6. Bố cục của luận án
1.1. Tình hình nghiên cứu về công tác dân vận
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh
tỉnh Hà Tây
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã xuất
bản được 4 tập, phản ảnh các mặt hoạt động của Đảng bộ tỉnh từ năm 1926 cho tới hết tháng 7-2008. Bộ sách này đã dựng lại rõ nét quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển quê hương và tiến hành công cuộc đổi mới. Trong đó, tập 4 của
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây mở đầu từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến hết tháng 7-2008, thời điểm Hà Tây hợp nhất với Hà Nội thành một đơn vị hành chính. Khi dựng lại lịch sử Đảng bộ tỉnh, ở mỗi nhiệm kỳ đại hội công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể đều được đề cập mặc dù không được đặt thành mục riêng. Tuy nhiên, qua đó người đọc cũng phần nào nhận thấy được những chỉ đạo lớn về mặt đường lối của Đảng bộ tỉnh đối với công tác dân vận và sự phát triển của phong trào quần chúng qua các thời kỳ. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh cũng cho ra đời một số cuốn lịch sử đảng bộ địa phương, nhờ đó bức tranh về lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây cũng được làm rõ nét hơn.
Về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, một số đoàn thể cũng đã xuất bản tài liệu về lịch sử của tổ chức như: Hội Nông dân tỉnh Hà Tây (2001) có cuốn Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân tỉnh Hà Tây (1929-2000), Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tây (2002) có cuốn Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Hà Tây…. Các tài liệu này đã phản ảnh một mảnh hoạt động công tác dân vận với từng đối tượng cụ thể. Những tài liệu như thế này đã góp phần làm rõ hơn bức tranh toàn cảnh về công tác dân vận nói riêng và lịch sử Đảng bộ tỉnh nói chung.
Tác giả luận án cũng đã bước đầu tiếp cận vấn đề công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây khi thực hiện luận văn Thạc sĩ (2008) với đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1996 đến năm 2005”. Bằng hai phương pháp nghiên cứu chính là lịch sử và logic, trong luận văn của mình, tác giả luận án đã trình bày chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1996 đến năm 2005; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ thực tiễn. Bước tiếp cận này đã tạo ra những thuận lợi cơ bản về tư liệu cũng như những hiểu biết ban đầu về nội dung
để tác giả luận án tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và nâng cấp một bước đề tài mà tác giả theo đuổi, nghiên cứu.
Liên quan đến công tác dân vận của Hà Tây còn có luận văn Thạc sĩ của Lê Ngọc Doan (2011) về “Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008”. Công trình này đã khái quát chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác nông vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008. Luận văn đánh giá những thành tựu, hạn chế và nêu ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây đối với công tác vận động nông dân trong những năm 1991-2008.
Có thể nói, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ khi tái lập tỉnh Hà Tây (1991) cho đến khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội (2008).