ở ven biển Việt Nam, những nơi có nhiều cồn cát di động, cần trồng rừng chắn cát, không để cát bị gió cuốn tới lấp phủ mặt diện tích trồng trọt, cách trồng nh− hình 12.17.
Hình 12.17
12.3. Biện pháp thuỷ lợi vùng đồi núi [24]
Địa hình miền núi rất phức tạp, chênh lệch về cao độ rất lớn, sông suối, đồi núi cắt vùng núi ra thành từng khu nhỏ độc lập. Diện tích canh tác phân tán, đất trồng trọt đã bị thoái hoá nhiều. Tình trạng bạc mầu, chua, lầy thụt khá phổ biến.
ở miền núi, các nguồn n−ớc có thể sử dụng phục vụ cho công tác t−ới, chăn nuôi, trong sinh hoạt đời sống th−ờng là:
- Nguồn n−ớc ở các sông, hồ chứa lớn đầu nguồn.
- Nguồn n−ớc ở các khe suối hoặc ở các hồ chứa loại vừa, loại nhỏ trên các khe suối đó. - Nguồn n−ớc đ−ợc trữ lại ở các ao núi trong vùng.
Ngoài ra, có thể lợi dụng đ−ợc l−ợng n−ớc ngầm rỉ ra từ các chân núi, hoặc ở các giếng. Đặc điểm chủ yếu của các nguồn n−ớc đó là:
- Nguồn n−ớc phân tán, có nơi thừa, có nơi thiếu.
- Mực n−ớc ở các sông suối về mùa cần t−ới th−ờng thấp hơn mặt ruộng. L−u l−ợng về mùa lũ và mùa kiệt th−ờng chênh lệch nhau rất lớn.
- Do điều kiện địa hình phức tạp nên việc dẫn n−ớc t−ới trong vùng gặp nhiều khó khăn. - Việc tiêu tự chảy ở miền núi có những thuận lợi, nh−ng nếu không có quy hoạch công trình tiêu n−ớc một cách hoàn chỉnh thì sẽ dẫn đến việc xói mòn đất nghiêm trọng.
12.3.1. Hệ thống thuỷ lợi vùng đồi núi
Trên cơ sở các đặc điểm địa hình và nguồn n−ớc đã trình bày ở trên, các hệ thống thuỷ lợi vùng đồi núi sẽ có những đặc biệt riêng của nó so với các vùng khác nh− vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển.
Nhiệm vụ chủ yếu của các hệ thống thuỷ lợi vùng đồi núi là cung cấp n−ớc kịp thời cho cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp giải quyết các yêu cầu về n−ớc để phát điện, cung cấp cho sinh hoạt và các mặt khác.