Những hình thức và kỹ năng Hƣớng đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 67 - 80)

Những hình thức Hướng đạo

Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam tích cực rèn luyện các kỹ năng cho các hội viên. Những kỹ năng này bổ sung cho những môn học mà trong nhà trƣờng và gia đình khơng có. Hƣớng đạo thực ra là một phƣơng pháp giáo dục để phát triển trí tuệ và thể lực cho các em học sinh dựa trên sự trải nghiệm thực tế. Vì vậy nó mang đến sự hứng thú và hiệu quả thiết thực cho các em. Dƣới đây là những hình thức hƣớng đạo.

Một là, hướng đạo thơng qua những hoạt động vui chơi.

Ngồi những giờ học căng thẳng ở trên lớp thì các em học sinh đều thích các hoạt động vui chơi. Mỗi một đơn vị Hƣớng đạo là một nhóm các trẻ em. Những nhóm này đƣợc hƣớng dẫn chơi các trị chơi để tạo khơng khí vui nhộn. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi là một trong những nội dung chính của hoạt

động Hƣớng đạo. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em có điều kiện rèn luyện thể lực và tâm trí.

Những hoạt động vui chơi thƣờng đƣợc tổ chức trong các trại, các chuyến du ngoạn và hội họp. Các hoạt động của Hội phải mang yếu tố vui chơi để tạo bầu khơng khí thoải mái. Những trị vui đùa của các Hƣớng đạo sinh phải thể hiện đƣợc sự đẹp đẽ, lịch sự, nhã nhặn và khơng ác ý. Mỗi một trị chơi của các Hƣớng đạo sinh đều có những luật chơi cụ thể. Việc tuân thủ các luật chơi sẽ rèn luyện cho các em ý thức tôn trọng pháp luật và kỷ luật [69, tr. 57].

- Hai là, hướng đạo ở ngoài trời.

Khác với các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, môi trƣờng rèn luyện các kỹ năng của Hƣớng đạo sinh thƣờng ở ngoài trời. Địa bàn mà các đoàn thể hƣớng đạo lựa chọn là những vùng ngoại ô, nơi thôn dã hoặc miền núi.

Hoạt động cắm trại ngoài trời là một trong những nội dung hoạt động cơ bản của Hội hƣớng đạo sinh và đƣợc coi là đòn bẩy để thúc đẩy các hoạt động hƣớng đạo. Theo quy định, địa điểm cắm trại phải xa cách hẳn đô thị và nhất là khơng phơ trƣơng hình thức. Trại dài ngày là trại có thời gian từ 10 đến 15 ngày đêm. Các đội, nhóm tổ chức cắm trại dài ngày một năm một lần. Hình thức cắm trại dài ngày mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất vì học sinh có đủ thời gian để rèn luyện các kỹ năng. Trại quý là trại có thời gian vài ngày đêm. Một buổi đi du ngoạn thƣờng kéo dài từ 6 đến 12 giờ [60, tr. 58].

- Ba là, hướng đạo bằng thực hành.

Hƣớng đạo chủ trƣơng nói ít làm nhiều, khơng đặt nặng cơng dụng của ngôn từ mà đặc biệt chú ý đến những việc làm cụ thể. Hƣớng đạo khơng nói nhiều về đạo đức, nhƣng thực thi lối sống đạo đức hàng ngày thông qua

những lời hứa và Luật hƣớng đạo. Hƣớng đạo khơng muốn nhìn ngƣời khác chơi thể thao, mà chính mình thực sự tập thể dục và luyện thể thao. Hƣớng đạo đề cao lao động chân tay và luyện tập khéo léo tay chân để phát triển trí tuệ và thấm nhuần đạo đức. Khẩu hiệu thực hành của Hƣớng đạo sinh là: “Nghe thì quên - thấy thì hiểu - làm thì nhớ”. Nhƣ vậy là Hƣớng đạo sinh chú trọng thực hành hơn lý thuyết, hành động hơn lời nói [69, tr. 57].

- Bốn là, hướng đạo bằng sự gương mẫu của Huynh trưởng

Huynh trƣởng Hƣớng đạo (Scoutmaster) là một nhà giáo, là ngƣời phụ trách một đội Hƣớng đạo sinh. Huynh trƣởng phải là một cá nhân gƣơng mẫu về mọi mặt, là tấm gƣơng cho các em nhỏ noi theo. Huynh trƣởng phải yêu trẻ, thích chơi với trẻ (tình cảm), thực thi lời hứa, điều luật và châm ngôn Hƣớng đạo trong đời sống hàng ngày của chính mình một cách nghiêm túc, chân thật (đạo đức), luôn luôn tự tu, tự luyện về trí lực và thể lực, và tinh thần học tập mãi mãi. Huynh trƣởng giáo dục các em học sinh bằng những trò chơi lành mạnh, chơi mà học, học mà chơi. Họ kết hợp thể dục, đạo đức, và trí dục để bổ sung cho giáo dục nhà trƣờng và gia đình. Những trò chơi đều phù hợp với lứa tuổi của các em, có sức lơi cuốn các em tham gia, và dựa trên tinh thần tự rèn luyện. Họ dành những ngày nghỉ cuối tuần để dẫn dắt các em tham gia các trò chơi Hƣớng đạo.Một ngƣời mà chƣa hội đủ những điều kiện này thì khơng đƣợc coi là một Huynh trƣởng chân chính [69, tr. 58].

Năm là, hướng đạo bằng luật, lời hứa, châm ngôn.

Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam chú trọng đến giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Hội coi giáo dục đạo đức chính là giáo dục ý thức cơng dân. Hội chú trọng hƣớng đến lý tƣởng đạo đức, vì đạo đức là mức cao nhất của

tinh thần công dân và ý thức nhân quyền. Lý tƣởng đạo đức phải phù hợp với tín ngƣỡng, tơn giáo và ý thức xã hội, và đƣợc thể hiện rõ trong luật, lời hứa và châm ngôn của Hội. Các Hƣớng đạo sinh bắt buộc phải thông hiểu và nhập tâm lý tƣởng này.

Hội hƣớng đạo sinh ban hành Luật hƣớng đạo. Bộ luật này có 10 điều, đủ để bao quát toàn bộ đạo đức làm ngƣời. 10 điều trong bộ luật Hƣớng đạo mà mỗi Hƣớng đạo sinh đều phải tuân thủ nhƣ sau:

Điều 1: Hƣớng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin đƣợc lời nói của Hƣớng đạo sinh .

Điều 2: Hƣớng đạo sinh trung thành với Tổ quốc, cha mẹ, với ngƣời cộng sự.

Điều 3: Hƣớng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi ngƣời.

Điều 4: Hƣớng đạo sinh là bạn khắp mọi ngƣời, coi Hƣớng đạo sinh nào cũng nhƣ ruột thịt.

Điều 5: Hƣớng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.

Điều 6: Hƣớng đạo sinh yêu thƣơng các giống vật

Điều 7: Hƣớng đạo sinh vâng lời cha mẹ và Huynh trƣởng mình mà khơng biện bác.

Điều 8: Hƣớng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui cƣời.

Điều 9: Hƣớng đạo sinh cần kiệm của mình và của ngƣời.

Điều 10: Hƣớng đạo sinh trong sạch từ tƣ tƣởng, lời nói đến việc làm [60, tr. 58-59].

Kỹ thuật và kỹ năng Hướng đạo

Những ngƣời gia nhập các Hội hƣớng đạo đều đƣợc hƣớng dẫn các kỹ năng thực hành từ thấp đến cao. Một số kỹ thuật Hƣớng đạo nhƣ sau:

Một là, kỹ thuật làm nút.

Những ngƣời mới gia nhập Hội Hƣớng đạo đều đƣợc hƣớng dẫn cách làm các loại nút và biết cách sử dụng chúng trong từng trƣờng hợp cụ thể cho phù hợp. Yêu cầu làm nút là phải làm nhanh, làm chắc chắn và dễ tháo. Việc làm các nút khơng phải là dễ, vì có nhiều loại nút có kỹ thuật khó. Ngƣời học phải thực hành nhiều lần để làm đƣợc những nút khó.

Một số loại nút mà các tân sinh buộc phải học đƣợc là nút cột thuyền, nút dẹt, nút ghế đơn, nút dây cầu, nút thòng lọng, và nút một vịng hai khóa. Nút cột thuyền dùng để cột thuyền vào mốc, neo cột dây liền vào thân cây, cột chân một con vật hay bắt đầu một nút ghép. Nút dẹt có cơng dụng để nối hai đầu dây cùng hai đƣờng kính. Ngƣời ta sử dụng nút này để gói hay buộc hai đầu băng (vết thƣơng) thì vừa mau lẹ lại vừa dễ cởi. Nút ghế đơn có cơng dụng để cấp cứu ngƣời bị nạn ở dƣới sâu, để buộc vào ngƣời khi có nhiều ngƣời cùng leo núi (vịng buộc khơng thắt lại đƣợc). Nút dây cầu đƣợc sử dụng để nối hai sợi dây nhỏ cần phải nhúng xuống nƣớc (nhƣ sợi dây của ngƣời câu cá). Nút thòng lọng dùng để cột đầu dây vào một cái cọc hay thân cây để kéo một khúc gỗ, một đồ vật nặng và dài, để bó củi v.v.. Nút một vịng hai khóa dùng để cột một đầu dây vào một cọc, thân cây hay một vòng sắt [69, tr. 65-68].

Hai là, kỹ thuật làm dấu đường.

Một trong những kỹ thuật thực hành mà các tân sinh cần phải học đƣợc là kỹ thuật làm dấu đƣờng. Trong khi đi trại hay lúc tham dự trò chơi lớn,

các đội sinh phải tạm xa nhau. Vì vậy, các hội viên mới muốn tìm đƣợc nhau thì phải biết làm dấu đƣờng để ngƣời khác có thể tìm đƣợc mình tránh bị lạc lối. Ngƣời chơi có thể ghi dấu đƣờng trên mặt đất bằng mũi gậy, hoặc dùng phấn vẽ lên cột trụ, thân cây hay ven tƣờng. Ngồi ra ngƣời chơi có thể nhặt những hịn đá, gạch vụn hay cành cây nhỏ tạo ra các dấu trên đƣờng. Mỗi dấu đều có ý nghĩa riêng biệt. Theo nguyên tắc, ngƣời chơi thƣờng đánh dấu về phía tay phải vừa đủ để nhận diện và để xố bỏ nó sau khi đã dùng xong. Ngƣời chơi không vẽ bẩn lên tƣờng nhà hay lấy dao nhọn đánh dấu trên thân cây.

Ngƣời chơi khi đi theo một con đƣờng để có dấu, phải đi theo từng dấu và không đƣợc quên dấu vừa tìm đƣợc để đề phòng trƣờng hợp chƣa tìm đƣợc dấu kế tiếp thì có thể trở lại dấu cũ để tìm dấu tiếp theo. Ngƣời chơi nên đánh dấu những nơi đã tìm đƣợc bằng một vật gì đó dễ nhận biết, sau khi đánh dấu xong mới tìm những dấu mới tiếp theo. Ngƣời chơi cần tìm các dấu theo trình tự để tránh bị lạc lối.

Một số đội Hƣớng đạo còn sử dụng chữ ký khi họ đi cùng nhau trên một con đƣờng. Mỗi đội xác định một lối đánh dấu riêng để tránh nhầm lẫn với đội khác. Mỗi thành viên của đội phải ký thêm tên con vật của đội và số thứ tự của mình trong đội. Ví dụ, ở dƣới một dấu đƣờng có vẽ thêm đầu một con trâu và đề số 2, các đội sinh đội Trâu đi tìm vết đƣờng sẽ hiểu ngay rằng đó là dấu anh đội phó đội Trâu đã đi trƣớc và để lại dấu này [63, tr. 57].

Ba là, kỹ năng ca hát.

Ngoài các bài Hội ca9

, các hƣớng đạo sinh phải học hát và hát đƣợc một số bài hát Hƣớng đạo, bài hát lịch sử, một số bài hát nói về tình u

9

quê hƣơng đất nƣớc, tình đồng đội và tình đồn kết. Q trình rèn luyện kỹ năng ca hát, một số em học sinh sẽ phát hiện ra khả năng ca hát của mình. Những ngƣời tham gia Hƣớng đạo sinh Việt Nam đều yêu ca hát. Trác Phƣơng Mai, một cựu hƣớng đạo sinh, đã sƣu tập đƣợc khoảng 500 bài hát sinh hoạt Hƣớng đạo. Những bài hát này đƣợc phân loại theo chủ đề hoặc nội dung sinh hoạt của từng đội.

Những bài hát chung dành cho các đội hƣớng đạo sinh nhƣ Hội ca và Anh hùng ca. Những bài hát mang tính chất tập hợp nhƣ Nào về đây, Anh em ta về, Vòng tròn, Nghe tiếng còi, Mỗi ngƣời một cành hoa. Những bài hát chào mừng nhƣ Mừng ngày gặp nhau, Vừa gặp anh, Chào mừng, Mừng anh, Làm quen. Những bài hát khen ngợi nhƣ Hoan hô, Hay quá là hay, Hoan hô hoan hô, Gồ ghê. Những bài hát đuổi nhƣ Cái nhà, Tiếng chuông, Hát to hát nhỏ, Tung lên trời xanh. Những bài hát lửa trại nhƣ Nhảy lửa, Gọi lửa, Tàn lửa, Ngày dần tiêu tan. Những bài hát khi ăn nhƣ Nhớ ơn, Giờ ăn đến rồi, Đầu bếp kì tài. Những bài hát chia tay nhƣ Chia tay, Phút chia tay, Mây gió hợp tan, Giữ chặt mối dây, Bài ca tạm biệt, Lúc thú vui này. Những bài hát lịch sử nhƣ Một mẹ trăm con, Trƣng nữ vƣơng, Bạch Đằng giang, Hội nghị Diên Hồng, Gò Đống Đa, Non nƣớc Lam Sơn, Việt Nam minh châu trời đông. Những bài hát vui tƣơi nhƣ Vui họp đoàn, Cùng nhảy múa, Vui ca hát, Vui ca lên, Quây quần hát múa, Nào cùng mời, Vỗ tay, Vui là vui, Vui ca lên nào. Những bài hát cổ động nhƣ Dô ta, Trèo đèo, Đƣờng đi khơng khó, Nguồn thật, Nối dây liên đồn. Những bài hát về các con thú nhƣ Ra mà xem, Con chim non, Con voi, Múa trăn. Những bài hát hò reo nhƣ Để cho vui, Này bạn vui, Nào đoàn ta tiến và Tiếng chim gọi đàn.

Bài hát Anh hùng xƣa là bài hát truyền thống của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam. Các hội viên thƣờng xuyên hát bài này trong các dịp sinh hoạt cùng nhau, để ca ngợi vua Đinh Bộ Lĩnh. Ngày xƣa khi Đinh Bộ Lĩnh còn là một đứa trẻ đã phất cờ lau tụ tập trẻ em để tập trận. Khi lớn lên ông đã phất cờ tập hợp nghĩa quân dẹp loạn 12 Sứ quân để thống nhất đất nƣớc. Bài hát này dựa trên tích Đinh Bộ Lĩnh phát cờ lau dựng nghiệp không chỉ để ca ngợi cơng lao của Đinh Bộ Lĩnh, mà cịn khơi dậy tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nƣớc nồng nàn của giới trẻ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nƣớc nhà đang bị thực dân Pháp cai trị.

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu Dấy binh lấy lau làm cờ

Quên mình là mình giúp nước Hết sức giữ gìn non nước Dấn thân khắp nơi nguy nàn Ngàn thu lừng danh đất nước Sứ quân khắp nơi kinh hoàng Tiếng lừng nước Nam

(Bài hát Anh hùng xƣa) [50, tr.9].

Trong mỗi dịp sinh hoạt, những hƣớng đạo sinh luôn ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Họ lấy truyền thống đánh giặc giữ nƣớc oai hùng của ông cha để làm điểm tựa về tinh thần, làm động lực để phấn đấu và tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc. Âm nhạc có sức mạnh lay động trái tim. Những nhạc sĩ hƣớng đạo nhƣ Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lƣu Hữu Phƣớc và Hoàng Quý đều sáng tác những ca khúc chứa chan lòng yêu nƣớc, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nƣớc của ông cha ta cho các hƣớng đạo sinh, tiêu biểu nhƣ các bài hát Anh hùng xƣa, Bạch Đằng giang, Thăng

Long hành khúc, Gò Đống Đa, Hội nghị Diên Hồng, Ải Chi Lăng và Lên đàng. Mỗi đoàn Hƣớng đạo sinh lựa chọn lấy một bản anh hùng ca để làm bài hát riêng cho đồn của mình. Những buổi sinh hoạt tập thể của các hƣớng đạo sinh thực chất là những dịp để những học sinh trẻ tuổi thể hiện lòng yêu nƣớc chứa chan của họ. Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam là một trong những cái nôi khơi lên, bồi dƣỡng và vun đắp tình yêu nƣớc và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vận mệnh của dân tộc. Đinh Hữu Quyến, một cựu Hƣớng đạo sinh, nhận xét về các nhạc sĩ Hƣớng đạo sáng tác bài hát Hƣớng đạo lúc đó nhƣ sau: “Tràn trề lòng yêu nước mà Hướng đạo tập

trung cổ xúy, các nhạc sĩ Hướng đạo - những nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng nhất làng nhạc Việt Nam - là những người đầu tiên định hướng sáng tác của mình một cách có hệ thống vào các đề tài “lịch “sử - quê hương - kêu gọi”… Hướng đạo Việt Nam hãnh diện với truyền thống đó, được thêu hoa, dệt gấm, được mài sắc thanh gươm thiêng, được vang lên như những tiếng thét xung trận, trong các sáng tác của các nhạc sĩ Hướng đạo như Hùng Lân, Tâm Bảo, Nguyễn Hữu Ba, Văn Cao, La Hối, Lê Nhuận, Phan Huỳnh Điểu” [69, tr. 35].

Bốn là, kỹ năng cấp cứu.

Các hƣớng đạo sinh Việt Nam đều đƣợc huấn luyện những kỹ năng cấp cứu khi có tai nạn xảy ra. Một số kỹ năng cấp cứu cơ bản nhƣ cầm máu một vết thƣơng, làm một cái cáng, hô hấp nhân tạo và cứu vớt ngƣời đuối nƣớc. Sau khi học các kỹ năng cấp cứu nạn nhân, ngƣời học sẽ đƣợc thực hành những kỹ năng này trong thực tế. Những hƣớng đạo sinh nào cấp cứu đƣợc các nạn nhân bị tai nạn sẽ đƣợc các đoàn, hội tuyên dƣơng và khen thƣởng.

Chịu khó rèn luyện sức khỏe là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các hƣớng đạo sinh. Các hƣớng đạo sinh phải tập thể dục 20 phút vào buổi sáng để cơ thể trở nên khoẻ mạnh và tỉnh táo, tạo sự hƣng phấn để lấy đà làm việc hăng hái trong ngày. Những tân sinh đƣợc huấn luyện đi bộ 10 km mà không thấy mệt mỏi. Sau khi tập thể dục xong cần phải tắm rửa sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)