng rộng, xứng đáng là khu vực cảng trọng tâm của quốc gia. Đặc biệt, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chuẩn bị

được xây dựng với phương hướng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ bốc xếp hiện đại, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn hoạt động trên tuyến biển xa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sự ra đời của cảng biển quốc tế tại Hải Phòng sẽ góp phần đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ, thu hút hàng hóa khu vực Đông Bắc Lào qua tuyến hành lang Đông - Tây và khu vực Nam Trung Quốc, qua các tuyến thuộc chương trình “hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Do vậy, việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực Hải Phòng và toàn bộ khu vực phía Bắc, đồng thời tuân thủ theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

Trong điều kiện vận tải biển đang trở thành ngành vận tải chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia (80% khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển) [196], cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng không ngừng lớn mạnh và hướng ra biển, xây dựng cảng nước sâu là một giải pháp đúng đắn.

Trong công nghiệp đóng tàu, xác định rõ đây là công nghiệp chủ đạo của thành phố, trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của vận tải hàng hoá, Đảng bộ thành phố chủ trương phát triển ngành theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước hiện đại hóa. Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực, đảm bảo tính chủ động của các cơ sở đóng tàu và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành, Đảng bộ thành phố bổ sung quan điểm chỉ đạo ngành phải tăng cường đóng tàu cỡ lớn đạt chuẩn quốc tế, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Kết quả, ngành đóng tàu Hải Phòng từ chỗ đóng tàu có trọng tải 6.500 DWT (1996 - 2000) đến đóng thành công tàu 53.000 DWT, tàu Container 100.000 DWT, đạt chuẩn quốc tế, chủ yếu xuất khẩu sang các nước. Tỷ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu ngày càng cao: năm 1996 - 2000, tỷ lệ đạt 12%; những năm 2001 - 2010 được nâng lên là 30%, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là 70%, tỷ lệ này đạt cao hơn ở các cơ sở đóng tàu nhỏ [136, tr.175].

Đối với thủy sản, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và truyền thống lịch sử của ngành, những năm 1996 - 2000, do điều kiện thực tiễn của địa phương nên

phương hướng chỉ đạo cơ bản là giảm đánh bắt ven biển, tăng cường cơ giới hóa, đẩy mạnh khai thác xa bờ. Những chủ trương này của Đảng bộ bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực của kinh tế thủy sản, đặc biệt trên lĩnh vực khai thác. Mười năm đầu của thế kỷ XXI, với quyết tâm xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 107 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)