Đánh giá đặc tính bề mặt màng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc composit polyamid lớp mỏng (TFC PA) và khả năng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm (Trang 72 - 73)

2.2.2.1. Phổ hồng ngoại phản xạ FTIR-ATR

Phép đo phổ hồng ngoại phản xạ bề mặt màng được thực hiện trên thiết bị FTIR- ATR (Perkin Elmer, Spectro 100) đo tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến JAIST, Nhật Bản và tại Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các mẫu màng sau khi ngâm rửa sạch được sấy chân không trong 2 giờ ở 25 oC trước khi tiến hành đo phổ hồng ngoại phản xạ.

2.2.2.2. Ảnh chụp hiển vi lực nguyên tử AFM

Phép đo hiển vi lực nguyên tử được thực hiện trên thiết bị Multimode Scanning Probe Microscopy (SPM) tại Viện Khoa học Vật liệu quốc gia (NIMS), Nhật Bản. Các mẫu màng được sấy chân không trong 2 giờ ở 25 oC và mỗi mẫu được đo tại ba vị trí khác nhau trên bề mặt, kết quả phân tích độ thơ nhám trung bình (Ra) và độ thơ nhám bình phương trung bình (Rms) nhận được qua phần mềm phân tích dữ liệu (NanoScpoe Analysis, Brucker).

2.2.2.3. Ảnh chụp hiển vi điện tử quét SEM

Ảnh SEM của các mẫu màng nền và màng trùng hợp ghép bề mặt được chụp trên thiết bị FE-SEM (Hitachi S-4800), đo tại Viện Khoa học Vật liệu quốc gia NIMS, Nhật

Bản và Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tất cả các mẫu màng đều được phun phủ một lớp Pt dày khoảng 3 nm trước khi tiến hành chụp mẫu.

2.2.2.4. Phổ khối lượng ion thứ cấp Tof SIMS

Thiết bị Tof-SIMS sử dụng trong nghiên cứu là hệ thiết bị Mini SIMS của hãng SAI (Scientific analysis instruments Ltd.), sử dụng nguồn ion Gali (Ga+) năng lượng 6 keV đo tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên. Các mẫu đều được sấy chân không trong 2 giờ ở 25 oC trước khi tiến hành đo phổ khối lượng ion thứ cấp.

2.2.2.5. Phép đo góc thấm ướt

Phép đo góc thấm ướt bề mặt màng được thực hiện trên thiết bị DMS012, đo tại Khoa Cơng nghệ Hóa học, Viện Cơng nghệ Tokyo (T.I.T), Nhật Bản. Các mẫu màng đều được sấy chân không trong 2 giờ ở 25 oC trước khi tiến hành đo góc thấm ướt. Mỗi mẫu được đo ở ba vị trí khác nhau trên bề mặt, sau đó lấy giá trị trung bình.

2.2.2.6. Mức độ trùng hợp ghép lên bề mặt màng

Mức độ trùng hợp ghép trên bề mặt màng được xác định dựa trên chênh lệch khối lượng mẫu màng trước và sau khi trùng hợp ghép. Các mẫu màng đều được sấy khơ cẩn thận trong các điều kiện hồn tồn như nhau (48 giờ ở 40 oC) trước khi tiến hành cân xác định khối lượng. GD = [(m1 – mo)/mo] x 100, (%) (1)

Trong đó: mo - Khối lượng màng trước khi trùng hợp ghép (mg) m1 - Khối lượng màng sau khi trùng hợp ghép (mg)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc composit polyamid lớp mỏng (TFC PA) và khả năng ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)