Công trình ao nú

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 12 docx (Trang 26 - 28)

Ao núi là công trình tập trung n−ớc, không cho dòng n−ớc chảy tự do gây xói, lở mặt đất và xói lở các công trình khác, góp phần ngăn chặn đ−ợc lũ núi tràn về, giảm yếu sức n−ớc, lợi dụng đ−ợc n−ớc m−a đã đ−ợc trữ để chống hạn, ngăn phù sa để lấy phân bón cải tạo đất đai, ngoài ra còn giải quyết n−ớc dùng cho ng−ời và gia súc.

Ao núi nên đặt ở nơi thấp, nh−ng cao hơn mặt ruộng để có thể t−ới tự chảy đ−ợc. Nên bố trí ao núi ở nơi có địa chất tốt, tốt nhất là đất sét và đất thịt, tránh đất kiềm hoặc đất pha

cát nhiều, dễ thấm mất n−ớc và sinh ra hang hốc. Để tránh cho đ−ờng sá làng mạc khỏi bị lũ núi phá hoại và tiện cho việc dùng n−ớc của ng−ời và súc vật, ao núi nên đào ở đất bỏ hoá, bên đ−ờng cái gần làng.

Dựa vào các tài liệu nh− m−a thiết kế sinh ra dòng chảy (m−a ứng với tần suất thiết kế nhất định), diện tích tập trung dòng chảy, hệ số dòng chảy và l−ợng n−ớc cần dùng để xác định dung tích ao núi, ph−ơng pháp tính toán giống nh− tính cho kho n−ớc nhỏ. Để giảm bớt tổn thất về bốc hơi và thẩm lậu, ao núi không nên quá nhỏ, hình dáng hình tròn là tốt nhất. Nên lợi dụng các hõm núi để đào ao đắp đập sẽ bớt đ−ợc khối l−ợng đào đắp, giảm đ−ợc nhân công.

Ao núi gồm ba bộ phận chính là lòng ao, đập ngăn n−ớc và cửa n−ớc ra vào. Ao núi làm chỗ đất bằng thì đất đào lên đắp thành đập để tăng thêm dung tích trữ n−ớc. Ao núi làm ở chỗ đất dốc thì tuỳ theo địa hình mà làm thành nửa đào, nửa đắp. Đập ngăn n−ớc cần phải đầm chặt để tránh dò n−ớc, tùy theo chất đất mà đắp có mái thoải khác nhau. Chung quanh ao núi có thể trồng thêm cây để giảm bớt l−ợng bốc hơi và bảo vệ s−ờn dốc.

Để tăng thêm nguồn n−ớc cho ao núi, nên đào thêm rãnh đón dòng n−ớc mặt, hoặc m−ơng nối với các nguồn n−ớc khác để dẫn n−ớc vào ao. M−ơng dẫn n−ớc th−ờng là lộ thiên, tiết diện của nó tuỳ theo l−u l−ợng mà định, chỉ cần đảm bảo điều kiện không xói lở và không bồi lắng là đ−ợc.

Nếu dùng làm n−ớc ăn uống cho ng−ời và súc vật thì ở cửa n−ớc vào nên dùng cát thô, đá và than gỗ làm tầng lọc đơn giản. Để tránh n−ớc tràn làm vỡ đập, cần chọn chỗ làm đ−ờng tràn riêng.

Ao núi gồm có mấy loại sau:

a) Ao núi bên đ−ờng

Để đề phòng n−ớc phá hoại hoặc làm ngập đ−ờng giao thông, th−ờng bố trí ao núi bên đ−ờng để tập trung n−ớc m−a và cung cấp n−ớc dùng cho ng−ời và súc vật (hình 12.2).

b) Ao núi đầu khe

ở gần đầu khe núi nên đào ao núi để ngăn n−ớc núi, bảo vệ đầu nguồn.

c) Ao núi bên s−ờn dốc và hồ vẩy cá:

ở s−ờn dốc có trồng trọt, đã có biện pháp giữ n−ớc nh− đào hồ vảy cá, m−ơng ngăn dòng, nh−ng vì dung tích nhỏ không thể ngăn trữ hết dòng chảy, nên cần làm thêm ao núi để chứa n−ớc thừa (hình 12.3).

- Dung tích ao núi: Đ−ợc xác định căn cứ vào l−ợng m−a thiết kế, diện tích tập trung n−ớc, hệ số dòng chảy, yêu cầu dùng n−ớc... Không nên làm các ao núi quá nhỏ và phân tán.

- Hồ vẩy cá là các ao, hồ nhỏ đ−ợc bố trí men theo đ−ờng đồng mức, trên các hồ đó th−ờng bố trí trồng cây để giữ n−ớc giữ ẩm bảo vệ đất.

Hồ vẩy cá là hình thức san bằng đất không liên tục (còn ruộng bậc thang là hình thức san bằng liên tục).

Hình 12.3

d) Kết hợp với việc chống sụt lở khe núi

ở chân dốc núi th−ờng có hiện t−ợng n−ớc ngầm rỉ ra, nếu n−ớc chảy ra ít thì đất ở đó luôn luôn ẩm −ớt, nếu n−ớc chảy ra nhiều thì hình thành dòng chảy bùn, dễ làm sạt lở dốc núi. Để ngăn ngừa hiện t−ợng sạt lở và để lợi dụng nguồn n−ớc, cần đào m−ơng từ chỗ rỉ n−ớc, dẫn n−ớc đến chỗ có thể làm ao núi, trữ n−ớc lại để t−ới ruộng.

e) Hệ thống liên hồ

Hệ thống liên hồ là hệ thống có m−ơng vòng quanh núi để nối liền các ao hồ với nhau. M−ơng có tác dụng ngăn dòng hứng n−ớc làm yếu dòng chảy, đồng thời dẫn n−ớc từ ao hồ thừa n−ớc sang ao hồ thiếu n−ớc để sử dụng khi cần thiết, tránh đ−ợc hiện t−ợng xói mòn và tiết kiệm n−ớc t−ới.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 12 docx (Trang 26 - 28)