Việc quản lý ruộng bậc thang rất quan trọng. Ruộng bậc thang mới làm phải đ−ợc kiểm tra kịp thời trong khi m−a hoặc sau khi m−a, nếu có chỗ h− hỏng phải sửa chữa ngay.
Ruộng bậc thang th−ờng không đủ khả năng chứa hết l−ợng m−a lớn nhất, vì thế khi m−a lớn hơn l−ợng m−a thiết kế thì phải kịp thời tiêu n−ớc ngay. M−ơng tiêu n−ớc không nên quá dốc, để n−ớc chảy từ từ. Nếu là m−ơng s−ờn núi thì nên đào quanh co để giảm độ dốc, n−ớc sẽ chảy chậm, giảm bớt xói lở. Nếu m−ơng đào ở chân núi thì có thể đào theo độ dốc nhỏ, nh−ng nếu địa hình bị hạn chế thì phải tìm cách bảo vệ lòng m−ơng hoặc làm bậc n−ớc để khỏi bị xói lở.
Nói chung nên có m−ơng tiêu n−ớc riêng cho ruộng bậc thang. Tr−ờng hợp phải tiêu n−ớc từ ruộng trên xuống ruộng d−ới thì cần làm thiết bị chống xói ở ruộng d−ới, th−ờng có mấy loại sau:
- Hàng rào cọc gỗ để ngăn giữ đất và n−ớc. - Bó cành giảm sức n−ớc.
- Rọ đá giảm sức n−ớc. - Bậc n−ớc bằng đá đơn giản.
- Ng−ỡng giảm sức n−ớc bằng vật liệu đơn giản.
Mấy loại thiết bị chống xói trên rẻ tiền, dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật cao mà có kết quả tốt. Có thể căn cứ vào tình hình cụ thể về chiều cao ruộng bậc thang và vật liệu địa ph−ơng mà chọn dùng cho thích hợp.
12.2.8. Chống xói mòn bằng biện pháp nông nghiệp [1]
Chống xói mòn bằng biện pháp nông nghiệp cũng là giữ n−ớc và giữ đất bằng cách luôn luôn duy trì một lớp cây trồng che phủ mặt đất... Đây là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn cho hiệu quả cao mà ít tốn kém, dễ dàng thực hiện. Mục đích của việc bảo vệ và phát triển lớp phủ thực vật trên bờ mặt đất và cải tiến kỹ thuật cày bừa, đánh luống, trồng tỉa để mặt đất không bị hạt m−a trực tiếp xung kích và để n−ớc không chảy quá mạnh gây xói mòn mặt đất, do đó giữ đ−ợc màu cho đất, sử dụng đất đ−ợc hợp lý và nâng cao đ−ợc năng suất cây trồng. Những biện pháp nông nghiệp cụ thể là: