Sự chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (1991-2000)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008 luận án TS nhân văn khác 602203 (Trang 55)

6. Bố cục của luận án

2.2. Sự chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (1991-2000)

Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân tiến hành công tác dân vận, Đảng đã chỉ rõ trong Nghị quyết TW 8B (khóa VI): công tác dân vận không phải là việc riêng của các đoàn thể chính trị - xã hội mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, Đảng cũng khẳng định công tác dân vận trước hết là trách nhiệm của Đảng, chống tư tưởng khoán trắng cho MTTQ và các đoàn thể.

2.2.1. Đối với các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể* Đối với các cấp ủy Đảng * Đối với các cấp ủy Đảng

Các cấp ủy Đảng từ BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đến ban chi ủy, chi bộ cơ sở đều phải nhận thức rõ công tác dân vận trước hết là trách nhiệm của mình. Các cấp ủy làm dân vận thông qua việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về dân vận của TW, BCT, BBT. Xây dựng chương trình hành động hoặc ban hành các chỉ thị, nghị quyết nhằm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về dân vận. Phân công cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên tổ chức

thực hiện công tác dân vận theo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời phát huy vai trò tham mưu về công tác dân vận của BDV tỉnh ủy, các BDV huyện, thị ủy và khối dân vận xã, phường, thị trấn. Mặt khác, các cấp ủy làm dân vận thông qua lãnh đạo chính quyền (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành từ tỉnh đến cơ sở), lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở làm dân vận theo chức năng, nhiệm vụ.

- Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của TW về công tác dân vận

Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo toàn diện công tác dân vận trong hệ thống chính trị thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VII, VIII về công tác dân vận. Hàng năm, các cấp ủy Đảng lên chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận cho hệ thống dân vận, mặt trận, đoàn thể; hết năm tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo.

Bám sát chủ trương của TW về công tác vận động quần chúng giai đoạn 1991-2000, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã đề ra những biện pháp thiết thực để chỉ đạo công tác dân vận ở Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Thực hiện Nghị quyết TW 8B-NQ/TW (khóa VI), các cấp ủy Đảng đã có kế hoạch chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh thông qua đội ngũ báo cáo viên, các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí…). Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập nghị quyết ở các địa phương đạt từ 80-95%; tỷ lệ đoàn viên, hội viên các đoàn thể học tập nghị quyết đạt 75-85% [128; tr 7]. Có thể nói Nghị quyết 8B-NQ/TW là nghị quyết quan trọng, chỉ đạo toàn bộ công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ Đổi mới nên hầu hết các cấp ủy đã đề ra chương trình cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Đồng thời có kế hoạch chỉ đạo, triển khai kịp thời các Nghị quyết chuyên đề của TW về công tác quần chúng như: Nghị quyết TW 4 (khóa VII) về công tác thanh niên, Nghị quyết 04 BCT (khóa VII) về công tác phụ nữ, Nghị quyết 07 BCT (khóa VII) về Đại đoàn kết… tới cán bộ đảng viên,

BCH các đoàn thể và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của BCT (khóa VIII) về xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó làm chuyến biến một bước về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ Đảng viên trong tỉnh về công tác dân vận.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về công tác quần chúng và có kế hoạch cụ thể để thực hiện các nghị quyết. Các huyện uỷ, thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc cũng ra các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo việc quán triệt thực hiện các nghị quyết của TW, của tỉnh đến các Đảng bộ cơ sở, từ đó triển khai tới các chi bộ và đảng viên. Sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và sự tích cực tuyên truyền của Mặt trận, các đoàn thể đã khiến cho các chủ trương, của Đảng và Tỉnh uỷ Hà Tây mau chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó niềm tin của quần chúng đối với chế độ được củng cố, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được tăng cường.

Trong quá trình thực hiện công tác dân vận, Đảng bộ tỉnh Hà Tây chú trọng việc sơ kết, tổng kết những chủ trương, nghị quyết lớn của Đảng về công tác dân vận, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như đề ra giải pháp cho các nhiệm vụ kế tiếp. Việc sơ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết chuyên đề về dân vận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này giúp cho Đảng bộ nhận thức rõ mặt được và chưa được của mỗi lĩnh vực công tác, từ đó triển khai các biện pháp cụ thể để tiếp tục tăng cường công tác dân vận trong gian đoạn tiếp theo.

Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động quần chúng, Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực các huyện, thị uỷ thực hiện định kỳ giao ban với BDV, Mặt trận và các đoàn thể, qua đó nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời những vấn đề mà quần chúng đặt ra, cũng như triển khai công tác trong thời gian tiếp theo. Lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết

của Đảng về công tác quần chúng và các chủ trương, chính sách có liên quan. Nhờ đó, đã khích lệ được phong trào quần chúng nhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng. Các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo chặt chẽ Đại hội Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Đại hội của MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Công đoàn và một số hội quần chúng. Thực hiện phân công Thường vụ và cấp uỷ viên làm công tác dân vận, giới thiệu nhiều đảng viên có kinh nghiệm vận động quần chúng, có uy tín tham gia BCH các đoàn thể, từng bước gắn công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng.

Các cấp uỷ Đảng đặc biệt coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chăm lo giải quyết những vấn đề bức thiết trong sản xuất và đời sống: chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh; đền bù giải phóng mặt bằng; chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng…. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình "xoá đói giảm nghèo", "đền ơn đáp nghĩa" trong các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tăng cường bằng nhiều biện pháp và hình thức phong phú.

- Kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống dân vận

BDV các cấp với tư cách là ban tham mưu cho cấp ủy Đảng mà trực tiếp và thường xuyên là BTV về công tác dân vận bao gồm công tác cả công tác dân tộc, tôn giáo từng bước được kiện toàn về tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ nên hoạt động dần đi vào nề nếp và có hiệu quả hơn. Trong quá trình hoạt động, BDV Tỉnh ủy coi trọng việc bổ sung cán bộ là những đồng chí đã được rèn luyện và trưởng thành từ phong trào quần chúng, có nhiệt tình, trách nhiệm và kinh nghiệm làm công tác quần chúng.

Trước năm 1990, ở cấp huyện mới hình thành khối Dân vận, các thành viên là trưởng Mặt trận, các đoàn thể, do đồng chí Phó Bí thư thường trực cấp ủy phụ trách, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, hoạt động dưới hình thức giao ban, phản ảnh. Ở cấp cơ sở có một đồng chí thường trực Đảng phụ trách công tác

tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo và theo dõi hoạt động của Mặt trận, đoàn thể. Thực hiện Nghị quyết TW 8B, các Nghị quyết TW về công tác tổ chức cán bộ và các quy định, hướng dẫn của TW, của tỉnh, BDV cấp huyện và Khối Dân vận xã, phường, thị trấn được thành lập, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc và đi vào hoạt động có hiệu quả. Cụ thể, BDV Tỉnh ủy và 13/14 huyện, thị xã đã phân công đồng chí Uỷ viên Thường vụ cấp uỷ làm Trưởng BDV; 10/14 huyện, thị xã có đủ 3 đồng chí cán bộ chuyên trách. BDV tỉnh ủy ngoài Văn phòng của Ban đã lập thêm 2 phòng chuyên môn là phòng Công tác đoàn thể và phòng Dân vận chính quyền. Các Đảng uỷ trực thuộc và Đảng bộ cơ sở đều phân công đồng chí Uỷ viên Thường vụ hoặc cấp uỷ viên phụ trách dân vận. Chất lượng đội ngũ cán bộ dân vận được nâng lên, hàng năm BDV tỉnh và các huyện, thị đều tổ chức được nhiều lớp tập huấn, nhiều huyện đã mở lớp tập huấn tới hầu hết các cơ sở như: Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Phúc Thọ… góp phần nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ làm công tác dân vận.

Hệ thống dân vận đã tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng chương trình công tác toàn khoá (1992-1996 và1996-2000) và hàng năm, ra các Thông tri, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác vận động quần chúng. Định hướng cho Mặt trận đoàn thể, hội quần chúng thực hiện đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động và lãnh đạo thành công Đại hội Mặt trận, các đoàn thể, các hội quần chúng trong nhiệm kỳ. Đồng thời, giúp cấp uỷ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, nhiệm vụ công tác ở các cấp.

Phối hợp với MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết của Mặt trận, các đoàn thể; đồng thời đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng của quần chúng, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, công tác an ninh quốc phòng ở địa phương.

BDV Tỉnh ủy chủ động tham mưu giúp cấp uỷ triển khai sơ, tổng kết một số Chỉ thị, Nghị quyết về công tác quần chúng. Việc làm này có tác dụng

nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể về công tác dân vận; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nhằm thực hiện tốt hơn lĩnh vực công tác này trong thời gian tiếp theo.

Đặc biệt trong năm 1999, kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân

vận”, BDV Tỉnh ủy đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ giúp các cấp uỷ chỉ

đạo, hướng dẫn tổ chức học tập lại bài báo “Dân vận” sâu rộng trong cán bộ đảng

viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể. Đây là việc làm thiết thực có ý nghĩa đối với công tác vận động quần chúng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 50 năm, học lại bài báo của Bác Hồ, mỗi cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên càng thấm thía hơn lời dạy của Bác, thấy rõ hơn tầm quan trọng và trách nhiệm của mình đối với công tác vận động quần chúng trong thời kỳ mới.

Phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể tham mưu với cấp uỷ và trực tiếp tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và triển khai thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở”. Sau hơn một năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, hệ thống dân vận đã phối hợp với chính quyền, các ngành tiến hành tốt việc kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa lĩnh vực công tác này.

* Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội làm dân vận theo chức năng, nhiệm vụ. MTTQ có vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. MTTQ làm công tác dân vận thông qua hệ thống MTTQ và đội ngũ cán bộ mặt trận các cấp, thông qua các thành viên của mặt trận, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội để làm dân vận theo chức năng của mình. Là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức các phong trào thi đua

trong nhân dân nhằm thực hiện chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy, các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của chính quyền các cấp.

Các đoàn thể chính trị - xã hội làm dân vận thông qua hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ hội, trong đó đoàn viên hội viên gương mẫu thực hiện nhiệm vụ và vận động mọi người cùng tham gia.

Các tổ chức xã hội được lập ra theo mục đích: nghề nghiệp, sở thích, nhân đạo, từ thiện... tập hợp rộng rãi nhân dân, hoạt động vì lợi ích thiết thân của họ.

- Củng cố về tổ chức: MTTQ, các đoàn thể và hội quần chúng không

ngừng củng cố và mở rộng tổ chức, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng và là cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân.

BTV Tỉnh uỷ, Mặt trận, các đoàn thể, các hội quần chúng tập trung chỉ đạo Đại hội các cấp đạt kết quả tốt, đảm bảo đoàn kết, dân chủ, thiết thực. Chất lượng BCH của các tổ chức được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ tăng so với nhiệm kỳ trước. Đội ngũ cán bộ chuyên trách được kiện toàn, hầu hết cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện thị có trình độ cao đẳng, đại học và đã qua tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ; cán bộ cấp cơ sở đạt trình độ phổ thông trung học, một số đạt trình độ cao đẳng, đại học. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ được triển khai rộng rãi, cán bộ các cấp hầu hết được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, nhiều đồng chí hoạt động năng nổ, tích cực.

Tổ chức Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở được sắp xếp lại cho phù hợp với tổ chức đảng và địa bàn dân cư, không còn “cơ sở trắng” về tổ chức. Việc củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh, giải quyết cơ sở yếu kém, cơ sở trắng được coi trọng. Số cơ sở vững mạnh và khá tăng từ 58% năm 1991 lên 93% năm 2001, số cơ sở yếu kém từ 10% năm 1991 giảm xuống còn 1,3% năm 2001; ở một số huyện, thị không còn “cơ sở trắng”, có đoàn thể không còn cơ sở yếu kém [128; tr 11].

Chấn chỉnh công tác phát triển đoàn viên, hội viên theo hướng tự nguyện, đảm bảo về số lượng và chất lượng, với nhiều hình thức tập hợp quần chúng đa

dạng, phong phú (lập ra các câu lạc bộ, hội, tổ, nhóm…); khắc phục tình trạng “hội cả làng”. Nhiều đoàn thể và hội quần chúng đã xây dựng và hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động, thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên, hội viên. Liên đoàn lao động và Đoàn thanh niên còn chú trọng phát triển tổ chức của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008 luận án TS nhân văn khác 602203 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)