Tham gia những hoạt động yêu nƣớc và cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 88 - 99)

Năm 1939, chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ VI tháng 11 năm 1939, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng Việt Nam từ đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ trong những năm từ 1936 đến năm 1939 sang đấu tranh giải phóng các dân tộc ở Đơng Dƣơng.

Tháng 9 năm 1940, quân Nhật tràn vào Đông Dƣơng. Thực dân Pháp và phát xít Nhật đã câu kết với nhau để cùng thống trị và bóc lột nhân dân ta. Từ đây nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh một cổ hai trịng áp bức và bóc lột. Tại Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ VII tháng 11 năm 1940, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tiếp tục khẳng định con đƣờng đấu tranh giải phóng các dân tộc Đơng Dƣơng.

Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 đã diễn ra Hội nghị Trung ƣơng lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng dƣới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị này đã đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân

tộc trong khuôn khổ của từng nƣớc ở Đông Dƣơng, thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh), và chủ trƣơng khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền.

Trong quá trình vận động giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và Mặt trận Việt Minh chú ý đến Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam, nơi tập hợp đông đảo những thanh niên có thể lực và trí lực tốt, lại giàu lòng yêu nƣớc và đang mong muốn phụng sự Tổ quốc. Năm 1943, Hội nghị Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết: “Phải phái người vào các

đoàn Hướng đạo”[97, tr.301]. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nghị quyết của

Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng u cầu các đồn thể của Mặt trận Việt Minh phải chú ý “vận động thanh niên Hướng đạo” [97, tr.431].

Sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nƣớc, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã tác động mạnh mẽ đến nhiều hƣớng đạo sinh trong Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam. Năm 1941, Hoàng Đạo Thúy và Tạ Quang Bửu là thủ lĩnh của Hƣớng đạo Bắc Kỳ và Hƣớng đạo Trung Kỳ đã hẹn gặp nhau tại núi Yên Ngựa (huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình). Theo Hƣớng đa ̣o sinh Nguyễn Khắc Kỳ – thƣ ký Ban liên la ̣c cƣ̣u Hƣớng đa ̣o sinh Viê ̣t Nam – thì lúc này khơn g thể viết thành văn bản nhƣng hai vi ̣ thủ đều thể hiện rõ ý chí phụng sự Tổ quốc và quyết định đi theo chủ nghĩa cộng sản: “Chỉ có cộng

sản là đủ sức thay đổi thế giới. Phải theo hướng ấy” [39, tr.20]. Hai vị thủ lĩnh chụp chung một bức ảnh để thể hiện rõ sự đoàn kết và thống nhất quan điểm lựa chọn con đƣờng cách mạng vô sản.

Trong thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1939, Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam chƣa có nhiều hoạt động chống lại ách cai trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Các hoạt động của Hội mới chỉ là giáo dục, rèn luyện các kỹ năng theo các quy định của Hƣớng đạo sinh thế giới. Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam thông qua các hoạt động của mình đã góp phần bồi dƣờng lịng u nƣớc cho các thanh thiếu niên Việt Nam. Hội là nơi tập hợp những ngƣời trẻ tuổi có khát khao rèn luyện về thể lực và trí lực để phụng sự Tổ quốc. Tuy nhiên, thực dân Pháp tìm mọi cách để quản lý chặt chẽ các hoạt động của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam nhằm phòng tránh các nhân vật chống đối lợi dụng Hội này để tập hợp lực lƣợng chống lại chúng. Mặc dù bị chính quyền thực dân kìm kẹp nhƣng các hƣớng đạo sinh vẫn biết cách giáo dục lòng yêu nƣớc và tinh thần chống Pháp một cách kín đáo để tránh bị đàn áp.

Trong thời kỳ từ năm 1939 đến năm 1945, giới trí thức trẻ Việt Nam trong đó có cả các hƣớng đạo sinh của Hội hƣớng đạo Việt Nam bị phân hóa về mặt tƣ tƣởng. Một bộ phận trí thức trẻ không tin Pháp và Nhật, nhƣng không tham gia các tổ chức hay đảng phái chính trị nào. Họ muốn đứng ngồi cuộc để an thân. Một bộ phận thì bị thực dân Pháp và phát xít Nhật lôi kéo vào các tổ chức và đảng phái thân Pháp hoặc thân Nhật, nhằm lợi dụng về chính trị. Một bộ phận khác chiếm số lƣợng đơng đảo có tinh thần chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai để giải phóng dân tộc. Họ tham gia các tổ chức và đảng phái yêu nƣớc, đặc biệt là tham gia Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và Mặt trận Việt Minh.

Một nhóm trí thức Tây học ở Hà Nội đã ra tờ báo Thanh Nghị năm

1941, từ đó hình thành nên nhóm Thanh Nghị. Tờ báo này nhanh chóng tập

Dục, Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hồng Xn Hãn và Nguyễn Đình Thi. Trƣớc năm 1945, nhóm trí thức Thanh Nghị ít thể hiện quan điểm chính trị. Nhóm này đã liên kết chặt chẽ với Hội truyền bá Quốc ngữ và Hội Hƣớng đạo sinh Việt Nam, kêu gọi thanh niên Việt Nam phải đồn kết, sống có lý tƣởng và rèn luyện ý chí để phụng sự Tổ quốc. Từ sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, nhóm Thanh Nghị

mới thể hiện rõ quan điểm chính trị của mình. Tuy nhiên, quan điểm chính trị của nhóm khơng đồng nhất. Một số ủng hộ và tham gia chính quyền thân Nhật của Trần Trọng Kim nhƣ Phan Anh và Hoàng Xuân Hãn. Một số ủng hộ và tham gia Mặt trận Việt Minh nhƣ Vũ Đình Hịe và Đỗ Đức Dục.

Một nhóm trí thức hiếu cổ, đứng đầu là Nguyễn Văn Tố, đã ra tờ báo

Tri Tân, hình thành nên nhóm Tri Tân. Thông qua các hoạt động khảo cứu

về lịch sử và văn hóa, nhóm giới thiệu tới cơng chúng những tinh hoa văn hóa Việt Nam truyền thống, từ đó khơi gợi lịng tự hào dân tộc. Những hoạt động của nhóm Tri Tân nhận đƣợc sự quan tâm, chú ý của một bộ phận hƣớng đạo sinh Việt Nam.

Nhiều hƣớng đạo sinh Việt Nam tích cực tham gia hoạt động của Hội truyền bá Quốc ngữ do Nguyễn Văn Tố đứng đầu. Họ tình nguyện làm giáo viên để dạy học cho những ngƣời chƣa biết chữ. Họ đã sử dụng nhạc điệu của bài Anh hùng xưa của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam để đặt lời ca cổ

động cho việc truyền bá Quốc ngữ:

Dân tộc ta vốn dòng là dịng văn hiến Gắng cơng chúng ta luyện rèn

Tâm hồn ngày càng thêm sáng Học tập trong vòng 3 tháng

Đọc, viết cứ thông thạo dần Cùng nhau ta cùng gắng sức Giặc dốt ắt phải lui dần

Ta càng gắng cơng [41, tr. 75].

Một nhóm thanh niên trí thức ở Nam Kỳ, trong đó có một số anh em hƣớng đạo sinh đã ra tờ báo Thanh niên do kiến trúc sƣ Huỳnh Tấn Phát

đứng đầu. Tờ Thanh niên tích cực vận động thanh niên ra sức rèn luyện thể lực và trí lực để sẵn sàng phục vụ đất nƣớc khi cần tới.

Hƣớng đạo sinh Việt Nam đấu tranh với nhà cầm quyền Pháp ở Đơng Dƣơng bằng những hình thức khéo léo và gây ấn tƣợng. Trong thời kỳ Decoux làm Tồn quyền Đơng Dƣơng, Ducouroy thƣờng tổ chức tiệc lớn, mở hội, và họp bàn. Những sự kiện này ông ta đều huy động đại diện thanh niên đến dự. Ông ta là ngƣời đã phát động phong trào thể thao “Vui vẻ, Trẻ trung”, tổ chức nhiều hoạt động thể thảo nhƣ đua xe đạp, thi đấu quần vợt, thi điền kinh, v.v.. để vận động thanh niên đi về phe ngƣời Pháp, cạnh tranh sự ảnh hƣởng của ngƣời Pháp với ngƣời Nhật Bản ở Việt Nam. Một số Hƣớng đạo sinh đã tham gia các hoạt động do Ducouroy tổ chức.

Nhân dịp kỷ niệm nữ anh hùng của nƣớc Pháp Jeane d’Arc ngày 2 tháng 5 năm 1943), Ducouroy thông báo các thanh niên Hà Nội, trong đó có các Hƣớng đạo sinh phải diễu hành ở sân vận động Cột cờ và chào theo lối Đức Quốc xã. Trong trƣờng hợp nếu Hội Hƣớng đạo Việt Nam phải nhân nhƣợng với phía Pháp thì phong trào Hƣớng đạo dễ bị tan rã. Vì vậy, ngƣời đƣ́ng đầu Hƣớng đa ̣o Bắc Kì là Hoàng Đạo Thúy đã căn dặn các Hƣớng đa ̣o sinh chỉ chào lối Hƣớng đạo, chứ không chào theo lối Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, các anh em thanh niên đi nghiêm trang, chào cờ

giơ ba ngón tay tỏ rõ ba nội dung của lời hứa Hƣớng đạo sinh. Những ngƣời đến sân vận động xem diễu hành vỗ tay khen ngợi. Ducouroy buộc phải vỗ tay hƣởng ứng, nhƣng trong lòng vơ cùng tức tối. Ơng ta nói: “Chúng nó vơ kỉ luật đấy, nó chào lối Hướng đạo, nhưng không chào lối

thanh niên” [24, tr.20]. Hành động làm cho Ducouroy bị bẽ mặt trƣớc đám

đông là một thành công của anh em hƣớng đạo sinh. Sáng ngày hôm sau, tờ

Sport et jeunesse (Thể thao và thanh niên) đăng bài một Ủy viên Hƣớng

đạo đã bị kỷ luật. Ngƣời mà báo nêu tên kỷ luật là Hồng Đạo Thúy. Ơng và anh em Hƣớng đạo nghĩ thực dân Pháp sẽ xử ông bằng ba cách: trừ lƣơng 6 tháng, chuyển đi dạy học ở Cao Bằng, hoặc đi tù 6 tháng. Tuy nhiên, thực dân Pháp cuối cùng đã không xử lý ông về việc này nữa vì chúng sợ sẽ làm tăng thêm uy tín của các Hƣớng đạo sinh và cá nhân

Hoàng Đạo Thuý .

Thực dân Pháp cũng tổ chức kỷ niệm nữ anh hùng Jeane d’Arc ở Huế. Huynh trƣởng Tạ Quang Bửu chỉ đạo đoàn Hƣớng đạo Huế đặt điều kiện phải tổ chức lễ kỉ niệm Hai Bà Trƣng với Jeane d’Arc. Thực dân Pháp đã chấp nhận đề nghị này của anh em hƣớng đạo sinh ở Huế.

Tới ngày lễ, các anh em hƣớng đạo sinh tập hợp tại sân vận động Huế. Thoạt nhìn thì đám rƣớc Nữ thánh Jeame d’Arc có vẻ trang trọng, bề thế theo kiểu đám rƣớc của đạo Ki tơ, cịn đám rƣớc Hai Bà Trƣng thì trơng giản dị, kèm theo chút ít màu sắc dân tộc do các bộ nón, mũ, áo lính thời xƣa và cờ ngũ hành năm màu hay treo ở các đình, chùa vào ngày hội. Tuy nhiên, sau khi ngƣời hô hiệu lệnh “Lễ rƣớc bắt đầu” thì bỗng vút lên hai lá cờ vng to có các giải ngũ sắc, giữa cờ vàng nổi bật dòng chữ “TRƢNG” to bằng chữ Hán do Tạ Quang Bửu viết rất lớn đi đầu, sau lá cờ đại là cả một rừng cờ ngũ hành, cờ phƣớn bao quanh Hai Bà Trƣng ngồi kiệu oai

nghi, mặc trang phục Nữ vƣơng, tay cầm gƣơm dẫn ba quân tiến tới. Chiêng trống gióng lên uy nghiêm vang dội. Sau một chút ngỡ ngàng, những ngƣời trên sân vận động ở Huế vỗ tay cổ vũ đoàn rƣớc Hai Bà Trƣng nhiệt tình. Trong khi đám rƣớc Nữ thánh Jeame d’Arc đƣợm màu tang tóc vì cảnh bà bị đƣa đi thiêu sống, thì đám rƣớc Hai Bà Trƣng lại bừng bừng khí thế ra quân hào hùng. Hồ Đắc Hàm, một quan lại triều đình Huế, tham dự đám rƣới lúc đó nói với Tạ Quang Bửu: “Anh to gan quá! Dám chơi tụi

Tây một cú thiệt là hay! Mấy anh giấu cờ ở mô giỏi rứa? Khi mấy anh trương cờ có chữ Trưng lên, tụi tui sướng bụng quá mà cứ phải ngồi im ngó nhau!” [25, tr.20].

Nhƣ vậy là cùng một sự kiện, ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Huế, dù b ị kẻ thù đe doạ nhƣng các anh em Hƣớng đạo sinh đã thể hiện đƣợc tinh thần dân tộc của mình.

Năm 1943, các anh em hƣớng đạo sinh tổ chức cuộc chơi Hỏa bài tồn quốc. Ban tổ chức thơng báo với nhà cầm quyền đây chỉ là một trò chơi lớn của Hội Hƣớng đạo nhằm mục đích rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, mục đích thực chất của Ban tổ chức khi tổ chức trò chơi này là để thắt chặt tình đồn kết các hƣớng đạo sinh cả nƣớc nhƣ anh em trong một nhà, xóa bỏ ranh giới ba kỳ mà Pháp đặt ra, rèn luyện cho hƣớng đạo sinh thân thể sức khỏe, khơng ngại khó khăn và nâng cao tinh thần u nƣớc.

Những anh em tham gia trò chơi Hỏa bài xuất phát lúc 7 giờ 04 phút ngày 14 tháng 7 năm 1943 tại Hội quán Hƣớng đạo Bắc Kỳ, đến 11 giờ ngày 15 tháng 7 năm 1943 đến Kinh thành Huế. Các trạm đƣợc đặt rải rác dọc theo đƣờng Quốc lộ số 1, có khi đặt ở chùa, nhà thờ, trƣờng học, quán bên đƣờng. Ở đồng hoang hay bãi cát thì dựng lều. Mỗi trại đều có ngƣời

trực, ngồi 2 tráng sinh chuyển hỏa bài, các anh em khác đều canh thức để đón hỏa bài, ban đêm ở trại đốt hai đống lửa bên vệ đƣờng để báo hiệu. Những ai rời vào chặng đƣờng phải đi ban đêm thì phải chuẩn bị một bó đuốc dài để thắp sáng đƣờng đi. Đến 2 giờ 30, Chủ nhật, ngày 18 tháng 7 năm 1943 hỏa bài đã về tới Sài Gòn và đƣợc anh em Hƣớng đạo Nam Kỳ đón rƣớc long trọng. Các hƣớng đạo sinh Việt Nam đã rƣớc hỏa bài đi qua chặng đƣờng dài 1.800 km trong 91 giờ 36 phút đúng nhƣ kế hoạch đã dự định.

Những ngƣời tổ chức trò chơi Hỏa bài đã thực hiện đƣợc mục đích là tạo ra một sân chơi đồn kết cho các anh em hƣớng đạo sinh trong cả nƣớc, qua đó gửi đi một thơng điệp quan trọng, đó là “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một” [59, tr.20].

Trong đêm ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính qn Pháp trên tồn cõi Đơng Dƣơng. Nhiều hƣớng đạo sinh đã có mặt tại Văn Miếu. Sau khi nhắc nhở anh em hƣớng đạo sinh thực hiện lời hứa thứ nhất của mình là trung thành với Tổ quốc, Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam đã nhanh chóng quyết định vận động các anh em hƣớng đạo sinh tham gia các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh.

Qua lời kể của các cƣ̣u Hƣớng đa ̣o sinh thì t rong thời kỳ diễn ra cao trào kháng Nhật cứu nƣớc, nhiều anh em hƣớng đạo sinh đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để cứu đói ngƣời nghèo. Họ phát động phong trào “Mỗi ngày làm một việc thiện” để giúp đỡ những ngƣời có hồn cảnh khó khăn. Trong thời kỳ diễn ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945, họ thành lập các “Khất thực đoàn” để xin thức ăn thừa nấu thành cháo đặc mang đến cho nhƣ̃ng ngƣời bị đói, tham gia phát chẩn cho những

nơi dân chúng bị vỡ đê. Họ đi quyên góp quần áo, chăn màn để mang tới cho những ngƣời dân nghèo đang chịu cảnh rét mƣớt trong mùa đơng lạnh giá. Hình ảnh những hƣớng đạo sinh từ lứa tuổi Sói con (Ấu sinh) tới các lớp Thiếu sinh và Tráng sinh trong bộ đồng phục giản dị tham gia những hoạt động cứu giúp dân nghèo đã tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong lịng dân chúng.

Sự tham gia tích cực các hoạt động từ thiện của các hƣớng đạo sinh đã bồi đắp thêm tình yêu thƣơng con ngƣời trong những trí thức trẻ tuổi. Ách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai đã thúc đẩy họ tham gia vào các tổ chức và đảng phái yêu nƣớc. Họ nhiệt tình tham gia Đồn Thanh niên dân chủ Đơng Dƣơng, Đồn Thanh niên phản đế Đơng Dƣơng, và các đồn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh.

Nhiều hƣớng đạo sinh tham gia Mặt trận Việt Minh và đã tích cực triển khai các hoạt động của tổ chức này. Hồi ký của Hƣớng đa ̣o sinh Hoàng Đa ̣o Hùng và nhiều Hƣớng đạo sinh kể lại rằng một số anh em đã liên hệ với các thợ xếp chữ ở nhà in Xuân Thu và nhà in Lê Văn Tân để in các bản mẫu truyền đơn cách mạng, sau đó bí mật đi rải các truyền đơn kêu gọi đuổi Pháp và tiễu trừ Việt gian. Thậm chí có hƣớng đạo sinh cịn bí mật gài truyền đơn vào ngăn kéo của các viên đội xếp, vào túi các viên cảnh binh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)