6. Bố cục của luận án
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và tập trung giải quyết
1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa
Thông qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả đề tài nhận thấy các công trình nghiên cứu có liên quan hoặc thuộc về chủ đề nghiên cứu của đề tài khá phong phú, đa dạng không chỉ về chủng loại, số lượng, mà còn cả về nội dung, phương pháp nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Về nội dung, công tác dân vận của Đảng đã được tập trung nghiên cứu và khai
thác ở nhiều khía cạnh: vai trò của quần chúng; mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; chủ trương, chính sách đối với từng giai cấp, tầng lớp, vùng miền và đồng bào có đạo; biện pháp tăng cường và đổi mới công tác quần chúng…. Qua các nghiên cứu trên, có thể nhìn thấy một bức tranh tổng quan sinh động, phong phú về công tác dân vận của Đảng qua các thời kỳ. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của công tác dân vận trong hoạt động của Đảng, cũng như sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo, giới nghiên cứu giành cho công tác dân vận. Đây là những tư liệu cần thiết, quan trọng để
tác giả luận án có được nền tảng kiến thức chung nhất khi nghiên cứu đề tài Đảng bộ
Các nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo công tác dân vận nhìn chung tương đối phong phú và toàn diện đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quần chúng. Cách tiếp cận cũng như các kết quả nghiên cứu có thể kế thừa, vận dụng để giải quyết vấn đề cụ thể của công tác dân vận ở Hà Tây.
Công tác dân vận của Đảng còn được các nhà nghiên cứu tập trung đi sâu, làm rõ ở những khía cạnh nhỏ như: công tác dân vận của lực lượng vũ trang, của quân đội, công tác vận động đồng bào thiểu số, đồng bào có đạo…. Các nghiên cứu này đã đóng góp không nhỏ làm rõ nét thêm bức tranh toàn cảnh về công tác dân vận của Đảng. Những công trình đó, ở mức độ khác nhau phần nào đã cung cấp những gợi mở cần thiết, có giá trị cho tác giả luận án khi đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Đây là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài.
Một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Các học giả thực sự tâm huyết khi đưa ra những đề xuất, kiến nghị và biện pháp nhằm đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân. Những bài học kinh nghiệm được rút ra trên cơ sở tổng kết lý luận và nghiên cứu thực tiễn, có ý nghĩa vô cùng to lớn phục vụ công tác dân vận của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, công tác dân vận ở các địa phương cụ thể thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đối với Hà Tây, công tác dân vận đã bước đầu được đề cập, tìm hiểu nhưng chỉ là ở một khía cạnh nhỏ như: công tác vận động nông dân, lịch sử công đoàn và phong trào công nhân…. Đây là những tư liệu thiết thực đối với đề tài luận án, có thể kế thừa trong giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan.
Về tư liệu, các nhà nghiên cứu đã khai thác một khối lượng tư liệu khá lớn
để hoàn thành những công trình khoa học của mình về vai trò của quần chúng và tầm quan trọng của công tác dân vận và sự cần thiết nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác dân vận trong tình hình mới. Đây là cơ sở vững chắc để làm rõ những nội dung về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ Đổi mới. Luận án có thể kế thừa để nguồn tư liệu này để phục vụ quá trình nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu, các nhà khoa học, người nghiên cứu chủ yếu
sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, các học giả đã tích cực tiếp cận những xu hướng, phương pháp nghiên cứu mới như phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn…. Đây là một gợi mở cho tác giả luận án là người nghiên cứu đi sau có thể kế thừa.
Một cách tổng quát, nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các phương diện. Thành quả của những công trình nghiên cứu nêu trên, ở những mức độ khác nhau, vừa soi rọi, vừa là cơ sở để các nhà nghiên cứu đi sau bước tiếp, hoàn thành những mục tiêu, những công trình nghiên cứu chuyên sâu và nâng cao về công tác dân vận của Đảng nói chung, hay một khía cạnh của công tác dân vận hoặc nghiên cứu ở quy mô một địa phương nói riêng.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo công tác dân vận hay một mảng của công tác dân vận, tuy nhiên vấn đề Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008 thì chưa có công trình nghiên cứu nào, vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
Sưu tầm và khai thác tư liệu, đặc biệt là các tư liệu gốc được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ của Hà Nội và các địa phương thuộc tỉnh Hà Tây cũ về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây đối với công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008.
Bám sát vào các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, trình bày một cách có hệ thống những chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh
Đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây.
Đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác dân vận nhằm phục vụ thực tiễn khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu tổng quan công tác dân vận có thể thấy mảng nội dung này nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cao cấp, của giới sử học, của các nhà nghiên cứu. Điều này được thể hiện qua số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Đảng ra đời cho tới nay, trên các phương diện như: lý luận về vai trò của quần chúng, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, công tác vận động mỗi giai cấp và các đối tượng cụ thể…. Tuy nhiên, nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây thời kỳ 1991-2008 mới chỉ bước đầu được tiếp cận và tìm hiểu ở một số khía cạnh nhỏ. Điều này có nghĩa là những vấn đề thuộc về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận chưa có một công trình nào đề cập đến và càng vắng bóng những công trình chuyên khảo, tham khảo. Bên cạnh đó, công tác dân vận của tỉnh Hà Tây - cửa ngõ phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, đặc biệt sau sáp nhập thì đây là một phần máu thịt của Thủ đô nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng lại là một khoảng trống, bị bỏ ngỏ, chưa hề có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Trong khi đó, yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi đánh giá một cách nghiêm túc những thành tựu, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm quý báu để Hà Nội có thể làm tốt hơn, thậm trí tốt nhất công tác dân vận, xứng đáng là lá cờ đầu để các địa phương noi gương và học tập Thủ đô. Đây chính là
lý do cho sự lựa chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận
từ năm 1991 đến năm 2008” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và đây cũng là nội dung cơ bản luận án hướng tới và giải quyết.
Chƣơng 2
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000