Hội ca, huy hiệu, châm ngôn và trang phục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 63 - 67)

Hƣớng đạo thế giới, trong đó có Hƣớng đạo Pháp có quy chế hoạt động chặt chẽ. Hội hƣớng đạo Việt Nam vừa hoạt động theo quy tắc chung của thế giới, vừa có những quy tắc riêng cho phù hợp với hoàn cảnh của nƣớc Việt Nam đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp lúc đó. Quốc Anh8 nhận xét về sự Việt Nam hóa hƣớng đạo sinh thế giới nhƣ sau: “Điều

rất đáng nói là phong trào Hướng đạo khi đến Việt Nam, tồn tại và phát triển ở nước ta đã được Việt Nam hoá rất đậm nét”. [2, tr.14].

Hội ca Hƣớng đạo Việt Nam dành cho cả ba Hội hƣớng đạo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, sau đó là Hội ca Hƣớng đạo Đông Dƣơng khơng dùng bài hát chính thức của Hƣớng đạo sinh Pháp. Hội hƣớng đạo Việt Nam sáng tác một bài hát trên nền nhạc Pháp, nhƣng lời Việt. Một đoạn bài “Muốn nên cường tráng”, Hội ca của Liên hội Hƣớng đạo Đông Dƣơng thời kỳ đó nhƣ sau:

“Muốn nên ngƣời cƣờng tráng thời nay Muốn trên đƣờng đời tiến lên hoài

Phải hợp lực, phải đồng lịng, bền chí dày cơng Nhớ luôn luôn lời hứa luật chung

Phải biết ái nhân nhƣ ái thân Phải biết vui tƣơi khi khó khăn Mong chúng ta hãy tự tu thân mình

8

Rồi bao nhiêu việc khó đều xong” [ 70, tr.5].

Huy hiệu của Hƣớng đạo sinh Việt Nam là hoa Bách hợp. Ngƣời xƣa thƣờng vẽ hay gắn bông hoa Bách hợp để chỉ hƣớng Bắc. Mục đích lựa chọn lồi hoa này làm huy hiệu cho Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam là để các hội viên khơng bị lạc hƣớng con đƣờng chính đạo mà họ đang đi. Họ không chỉ đi trên con đƣờng chính đạo mà phải biết dìu dắt, giúp đỡ những ngƣời khác cùng đi trên con đƣờng này. Ba cánh hoa Bách hợp nhắc nhở các hội viên ghi nhớ nội dung của lời hứa:

Một là, trung thành với Tổ quốc.

Hai là, giúp ích mọi ngƣời bất cứ khi nào.

Ba là, tuân theo luật Hƣớng đạo.

Ở bên dƣới hoa có một dải băng, hai đầu nhọn uốn cong lên tƣợng trƣng cho nụ cƣời của Hƣớng đạo sinh. Trên dải băng có ghi chữ “sắp sẵn” là châm ngơn của Hƣớng đạo sinh. Ở dƣới dải băng có một sợi dây thắt nút nhắc nhở Hƣớng đạo sinh mỗi ngày làm một việc thiện.

Hoa Bách hợp không chỉ là huy hiệu cho Hƣớng đạo sinh Việt Nam, mà còn là biểu tƣợng cho các hội Hƣớng đạo trên thế giới. Ở trên bình diện quốc tế hoa Bách hợp là tƣợng trƣng cho sự hợp nhất và tình huynh đệ thế giới của các Hƣớng đạo sinh.

Những ngƣời đã gia nhập chính thức Hội hƣớng đạo Việt Nam, đã đọc lời Tuyên hứa, mới đƣợc phép đeo Huy hiệu Hƣớng đạo sinh. Hƣớng đạo sinh Việt Nam lựa chọn hoa Bách hợp làm huy hiệu theo đúng nhƣ quy định của Hƣớng đạo sinh thế giới, nhƣng cánh hoa lại có những cách điệu cho với cánh hoa sen, một loại hoa đặc trƣng của Việt Nam

Theo Võ Thanh Minh, cựu Tổng thƣ kí Liên hội Hƣớng đạo Đông Dƣơng, năm 1937 Liên hội đã phát động các hội viên tham gia cuộc thi vẽ huy hiệu của Liên hội. Kết quả là đã có gần 40 mẫu của các hội viên tham dự kỳ thi này. Mẫu vẽ số 16 vẽ hình hoa sen cách điệu đƣợc chọn làm biểu tƣợng cho Liên hội Hƣớng đạo sinh Đông Dƣơng. Mẫu vẽ số 16 là của hội viên Vĩnh Bang. Hội viên này từng là Bầy trƣởng, Ủy viên ngành Ấu ở Trung Kỳ.

Huy hiệu hoa Bách hợp hình cánh hoa sen trở thành niềm tự hào của các hội viên Liên hội Hƣớng đạo Đơng Dƣơng. Trƣớc đó họ phải dung huy hiệu Hƣớng đạo Đơng Pháp với hình cung tên và con gà trống, mà con gà trống là biểu tƣợng của nƣớc Pháp, chứ không phải là biểu tƣợng của nƣớc Việt Nam. Các Hƣớng đạo sinh Việt Nam sung sƣớng và tự hào với huy hiệu riêng của mình. Hoa sen tƣợng trƣng cho sự thanh khiết và ngƣời quân tử.

(Huy hiệu hoa Bách hợp)

Châm ngôn của Hội hƣớng đạo Việt Nam là SẮP SẴN. Châm ngôn này mang ý nghĩa là SẮP ĐẶT SẴN SÀNG, nghĩa là bất cứ hội viên nào cũng phải luôn sẵn sàng “Phụng sự cho Tổ quốc”, sẵn sàng cả về thể chất

và tâm hồn để làm trịn các nhiệm vụ đƣợc Hội giao phó. Sẵn sàng về thể chất có nghĩa là các hội viên phải chăm chỉ tập luyện thể lực, có sức khỏe sung mãn. Sẵn sàng về tâm hồn có nghĩa là các hội viên phải ln tn thủ các quy định, điều lệ và kỷ luật của Hội, luôn chấp nhận mọi gian khó, đƣơng đầu với những thử thách khó khăn để hồn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Một hội viên luôn chuẩn bị tốt về sức khỏe và ý chí thì có thể làm đƣợc mọi việc.

Hƣớng đạo sinh Việt Nam mặc theo đồng phục của Hƣớng đạo sinh thế giới, nhƣng không dùng đồng phục kaki nhƣ các xứ khác “mà sớm chọn

những sắc phục gần gũi với nếp sống bình dân của người Việt: áo vải nâu, quần xanh, đội mũ vải nhung, có nơi đội nón lá” [63, tr.20]. Bộ đồng phục

của các Hƣớng đạo sinh không phải là một bộ y phục dùng để trƣng diện mà là để nói lên quyết tâm thực hiện lý tƣởng Hƣớng đạo và tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Trang phục của các Hƣớng đạo sinh gồm có mũ, khăn, áo, quần, tất và giầy.

Các hội viên đội chiếc mũ rộng vành để che mƣa che nắng. Họ đeo khăn quàng thắt nút chéo ở cổ. Các hội viên phải gìn giữ chiếc khăn quàng cẩn thận sao cho không đƣợc nhàu nát và luôn sạch sẽ. Trong những trƣờng hợp khẩn cấp, chiếc khăn quàng có thể đƣợc dùng vào nhiều việc hữu ích nhƣ băng bó, làm cáng, làm thang dây v.v.. Nền và viền khăn quàng của mỗi đoàn khác nhau: xanh nhạt viền xanh thẫm (Đoàn Quang Trung), xanh nhạt viền trắng (Đoàn Bạch Đằng), đỏ viền vàng (Đoàn Trần Hƣng Đạo), đỏ viền xanh (Đoàn Đống Đa), xanh viền đỏ (Đoàn Lê Lợi), xanh lá cây viền đỏ (Đoàn Vạn Kiếp), vàng viền trắng (Đoàn Trƣng Vƣơng).

Các hội viên mặc áo sơ mi ngắn tay, cổ hở, hai túi có nắp, hai ống tay rộng rãi để cho khỏi vƣớng víu và thống mát. Chiếc áo này ban đầu có màu nâu tƣợng trƣng cho đất mẹ Việt Nam. Sau này hòa nhập với Hƣớng đạo sinh thế giới đã đƣợc Hội chuyển thành màu kaki vàng nhạt.

Mỗi hội viên đều có một chiếc gậy. Chiếc gậy này làm bằng một khúc tre thẳng và chắn chắn, dài 1,60 m, đƣờng kính từ 3 đến 4 cm. Chiếc gậy đƣợc đánh dấu thành từng đoạn, mỗi đoạn dài 10 cm dùng để đo đạc. Chiếc gậy này đƣợc sử dụng trong nhiều việc nhƣ: làm cáng, cầu, cột cờ, dựng lều, đo lƣờng và để chống trả với thú dữ hoặc để vƣợt qua một chƣớng ngại vật. Một hƣớng đạo sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động Hƣớng đạo nếu khơng có một cây gậy trong tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)