Sự ra đời của Hội Hƣớng đạo Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 39 - 54)

Sau chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp tiến hành chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam. Sự đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam trên quy mô lớn đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc. Một cơ cấu kinh tế thuộc địa ra đời gồm có nơng nghiệp, cơng nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, tài chính và ngân hàng. Bên cạnh sự phân hóa về kinh tế là sự phân hóa mạnh mẽ về giai tầng xã hội ở Việt Nam. Ngoài hai giai cấp cũ đã có từ thời phong kiến là địa chủ và nơng dân, cịn có thêm ba giai cấp mới ra đời từ hai cuộc khai thác thuộc địa lớn của thực dân Pháp là tƣ sản, tiểu tƣ sản, và công nhân3. Sự phân hóa về kinh tế và giai cấp xã hội đã tạo nên một cấu trúc xã hội thuộc địa và nửa phong kiến ở Việt Nam. Bên cạnh sự phân hóa về kinh tế và giai cấp xã hội còn diễn ra những chuyển biến sâu sắc trong các lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa và giáo dục. Văn hóa truyền thống vẫn có vai trị quan trọng trong xã hội, nhất là ở địa bàn nơng thơn, nhƣng văn hóa phƣơng Tây ngày càng tỏ rõ sự vƣợt trội so với văn hóa truyền thống, đặc biệt là ở các đô thị hiện đại. Sự chuyển biến về mọi mặt

3

Đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), Đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929). Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay từ đợt khai thác lần thứ nhất, còn tƣ sản phát triển thành giai cấp trong đợt khai thác lần thứ hai.

kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của tổ chức Hƣớng đạo ở Việt Nam.

Một trong những ngƣời có cơng đầu đƣa Hƣớng đạo về Việt Nam là Hồng Đạo Thúy. Ơng sinh năm 1897 tại ngôi nhà số 7, phố Hàng Đào, Hà Nội. Thân phụ ơng là Hồng Đạo Thành, một quan lại phong kiến. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Môn. Trong cuốn hồi ký Một số điểm về Hội Hướng

đạo Việt Nam, ông chia sẻ lý do ông đƣa và thực hành Hƣớng đạo sinh về

Việt Nam nhƣ sau: “Tơi làm Hướng đạo, vì tơi đã làm giáo viên. Làm giáo

viên th, nhưng khi thấy học trị gọi mình bằng “thày”, tơi thấy có nhiệm vụ với các em. Chỉ có cách hết lịng trong các bài văn, địa, sử và cách nói năng khuyên bảo với các em” [81, tr.13]. Trong thời gian làm giáo viên,

ông đƣợc đọc quyển Eclaireurs de France (Hƣớng đạo Pháp) của tổ chức Fédération dé Eclaireurs de France (Liên đoàn Hƣớng đạo Pháp). Cuốn sách này đã chỉ ra những cách thức Hƣớng đạo cho học trò.

Năm 1925, Hoàng Đạo Thúy dạy học ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian dạy học ở đây, ông đã vận dụng thử các phƣơng pháp Hƣớng đạo mà ông học đƣợc để dạy học trị. Ơng đƣa học trị của ông vào rừng núi tổ chức sinh hoạt theo kĩ năng Hƣớng đạo mà ông bày ra cho các em. Các em tỏ ra thích thú với những trị chơi Hƣớng đạo của ông.

Cuối năm 1929 đầu năm 1930, Hoàng Đạo Thuý đã chuyển về dạy học ở Hà Nội. Ơng ở tại ngơi nhà số 7, phố Hàng Đào. Có một đảng viên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng từng sống trong ngôi nhà này là ngƣời họ hàng thân thích của ơng tham gia ám sát tên trùm mộ phu Bắc Kỳ là Bazin vào đầu năm 1929. Cả nhà ông bị thực dân Pháp khủng bố, ông khơng thể tham gia hoạt động chính trị đƣợc nữa. Trƣớc sự đàn áp của thực dân Pháp,

tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo đã phát động cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp với tinh thần “Không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi vào đầu năm

1930, nhƣng khởi đầu từ thị xã Yên Bái vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái làm cho nhiều thanh niên yêu nƣớc theo khuynh hƣớng cách mạng tƣ sản rơi vào sự tuyệt vọng và chán chƣờng tột độ. Tuy nhiên, có một bộ phận thanh niên thấy rằng cần phải chuyển hƣớng các hoạt động yêu nƣớc. Ngƣời Việt Nam chƣa thể đánh thắng ngay thực dân Pháp vì chúng mạnh hơn. Nếu muốn đánh thắng thực dân Pháp thì ngƣời Việt Nam cần phải chuẩn bị lực lƣợng lâu dài, cần phải có một tổ chức quy mơ lớn, cần phải có một số lƣợng ngƣời tham gia đơng đảo. Những ngƣời yêu nƣớc, chống Pháp cần phải đƣợc rèn luyện từ khi còn nhỏ để họ có đƣợc sức mạnh của thể lực và trí tuệ. Phong trào Hƣớng đạo đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới gợi mở ra một hƣớng đi mới cho những thanh niên Việt Nam u nƣớc, trong đó có Hồng Đạo Thúy.

Năm 1929, tạp chí Temps Nouveaux (Thời đại mới) của Pháp đã dành

một số để giới thiệu phƣơng pháp Hƣớng đạo. Hoàng Đạo Thuý đã đọc tờ báo này, sau đó ơng viết tóm lƣợc lại nội dung của các phƣơng pháp hƣớng đạo thành một tập sách nhỏ với tên gọi là Hướng đạo sinh. Cuốn sách này

đƣợc in ở nhà in Đông Tây của Dƣơng Tự Quán ở Hàng Bông, Hà Nội [81, tr.14].

Trong thời gian dạy học ở Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy tiếp tục đƣa phƣơng pháp Hƣớng đạo vào giáo dục học sinh. Hoạt động Hƣớng đạo của ông đƣợc ngƣời Pháp đánh giá cao. Viên Đốc học Hà Nội là Carré khen ơng dạy tốt. Nhân cơ hội đó ơng đề nghị với Carré cho phép ông đƣa học

sinh đi chơi trong những ngày nghỉ thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Ơng nói: “Nếu ngày nghỉ tơi được đưa học trị đi chơi, thì có thể tốt hơn nhiều” [81, tr.15]. Lời đề nghị của ông đã đƣợc viên Đốc học ngƣời Pháp ở Hà Nội lúc đó đồng ý. Ông liền sắm quần áo kiểu đồng phục hƣớng đạo cho các học trị của ơng. Ơng ứng tiền mua trang phục cho những em có hồn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế. Những học trị lớp nhì (moyen, tƣơng đƣơng lớp 4 trƣờng tiểu học hiện nay) tham gia các hoạt động hƣớng đạo do ông tổ chức đƣợc đặt tên là đồn Vạn Kiếp. Ơng thơng báo Sở cẩm (Sở Cảnh sát) ở phố Hàng Đậu khi đƣa học sinh đi dã ngoại ở các trại. Nội dung hoạt động hƣớng đạo còn nghèo nàn và vận dụng phƣơng pháp thực hành hƣớng đạo chƣa thạo, nhƣng các buổi học dã ngoại do ông tổ chức đƣợc các em học sinh rất thích thú. Hồng Đạo Thúy đã bỏ tiền riêng của ông để lo đồng phục cho những “Hƣớng đạo sinh tƣơng lai”, tức là những học trị của ơng [81, tr.12].

Ngoài những lớp học Hƣớng đạo của Hoàng Đạo Thúy, Trƣờng Thể dục (EDEP) do ông Nguyễn Lễ làm Giám đốc, đã vận động thanh thiếu niên ở Hà Nội tham gia tập luyện các môn điền kinh (athletisme). Nhiều thanh thiếu niên Hà Nội đã hăng hái tham gia tập luyện các môn điền kinh. Tháng 8 năm 1930, 80 vận động viên thuộc Ban cổ động của Trƣờng Thể dục ra mắt ở Cổ Loa (Đơng Anh). Họ thành lập một đồn lấy tên là Đồng Tử qn. Sau đó họ chia thành một vài đồn để đi tuyên truyền thể thao ở các tỉnh, nhƣ biểu diễn ở Hải Phòng vào tháng 11 năm 1930, biểu diễn ở Bắc Ninh và Lạng Sơn vào tháng 12 năm 1930 [23, tr. 10]. Trong thời kỳ đầu đi về các địa phƣơng, họ chƣa có trang phục riêng. Vì vậy, một số anh em nêu ý kiến lấy sắc phục Hƣớng đạo cho gọn và đẹp. Mọi ngƣời chấp thuận ý kiến này. Các hội viên tỏ ra thích thú khi mặc trang phục Hƣớng

đạo. Trang phục Hƣớng đạo gây ấn tƣợng với ngƣời dân ở những nơi mà đoàn đến tuyên truyền. Sau một vài chuyến đi tuyên truyền ở địa phƣơng, một số anh em trẻ tuổi nhƣ Trần Duy Hƣng, Ngô Thế Tân và Nhữ Thế đƣa ra ý kiến “không nên chỉ mặc sắc phục, mà nên theo cả tôn chỉ Hướng đạo” [59, tr.13]. Ý kiến này đƣợc hầu hết anh em tán thành.

Tháng 10 năm 1930, Đoàn Hƣớng đạo đầu tiên ra đời ở Việt Nam. Trụ sở của Đoàn đặt ở tại Trƣờng Thể dục. Sau đó đồn Hƣớng đạo này đã tách ra làm hai đoàn nhƣ sau: Đoàn Hùng Vƣơng do Trần Duy Hƣng làm Đoàn trƣởng và Đoàn Lê Lợi do Trần Văn Khắc làm Đoàn trƣờng. Giới học sinh, sinh viên Hà Nội tỏ ra phấn khởi khi tìm ra đƣợc một sân chơi bổ ích và thiết thực cho họ.

Đến cuối năm 1930, ở Hà Nội có 3 đồn Hƣớng đạo: Đồn Vạn Kiếp do Hoàng Đạo Thúy làm Đoàn trƣởng; Đoàn Hùng Vƣơng do Trần Duy Hƣng làm Đoàn trƣởng; Đoàn Lê Lợi do Trần Văn Khắc làm Đoàn trƣởng. Sự ra đời của 3 đoàn Hƣớng đạo này cho thấy đã đến lúc cần phải thành lập một Hội hƣớng đạo ở Hà Nội. Kỹ sƣ Nguyễn Lễ và bác sĩ Trần Văn Lai là hai ngƣời có danh tiếng ở Hà Nội lúc đó đã đƣợc các anh em Hƣớng đạo mời làm Hội trƣởng và Phó Hội trƣởng Hội Hƣớng đạo Việt Nam. Ban Quản trị của Hội Hƣớng đạo Việt Nam thƣờng họp ở trƣờng Trí Tri ở phố Hàng Quạt, Hà Nội.

Hoàng Đạo Thúy đã ra tờ báo Thẳng tiến để làm cơ quan ngôn luận

cho Hội Hƣớng đạo Việt Nam. Trụ sở của báo đặt tại số 55 phố Jambert4

, Hà Nội. Giá mỗi tờ báo là 2 xu. Tờ Thẳng tiến có nội dung hấp dẫn, lời văn

4

dí dỏm, hóm hỉnh nên thu hút đƣợc sự quan tâm của tầng lớp thanh thiếu niên ở Hà Nội.

Tuy nhiên, để Hội Hƣớng đạo Việt Nam hoạt động một cách hợp pháp, tránh bị thực dân Pháp đàn áp, các anh em Hƣớng đạo sinh thấy cần phải gia nhập Liên đồn Hướng đạo Pháp (EDF). Chính phủ Pháp đã công nhận

hội này và hội hoạt động theo điều lệ. Đại diện các đoàn hƣớng đạo sinh của Việt Nam viết thƣ sang Pháp yêu cầu đƣợc gia nhập EDF. Sau khi nhận đƣợc thƣ từ Việt Nam, EDF đã cử Lefèvre, Tổng uỷ viên của Hội sang Việt Nam để xem xét tình hình cụ thể. Trƣớc khi Lefèvre tới Việt Nam, ông đã trả lời phỏng vấn của tờ báo Impartial (Vô tƣ) về việc sang Việt Nam. Ơng

cho biết: “Tơi phải sang xem họ làm Hướng đạo hay là “nationalisme”

(quốc gia chủ nghĩa)” [81, tr.14]. Nhƣ vậy là thực dân Pháp tỏ rõ sự lo ngại

thanh thiếu niên Việt Nam sẽ lợi dụng tổ chức Hƣớng đạo sinh để làm chính trị.

Các đại diện các đoàn Hƣớng đạo Việt Nam tổ chức đón tiếp Lefèvre một cách giản dị khi ông đến Việt Nam. Một hƣớng đạo sinh đã đón Lefèvre ơng ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Khi Lèfevre bƣớc xuống tầu, anh này nói: “Chúng tơi muốn đón anh như một người anh em Hướng đạo (un frere scout)

hơn là một ủy viên (un commissaire). Vậy xin anh đi theo dấu đường để đến gặp anh Trưởng của chúng tôi. Chúng tôi mong được gặp anh sớm” [ 19, tr.10].

Tôn Thất Đông, một cựu Hƣớng đạo sinh, trong hồi ký của ông đã mô tả chi tiết cuộc đón tiếp Lèfevre nhƣ sau. Ngƣời đại diện cho Hƣớng đạo Việt Nam không chỉ đƣờng cho Lèfevre, mà muốn viên Tổng ủy viên này phải tự hƣớng đạo để tìm các anh em Hƣớng đạo Việt Nam. Tuy nhiên, Lèfevre là một ngƣời có kinh nghiệm hƣớng đạo. Ông nhìn quanh quẩn nơi đang đứng chân để

tìm những dấu hiệu chỉ dẫn đƣờng. Lèfevre dựa trên các dấu hiệu chỉ dẫn đi từ ga Hàng Cỏ rồi qua Cửa Nam, đi vào Đƣờng Thành đến Cửa Bắc, sau đó tìm đƣờng đến Bách Thảo. Việc đi lòng vòng theo các dấu hiệu chỉ dẫn làm cho Lefèvre thấy mệt mỏi. Tới khu Bách Thảo, Lèfevre nhìn thấy một mũi tên chỉ vào một ngõ nhỏ ngoằn ngoèo và cỏ rậm. Sau khi đi đƣợc một hồi Lèfevre nhìn thấy một tấm biển cảnh báo cẩn thận khơng sẽ gặp muỗi. Mặc dù tỏ ra cẩn thận nhƣng ông vẫn bị một hƣớng đạo sinh Việt Nam mặc trang phục Sói con màu xanh đâm một vật nhọn vào bắp chân, rồi nhanh chóng lẩn mất. Chƣa kịp dõi theo anh Sói con chạy trốn về hƣớng nào thì Lèfevre bị những mũi lao khác liên tiếp đâm vào hai đùi… Những vết đâm này của những hƣớng đạo sinh Việt Nam không phải để sát thƣơng Lèfevre mà mang tính tƣợng trƣng cho một trị chơi hƣớng đạo. Sau mấy tiếng đồng hồ chơi trị tìm đƣờng vƣợt qua chƣớng ngại vật nhƣ sa mạc, tìm dấu chân, thụt hầm, vƣợt suối và băng đèo đầy thông minh và sáng tạo của các Hƣớng đạo sinh Việt Nam, Lefèvre đã tìm đƣợc nơi các anh em Hƣớng đạo sinh tổ chức đón tiếp ơng. Những ngƣời mang các mật danh nhƣ Sói con, Cọp sứt, Ngỗng, Hƣơu, Beo và Muỗi từ những nơi ẩn nấp ra mặt chào đón Lèfevre. Mặc dù mệt, đói và khát nƣớc, nhƣng Lefèvre tỏ ra rất vui vẻ và khóc vì cảm động khi đƣợc gặp mặt các Hƣớng đạo sinh Việt Nam. Ơng vừa phải trải qua những trị chơi theo đúng tinh thần Hƣớng đạo [19, tr.15]. Trong buổi gặp gỡ này, Lefèvre chú ý nhiều đến vấn đề sƣ phạm và tinh thần Hƣớng đạo cho học sinh, sinh viên.

Ban đầu Lefèvre định ở Việt Nam một tháng, nhƣng sau đó ơng đã ở Việt Nam tới hơn hai tháng. Ông gặp các Huynh trƣởng của các đội Hƣớng đạo Việt Nam. Ông theo họ đi thăm Trại Sặt, một trại rèn luyện của Hƣớng đạo Việt Nam. Các Huynh trƣởng làm cho ông hiểu sâu sắc về các hoạt động và tinh thần của các anh em Hƣớng đạo Việt Nam.

Sau khi khảo sát các hoạt động của các đoàn Hƣớng đạo ở Việt Nam, Lèfevre trở về Pháp để báo cáo tình hình với EDF những kết quả mà ơng đã thu thập đƣợc ở Việt Nam. EDF đã gửi giấy công nhận Hƣớng đạo Việt Nam là một tổ chức thành viên của mình. Đây là một thắng lợi quan trọng của các đoàn Hƣớng đạo Việt Nam trong việc thành lập một tổ chức hoạt động hợp pháp cho thanh niên ở Việt Nam, trƣớc hết là trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Việc đƣợc EDF công nhận là một tổ chức thành viên cho thấy Hƣớng đạo Việt Nam đã bƣớc đầu chiếm đƣợc cảm tình của ngƣời Pháp, đƣa thanh thiếu niên Việt Nam tham gia vào một tổ chức quốc tế, một phong trào quốc tế dành cho các thanh thiếu niên.

Những hoạt động sôi nổi và thiết thực của các Hƣớng đạo sinh ở Bắc Kỳ, nhất là sau khi đƣợc Liên đồn hƣớng đạo Pháp cơng nhận đã gây đƣợc tiếng vang trong giới thanh thiếu niên trong cả nƣớc. Võ Thành Minh và Tạ Quang Bửu đã khởi xƣớng các hoạt động Hƣớng đạo trên địa bàn Trung Kỳ. Những hoạt động của Hƣớng đạo Trung Kỳ nhanh chóng nhận đƣợc sự hƣởng ứng và tham gia đông đảo của các thanh thiếu niên ở đây. Đoàn trƣởng Trần Văn Khắc từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây anh đã nhanh chóng tập hợp nhiều thanh thiếu niên ở Sài Gòn tham gia các hoạt động Hƣớng đạo. Chỉ sau một thời gian ngắn, Đoàn hƣớng đạo sinh Lê Văn Duyệt đã ra đời ở Sài Gòn, đánh dấu sự phát triển của Hƣớng đạo Việt Nam ở Nam Kỳ.

Sự ra đời của các đoàn Hƣớng đạo ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Hƣớng đạo Việt Nam. Các đoàn Hƣớng đạo Việt Nam là một bộ phận của Liên đoàn hƣớng đạo Pháp nên chính quyền thuộc địa khơng thể cấm các đoàn này ngừng hoạt động, mà buộc phải cơng nhận tính hợp pháp của các đồn Hƣớng đạo Việt Nam.

Năm 1932, Thống sứ Bắc Kỳ đã ký Nghị định chính thức thành lập Hội Hƣớng đạo Bắc Kỳ. Mặc dù các anh em Hƣớng đạo sinh làm đơn xin phép đƣợc thành lập Hội Hƣớng đạo Việt Nam, nhƣng chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dƣơng chỉ cho phép thành lập Hội Hƣớng đạo Bắc Kỳ.

Một trong những ngƣời đã phát triển ngành Tráng sinh ở Việt Nam là Võ Thanh Minh (tên Rừng là Dã mã), Trƣởng đồn Hồng Sơn. Ơng là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)