Quy hoạch bố trí ruộng bậc thang

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 12 docx (Trang 34 - 35)

Bố trí làm ruộng bậc thang cần phải đ−ợc thực hiện theo một quy hoạch nhất định. Quy hoạch đó phải thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa nông - lâm nghiệp với giao thông và thuỷ lợi để tăng tác dụng chống xói mòn.

Kích th−ớc của ruộng bậc thang tức chiều rộng của ruộng và chiều cao của bậc ruộng chủ yếu phụ thuộc vào độ dốc mặt đất và chiều dày của tầng đất trồng trọt trên mặt dốc.

a) Chiều ngang của ruộng bậc thang phụ thuộc vào độ dốc mặt đất, chiều dày lớp đất mặt và yêu cầu canh tác.

Mặt đất càng dốc, lớp đất mặt ruộng càng mỏng, thì chiều ngang ruộng bậc thang phải làm nhỏ, độ dốc mặt đất càng thoải, lớp đất mặt càng dày thì chiều ngang ruộng bậc thang có thể làm rộng. Độ dốc mặt đất từ 50ữ 100 hay từ 200ữ 250 thì làm chiều ngang ruộng bậc thang khoảng 15 ữ 20 m hay từ 8 ữ 10 m.

b) Chiều cao của bậc ruộng bậc thang phụ thuộc vào độ dốc mặt đất.

Độ dốc mặt đất lớn thì chiều cao bậc ruộng lớn, độ dốc mặt đất nhỏ thì chiều cao bậc ruộng càng nhỏ.

c) Độ dốc của mái bậc ruộng bậc thang phụ thuộc vào chiều cao của bậc ruộng:

Bậc ruộng bậc thang càng lớn thì độ dốc của mái bậc phải làm thoải, bậc ruộng càng thấp thì mái bậc có thể làm dốc hơn. Độ dốc của mái bậc còn phụ thuộc vào ph−ơng pháp và vật liệu đắp bậc cho ruộng bậc thang: Ruộng bậc thang cao thì mái dốc của bờ phải thoải và nh− thế nên diện tích chiếm đất của bờ nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 12 docx (Trang 34 - 35)