6. Bố cục của luận án
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và chủ
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Sau khi tái lập tỉnh, BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Tây được thành lập đã củng cố, kiện toàn bộ máy, lãnh đạo giải quyết các nhiệm vụ trước mắt. Ba tháng cuối năm 1991, Tỉnh ủy tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII; làm thấu suốt các quan điểm đổi mới, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội; khắc phục tư tưởng bi quan, dao động trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu; cảnh giác với những âm mưu phá hoại của các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội. Đồng thời làm công tác tư
tưởng, động viên tinh thần nhân dân tránh những xáo trộn tâm lý, để nhân dân tin tưởng và ủng hộ quyết định điều chính địa giới hành chính của TW.
Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng bộ tỉnh Hà Tây (3-1992) là Đại hội mở đầu của thời kỳ tái lập tỉnh. Đại hội đã đánh giá toàn diện tình hình các mặt của địa phương sau khi sáp nhập. Về công tác dân vận, Đại hội ghi nhận: “mặt trận, các đoàn thể nhân dân đã và đang cố gắng đổi mới hình thức, nội dung hoạt động phù hợp với lợi ích thiết thực của hội viên, đoàn viên, góp phần tích cực cổ vũ phong trào, động viên, giáo dục nhân dân đoàn kết thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền” [112; tr10]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì những tồn tại, yếu kém cũng không nhỏ: “nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân vẫn còn lúng túng trước yêu cầu đổi mới. Số cơ sở yếu kém còn nhiều. Đáng chú ý là khá nhiều thanh niên không tha thiết với Đoàn, không muốn vào Đảng. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác vận động quần chúng và hoạt động của các đoàn thể chưa coi trọng đúng mức. Nhiều cơ quan nhà nước còn coi nhẹ công tác vận động quần chúng”. [112; tr 13].
Từ thực tiễn công tác dân vận còn nhiều hạn chế trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, Đại hội đã dành đã dành khá nhiều tâm huyết để vạch ra mục tiêu, phương hướng nhằm lãnh đạo công tác dân vận trong những năm tiếp theo. Cụ thể: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục đổi mới cả tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp. Cần chú ý chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các hội viên, đoàn viên và nhân dân, hướng vào các chủ trương ổn định và phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị để đề ra chương trình hành động thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng đoàn thể. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của các đoàn thể, làm cho mọi người vững tin vào đường lối của Đảng, tự hào với truyền thống của đoàn thể mình, tăng cường đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống” [112; tr 32]. Không dừng lại ở đó, Đại hội đi sâu, cụ thể hóa từng nội dung các đoàn thể quần chúng cần làm:
Tổ chức và sinh hoạt phải linh hoạt, phù hợp với tính chất sản xuất, đời sống của các tầng lớp các lứa tuổi. Ngoài các đoàn thể chính trị - xã hội đã có, tùy theo nhu cầu mà phát triển các tổ chức xã hội khác như: Hội làm vườn, hội sinh vật cảnh… để giúp nhau phát triển nghề nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động theo pháp luật.
Bộ máy các đoàn thể phải gọn nhẹ, sử dụng nhiều cán bộ chuyên trách, được lựa chọn từ những người ưu tú trong phong trào.
Phương thức hoạt động của các đoàn thể cần chuyển mạnh xuống cơ sở, sát với đoàn viên, hội viên. Trước mắt cần tập trung cán bộ dành thời gia thích đáng cho việc củng cố cơ sở.
Đại hội cũng hết sức lưu ý “sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quần chúng và hoạt động của các đoàn thể, đưa vấn đề này vào chương trình công tác hàng năm của các cấp ủy. Mọi cán bộ lãnh đạo phải có kế hoạch hàng tháng tiếp xúc với nhân dân, làm việc với cơ sở, qua đó mà bổ sung vào các chương trình công tác. Mọi đảng viên đều phải làm công tác vận động quần chúng ở đơn vị sản xuất, công tác, hoặc khu dân cư của mình” [112; tr. 33].
Song song với đó, các cấp ủy Đảng phải coi trọng hơn nữa việc lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm khắc phục những mặt yếu kém và thúc đẩy phong trào thanh niên hoạt động thiết thực, mạnh mẽ hơn.
Một số nội dung liên quan đến công tác vận động quần chúng cũng được Đại hội chỉ đạo: nhà nước chăm lo giải quyết các điều kiện vật chất cần thiết cho Mặt trận và các đoàn thể hoạt động, quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể tham gia hội nghị Ủy ban nhân dân các cấp để bàn những vấn đề cần thiết có liên quan. Chỉ đạo các cơ quan nhà nước coi trọng làm công tác quần chúng, khắc phục mọi biểu hiện cửa quyền, phiền hà, nhất là các ngành có quan hệ trực tiếp với nhân dân.
Cụ thể hóa chủ trương của TW và Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ tỉnh,
trong tình hình hiện nay. Chỉ thị đánh giá thực trạng tình hình công tác tôn giáo trên địa bàn và đưa ra các biện pháp tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo trong tình hình hiện nay. Đáng chú ý, Chỉ thị yêu cầu: ở tỉnh, có bộ phận chuyên làm công tác tôn giáo của chính quyền, phân công một đồng chí thường trực Ủy ban nhân dân phụ trách, giải quyết các vấn đề tôn giáo theo chính sách của Chính phủ và luật pháp của Nhà nước; ở huyện, phân công một đồng chí trong Ủy Ban nhân dân phụ trách; quản lý và chỉ đạo chặt chẽ đối với các chức sắc và giáo hội tôn giáo; mặt khác, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức công tác tôn giáo theo hướng thiết thực và hiệu quả.
Ngày 14-10-1992, Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ tư đã thông qua
Nghị quyết số 03-NQ/TU Về một số nhiệm vụ đổi mới và tăng cường công tác
vận động quần chúng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Nghị quyết
đánh giá tình hình địa phương sau hai năm thực hiện Nghị quyết 8B-NQ/TW, từ đó đưa ra những quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới công tác quần chúng, tăng cường, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và nhân dân trong tỉnh:
Thứ nhất, đoàn kết và tập hợp các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia
vào các tổ chức đoàn thể và các tổ chức quần chúng, nhằm đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng. Các tổ chức đoàn thể và tổ chức quần chúng phải đa dạng, phù hợp theo nhu cầu của nhân dân, bảo đảm lợi ích của đoàn viên, hội viên và xã hội.
Thứ hai, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền phải vận dụng đúng
đắn, sáng tạo quan điểm của Đảng, Nhà nước vào tình hình địa phương. Thực hiện dân chủ, công khai, công bằng, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, phiền hà, tham nhũng và ức hiếp quần chúng.
Thứ ba, đổi mới công tác quần chúng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do Đảng lãnh đạo.
Nghị quyết cũng đưa ra năm biện pháp chính nhằm đổi mới và tăng cường công tác quần chúng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân: Tiếp tục
quán triệt quan điểm đổi mới công tác quần chúng của Đảng; động viên phong trào hành động của quần chúng để thật sự cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; đổi mới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, cấp ủy Đảng đối với công tác quần chúng; đổi mới và nâng cao trách nhiệm công tác quần chúng của bộ máy nhà nước, vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Ngày 08-04-1993, Hội nghị lần thứ sáu BCH Đảng bộ tỉnh họp và ra Nghị
quyết số 07-NQ/TU về công tác thanh niên. Nội dung Nghị quyết nhấn mạnh: tăng
cường công tác tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức trong Đảng, trong nhân dân về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao cho thanh niên. Chăm lo giải quyết việc làm; xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh phấn đấu đến năm 1995 cơ bản củng cố cơ sở đoàn yếu kém và nâng cao tỷ lệ tập hợp thanh niên. Cải tiến nội dung, phương thức hoạt động của đoàn phù hợp với yêu cầu mới. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các đoàn thể đối với công tác thanh niên, giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng của thanh niên.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW và Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 03-
09-1993, Tỉnh ủy Hà Tây ra Chỉ thị số 12-CT/TU về đổi mới và tăng cường công
tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết đánh giá tình hình phụ nữ và
công tác phụ nữ trong những năm vừa qua, từ đó chỉ ra những chuyển biến tiến bộ cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác phụ nữ ở Hà Tây. BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn cần coi trọng việc quán triệt, thực hiện và sơ, tổng kết nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của TW Đảng, của Tỉnh ủy về công tác phụ nữ và công tác vận động quần chúng. Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi chính đáng của phụ nữ, nhất lầ phụ nữ nghèo, đơn thân, tàn tật. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ cống hiến đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, tiếp tục đổi mới nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của
các cấp hội phụ nữ theo hướng đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên; tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng với các cấp hội phụ nữ.
Có thể nhận thấy, từ khi tái lập Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã có nhiều nỗ lực để tăng cường công tác vận động quần chúng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (1996) ghi nhận: Mặt trận và các đoàn thể đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên, làm nòng cốt và thu được kết quả đáng kể trong việc tuyên truyền và vận động nhân dân nêu cao đoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách đối với người có công và công bằng xã hội; phát huy dân chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, pháp luật; xây dựng, củng cố chính quyền các cấp; giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Điểm nổi bật là ngoài các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, từ thiện, nhân đạo được thành lập, đã thu hút thêm các tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia, hoạt động thiết thực, vừa đáp ứng lợi ích chính đáng của mọi người, vừa tập hợp quần chúng rộng rãi để thông tin tuyên truyền thời sự, chính sách.
Mối quan hệ và sự phối hợp hoạt động của chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể được tăng cường hơn.
Tuy nhiên, Đại hội cũng nghiêm túc chỉ ra những tồn tại, hạn chế: “Trong công tác dân vận, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thường xuyên coi trọng đúng mức, nhiều đảng viên, cán bộ chưa tự giác làm công tác dân vận, thiếu gương mẫu chấp hành chính sách và lối sống, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với tổ chức Đảng, chính quyền ở địa phương. Việc bố trí cán bộ làm công tác dân vận và các đoàn thể ở nhiều cơ sở chưa tương xứng với nhiệm vụ, lại ít quan tâm giúp đỡ, khiến cho một số cán bộ, đoàn thể chưa thật yên tâm, phấn khởi công tác. Phương thức hoạt động của các đoàn thể chưa thật sự chuyển mạnh xuống cơ sở, số cơ sở yếu còn nhiều” [13; 19].
Từ thực tế đó, Đại hội chỉ đạo: quan tâm xây dựng, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đoàn thể của mình, hướng vào vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên như công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ các mặt, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa mới, con người mới. Phát triển các hoạt động xã hội của đoàn thể như: chăm lo đời sống các gia đình chính sách, hoạt động từ thiện, xây dựng đoàn kết tình làng nghĩa xóm, xây dựng các công trình phúc lợi, động viên mọi người làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Các đoàn thể cơ sở cần coi trọng việc tập hợp quần chúng bằng những hình thức linh hoạt (nhóm, tổ, câu lạc bộ…). Hoạt động theo các nội dung thích hợp.
Thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tham gia tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia các phong trào cách mạng, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống, quốc phòng - an ninh. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước….
Một lần nữa Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh Hà Tây tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm khắc phục những hạn chế, thúc đẩy phong trào thanh niên hoạt động sôi nổi, liên tục, mạnh mẽ và thiết thực hơn.
Song song với đó, việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận cũng được Đại hội đặc biệt quan tâm: cần làm tốt hơn nữa việc phân công đảng viên làm công tác vận động quần chúng, mỗi đảng viên phải có nhiệm vụ công tác đoàn thể hoặc công tác quần chúng cụ thể, thích hợp với điều kiện và khả năng từng người. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể và thực hiện tốt chính sách động viên, khuyến khích cán bộ công tác dân vận yên tâm phấn khởi công tác, khắc phục tình trạng quan liêu, hành chính, thiếu sâu sát cơ sở.
Vấn đề xây dựng các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài cũng được đề cập vì đây là khâu yếu nhất trong số các tổ chức cơ sở.
Quán triệt tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 8B-NQ/TW và Chỉ thị số 69-CT/TW, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã tập trung lãnh đạo đổi mới và nâng chất lượng, cao hiệu quả của công tác vận động quần
chúng. Ngày 10-10-1996, BTV Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 09-CT/TU về tiếp tục lãnh
đạo đẩy mạnh công tác dân vận và công tác thanh niên trong tình hình mới. Chỉ thị