Hệ thống tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 54 - 63)

Hội Hƣớng đạo Việt Nam có cơ cấu tổ chức nhƣ sau: 1. Hội đồng Trung ƣơng

2. Ban Thƣờng vụ 3. Bộ Tổng ủy viên 4. Ban huấn luyện

Hội đồng Trung ƣơng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam, Hội đồng Trung ƣơng gồm có: 1 Hội trƣởng, 1 hoặc 2 Phó Hội trƣởng, 1 Tổng ủy viên, 1 Phó Tổng uỷ viên, Uỷ viên huấn luyện tồn quốc (Trại trƣởng), Trƣởng Ban bảo trợ tồn quốc. Ngồi ra cịn có các nhân viên trong Bộ Tổng ủy viên, Ban quản trị, Ban huấn luyện, Ban Bảo trợ toàn quốc, và các cố vấn của Hội đồng Trung ƣơng.

Hội đồng Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Đại hội đồng về chƣơng trình hoạt động và sử dụng tài chính. Hàng năm, Hội đồng Trung ƣơng trình bày ở Đại hội đồng về những hoạt động và các khoản chi trong năm vừa qua. Hội đồng Trung ƣơng mỗi năm họp ít nhất hai lần. Mỗi phiên họp đều có biên bản. Những biên bản cuộc họp này đều có chữ ký của Hội trƣởng và Tổng thƣ ký.

Ban Thƣờng vụ gồm có Hội trƣởng, Tổng ủy viên, Tổng thƣ ký, Trại trƣởng, và Phó Tổng ủy viên. Ban Thƣờng vụ chịu trách nhiệm thi hành các quyết nghị Hội đồng Trung ƣơng và báo cáo cho Hội đồng những việc đã đƣợc giải quyết. Các quyết định ở Ban Thƣờng vụ phải đƣợc chấp nhận bởi đa số hội viên có mặt và chỉ có giá trị khi có ít nhất ba hội viên có mặt tại các cuộc họp.

Bộ Tổng ủy viên gồm có: Tổng ủy viên, Phó Tổng ủy viên, Ủy viên ngành Tráng, Ủy viên ngành Thiếu, Ủy viên ngành Ấu, Ủy viên tu thƣ, báo chí và cổ động. Bộ Tổng ủy viên tổ chức và phát triển phong trào theo những quyết định của Hội đồng Trung ƣơng đại diện bởi Ban Thƣờng vụ.

Chƣơng trình sinh hoạt các ngành do Ủy viên ngành hoạch định với sự chấp thuận của Bộ Tổng ủy viên trƣớc khi trình Ban Thừờng vụ thơng qua.

Bộ Tổng ủy viên gồm có các đồn Trƣởng H ƣớng đạo sinh. Các thanh thiếu nhi gia nhập hội Hƣớng đạo sinh Việt Nam, đƣợc tập hợp thành đoàn hƣớng đạo sinh. Mỗi đồn có một ngƣời đồn trƣởng đứng đầu.

Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam căn cứ vào độ tuổi của các hội viên mà chia thành các ngành. Ngành Ấu sinh (tên gọi khác là Sói con) gồm những trẻ em từ 7 đến 11 tuổi. Từ 4 đến 6 Sói con họp thành một đàn. Ngƣời đứng đầu đàn Sói con là Sói đầu đàn. Từ 2 đến 4 đàn hợp thành một bầy hay cịn gọi là Ấu đồn. Ngƣời đứng đầu Ấu đồn là một Huynh trƣởng, hay cịn gọi là Trƣởng bầy, hoặc Ấu trƣởng điều khiển. Ấu trƣởng có một hoặc một vài Phó Ấu trƣởng để giúp việc. Ấu trƣởng và các Phó Ấu trƣởng có thể là nam hay nữ.

Ngành Thiếu sinh gồm những trẻ từ 11 đến 18 tuổi. Từ 4 đến 8 Thiếu sinh hợp thành một đội. Ngƣời đứng đầu một đội là Thiếu trƣởng. Thiếu trƣởng có một hoặc một vài Phó Thiếu trƣởng giúp việc.

Ngành Tráng sinh gồm những ngƣời thanh niên 18 đến 25 tuổi. Từ 5 đến 10 Tráng sinh hợp thành một toán. Ngƣời đứng đầu một toán là Toán trƣởng. Từ 2 đến 4 toán hợp thành một tráng. Ngƣời đứng đầu một tráng là Tráng trƣởng. Tráng trƣởng có ít nhất một Phó Tráng trƣởng giúp việc.

Một Liên đồn có thể gồm có 1 Ấu đồn và 1 Thiếu đồn hay là 1 Thiếu đoàn và 1 Tráng đoàn hoă ̣c là 1 Ấu đoàn, 1 Thiếu đoàn và 1 Tráng đoàn. Mỗi Liên đoàn do một Liên Đoàn trƣởng lãnh đạo.

Nhiều đoàn và liên đoàn tùy theo điều kiện địa lý và số đoàn sinh đƣợc kết nối để xây dựng thành một đạo. Ngƣời đứng đầu một đạo là Đạo trƣởng. Hội Hƣớng đạo sinh quy định mỗi đạo khơng vƣợt q 8 liên đồn. Đạo trƣởng có ít nhất một Phó Đạo trƣởng giúp việc.

Nhiều đạo và liên đoàn tùy theo điều kiện địa lý, giao thơng và đồn sinh để kết nối xây dựng thành một châu. Ngƣời đứng đầu một châu là Châu trƣởng. Châu không phải là một cấp hành chính. Châu trƣởng chỉ thay mặt Bộ Tổng ủy viên theo dõi, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động các đạo và liên đoàn thuộc châu phụ trách. Hội hƣớng đạo sinh có thể giao cho châu một số công tác đặc biệt tại địa bàn châu quản lý. Châu trƣởng đƣợc Bộ Tổng ủy viên bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến các Đạo trƣởng thuộc châu và đƣợc sự chấp thuận của Ban Thƣờng vụ.

Ban quản trị gồm có Tổng thƣ ký và Phó Tổng thƣ ký, Thủ quỹ, Ủy viên giao tế, và Ủy viên liên lạc quốc tế. Ban quản trị điều hành các vấn đề về hành chính, tài chính, giao lƣu liên lạc, quản lý tài sản của Hội hƣớng đạo sinh dựa theo những quyết định của Ban Thƣờng vụ. Nhân viên của Ban quản trị do Tổng thƣ ký chọn lựa và phải đƣợc Ban Thƣờng vụ chấp thuận.

Ban huấn luyện gồm có Trại trƣởng, các DCC và Akéla leader (Trƣởng các đơn vị).

Ban bảo trợ với sự tham gia của các cựu Hƣớng đạo sinh và những ngƣời có tình cảm với Hội và những hoạt động của Hội. Họ giúp đỡ Hội về vật chất và tinh thần.

Hội đồng Trung ƣơng có thể thành lập những ban chun mơn gồm những ngƣời trong hoặc ngoài Hội, giúp Hội nghiên cứu những vấn đề đặc biệt.

Đại hội đồng mỗi năm họp một lần do Hội trƣởng triệu tập, thành phần nhƣ sau: Hội đồng Trung ƣơng, Châu trƣởng, Đạo trƣởng, Liên đoàn trƣởng (những nơi chƣa thành lập đạo). Đại hội đồng nghe trình bày cơng việc năm vừa qua, xem xét các khoản thu chi thu trong năm trƣớc, trình bày các nguyện vọng về tƣơng lai, biểu quyết chƣơng trình hoạt động và dự trù thu chi cho năm tiếp theo. Đại hội đồng tiến hành bầu các chức danh nhƣ Hội trƣởng, Phó Hội trƣởng, Tổng ủy viên, Phó Tổng ủy viên, Tổng thƣ ký ba năm một lần. Tuy nhiên, mỗi năm có thể đặt vấn đề tín nhiệm đối với những ngƣời giữ chức danh lãnh đạo trong Hội, và các nhân viên trong Ban quản trị và Bộ Tổng ủy viên.

Sau khi hết nhiệm kỳ, các Hội trƣởng, Phó Hội trƣởng, Tổng ủy viên, Phó Tổng ủy viên, Tổng thƣ ký có thể tái cử [60, tr. 122-126].

Trong cơ cấu tổ chức, Hội Hƣớng đạo Việt Nam không đánh số nhƣ các hội Hƣớng đạo sinh trên thế giới. Hội chọn những địa danh lịch sử và các anh hùng dân tộc để đặt tên các đồn của mình nhƣ Chi Lăng, Lam Sơn, Bạch Đằng và Chí Linh (địa danh lịch sử), Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Lê Lai (danh nhân). Việc đặt tên các địa danh lịch sử và anh hùng dân tộc đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nƣớc và trân trọng quá khứ của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam.

Những ngƣời tham gia Hội Hƣớng đạo đƣợc phân chia thành các thứ bậc nhƣ sau: Tân sinh, Hạng nhì, Hạng nhất. Mỗi thứ bậc lại có những quy định và tiêu chuẩn riêng.

Tân sinh là những ngƣời đã trải qua 3 tháng, 4 kỳ họp đoàn và 1 kỳ họp trại. Họ thuộc và hiểu lời hứa, luật, châm ngôn và khẩu hiệu của Hội. Họ vẽ và hiểu ý

nghĩa Hoa bách hợp (Logo của Hội hƣớng đạo sinh Việt Nam); biết làm các nút, dẹt, ghế đơn, thòng lọng, nối chỉ câu, buộc thuyền và một vịng hai khóa; biết gói đồ, khâu vá, bao sách và là áo quần; sử dụng đƣợc các loại dấu đƣờng thông dụng (bắt đầu đi, đi về lối nào, đợi ở đâu, khơng nên đi, có nguy hiểm, có mật thƣ, hết dấu đƣờng); đi bộ 10 km đúng cách Hƣớng đạo mà không mệt; biết hát Quốc ca, Hội ca và sáo gọi Hƣớng đạo.

Hƣớng đạo sinh hạng Nhì là những ngƣời biết sơ lƣợc lịch sử Hƣớng đạo trên thế giới và Việt Nam; biết tổ chức của liên đoàn và đạo đang tham gia; nhận biết đƣợc các cấp hiệu của Huynh trƣởng Hƣớng đạo Việt Nam; ngoài bài Hội còn thuộc lòng và hát đúng 10 bài hát hƣớng đạo khác, có một cuốn sổ riêng để ghi bài hát và tiếng reo; biết cách giữ gìn sức khỏe hàng ngày, biết và thực hành thể dục cá nhân theo lối của B-P trong cuốn hƣớng đạo cho trẻ em, biết đi xe đạp, đi bƣớc hƣớng đạo (chạy 50 bƣớc, đi 50 bƣớc) thực hiện 2 cây số trong vòng 15 phút; biết các hoạt động cứu thƣơng nhƣ làm một cái cáng và gậy bằng dây, mền (chăn) hoặc quần áo, biết dùng cáng chuyên chở nạn nhân, biết cách khuân vác nạn nhân với một ngƣời hoặc hai ngƣời, biết rửa vết thƣơng, biết băng bó bằng băng vải và bằng khăn quàng hƣớng đạo, biết cách chữa (phỏng nhẹ, chảy máu cam, bụi bay vào mắt, bầm tím, bong gân, xây xẩm), và biết cách xử trí khi có ngƣời bị rắn độc cắn, chó hay mèo dại cắn, hoặc trúng độc nhẹ; biết cách quan sát trong các trị chơi kín (phải nhớ ra 16 vật trong 24 vật đã nhìn), ngồi những dấu đƣờng đã đƣợc học ở bậc Tân sinh còn phải nhận biết và sử dụng dấu hiệu nhƣ nƣớc uống đƣợc, nƣớc khơng uống đƣợc, trại về phía này, chƣớng ngại phải vƣợt qua và phân chia số ngƣời về hai ngả, biết làm và nhận đƣợc những dấu đƣờng làm bằng cành cây, cỏ thắt, đá xếp (đi đúng đƣờng, rẽ phía này, có nguy hiểm, chú ý).

Ngoài những kỹ năng trên, những Hƣớng đạo sinh hạng Nhì cịn phải biết sự năng động và tháo vát trong đời sống sinh hoạt ở trại. Họ phải biết làm giỏi và sử dụng đúng những nút kéo gỗ, nút nối chỉ/dệt, nút ghế kép, nút cẳng chó, nút vấn, nút vặn và nút nối lạt (nganh trê và đầu ruồi), biết chọn củi khô và đốt lửa, có thể nhóm lửa với 2 que diêm mà không dùng rơm, giấy, cỏ khô hoặc bùi nhùi, biết cách phòng hỏa hoạn ở trong rừng , ở trại , ở nhà, biết dựng một kiểu bếp cho gọn gàng và dùng bếp ấy để nấu một bữa ăn thƣờng; biết cách thức truyền tin nhƣ cách sử dụng lối Quốc ngữ điện tín vẫn đƣợc sử dụng ở Sở bƣu chính, biết dùng cịi, ánh sáng hoặc cờ mà truyền và nhận đúng một bức thƣ bằng Morse, chừng 50 từ, trong đó có 5 chữ số, biết những quy ƣớc thƣờng dùng trong lúc truyền tin nhƣ gọi , sẵn sàng nhận tin, bắt đầu thƣ, hiểu rồi, không hiểu, xin truyền lại, hãy đợi một lúc, hết pin, chấm dứt thƣ; biết cách tìm phƣơng hƣớng bằng la bàn, mặt trời và đồng hồ, nhận biết chòm sao Cày (sao bánh lái, sao gấu lớn) mà tìm sao Bắc cực và nhận biết chòm sao Bắc cực, chòm sao Nam thập để định phƣơng Nam.

Những Hƣớng đạo sinh hạng Nhì cịn phải hiểu biết rõ trách nhiệm công dân nhƣ thuộc đại cƣơng lịch sử Việt Nam, biết một di tích lịch sử trong địa phƣơng mình ở, đã đến thăm di tích ấy và có thể giới thiệu lịch sử của di tích ấy, biết và thực hành luật đi đƣờng trong khi đi bộ và đi xe đạp, stop, đƣờng một chiều.

Ngƣời Đoàn trƣởng chỉ trao Đẳng hiệu hạng Nhì khi chắc chắn rằng hội viên đã thuộc lịng và ln thực hành luật và lời hứa Hƣớng đạo. Trung bình một Hƣớng đạo sinh, đã là Hƣớng đạo tân sinh trong 6 tháng thì phải qua Hƣớng đạo Hạng nhì. Thời hạn tối đa là 18 tháng kể từ ngày Tuyên hứa. Sau khi đã đƣợc trao Đẳng hiệu Hạng nhì, hội viên có thể đƣợc trao các chuyên hiệu (nếu đã qua đủ các môn về những chuyên hiệu ấy).

Hƣớng đạo hạng Nhất là những ngƣời có khả năng hƣớng dẫn cho một Tân sinh các mơn Hƣớng đạo hạng Nhì và đảm bảo các yêu cầu sau. Họ hiểu biết và phục vụ phong trào, nhận biết đƣợc tất cả các cấp hiệu và Đẳng hiệu của Hƣớng đạo Việt Nam (các ngành), đã giới thiệu một em vào đoàn và đã chỉ dẫn cho em ấy hết chƣơng trình Tân sinh, có sức khỏe để cắm trại, đã ngủ 10 đêm dƣới lều và ít nhất cũng đã cắm trại trong 3 ngày đêm liên tiếp, biết cách dựng một lều đội với 2 ngƣời, trên mặt đất phẳng trong 15 phút tối đa, bơi đƣợc 50 thƣớc6

; biết cách cấp cứu và vệ sinh nhƣ xử trí trong những trƣờng hợp lửa cháy, ngƣời chết đuối, bị ngạt hơi, bị điện giật, bị gãy xƣơng, biết đại cƣơng về các bộ phận trong cơ thể ngƣời ta và hiểu động tác của các bộ phận ấy, biết vị trí của những mạch máu chính và biết cách cầm máu và buộc ga-rơ, biết phƣơng pháp hô hấp nhân tạo và thổi hơi vào miệng, biết phòng ngừa những bệnh dịch tả, thƣơng hàn, kiết lị, sốt rét, ngã nƣớc; quan sát thiên nhiên, biết xem xét và hiểu vết chân ngƣời trên một nơi đất cát chạy nhảy, đi, mang đồ vật nặng và đi bƣớc lùi, xem vết xe đạp và xe hơi và biết đƣợc xe đi về phía nào, nhận xét và thuộc tên 12 cây thụ (lớn) thông thƣờng (dáng cây, lá, hoa, trái) và 6 giống chim mng (hình dạng, màu lông, tiếng kêu, vết chân), nhận biết đƣợc 5 chịm sao, ngồi những chịm thuộc chƣơng trình Hạng nhì và 5 vì sao ngồi Bắc cực, biết 5 điềm báo thời tiết.

Ngoài các kỹ năng trên, một Hƣớng đạo sinh hạng Nhất còn phải biết khéo tay, nghề rừng, hồn tất hẳn hoi một thủ cơng có ích dụng thiết thực nhƣ đóng sách, đan rổ, may một cái áo, đóng bàn ghế, sơn quét một căn nhà, bắt điện vào một bóng đèn; biết duy trì và sửa chữa các vật dụng riêng của mình: biết chọn và mài dao hoặc rìu, vá áo quần, sửa lều, bị, đơm khuy và đính huy hiệu vào áo,

6

Nếu có xuất trình giấy tờ của Bác sĩ khơng cho phép bơi thì đƣơng sự phải có một trong những chuyên hiệu sau đây: Cắm trại-Khai phá-Động vật học-Thiên văn học-Tìm vết-Thám hiểm hoặc mơn chun hiệu.

đánh giày; biết làm và sử dụng đúng lúc những loại nút ráp dây (nút nối cây, ráp cây chữ thập và ráp chữ X bằng thừng và bằng mây), chầu dây (chầu đầu, chầu nối, chầu vòng), nút dây kim loại dễ buộc và nối, nút cứu hỏa , nút ghế thợ sơn, nút leo núi; biết dùng rìu hoặc rựa để đẵn cây, trẩy cành; biết truyền tin, liên lạc nhƣ có thể truyền và nhận ngoài trời một bức thƣ lối chừng 50 từ, hoặc bằng Morse với tốc độ 15 chữ một phút, hoặc bằng xê-ma-pho với tốc độ 20 chữ một phút, biết đọc nhanh một bức thƣ bằng Quốc ngữ điện tín và thảo một bức điện văn gọn gàng bằng chữ Quốc ngữ, theo một đề đã ra trƣớc, thuộc và dùng các hiệu tay và hiệu còi của Hƣớng đạo Việt Nam và những hiệu lệnh riêng của đồn mình (nếu có), biết cách giữ gìn một xe đạp hoặc xe gắn máy.

Những hƣớng đạo sinh hạng Nhất đƣợc rèn rũa về ý thức công dân. Họ phải hiểu tƣờng tận luật đi đƣờng và tất cả bảng hiệu của đƣờng sá, có thể giải thích rõ ràng luật đi đƣờng và ý nghĩa các bảng hiệu cho ngƣời khác, biết cách điều khiển lƣu thông trong đƣờng phố, biết cách xử lý khi gặp một tai nạn khi đang lƣu thơng ( khi có cảnh sát và khi khơng có cảnh sát) và biết lập bảng báo cáo về tai nạn, có thể giúp ngƣời khơng biết chữ thảo một đơn ngắn gửi chính quyền; biết tiết kiệm nhƣ đã dành dụm thƣờng xuyên một món tiền riêng (số tiền do Đoàn trƣởng quy định, theo địa phƣơng) và tỏ ra thận trọng trong việc tiêu xài, biết giữ gìn cẩn thận vật dụng riêng của mình; biết ƣớc đạc (kết quả những ƣớc đạc này có thể sai mƣời phần trăm tối đa) nhƣ ƣớc lƣợng đƣợc: một thời gian dƣới 10 phút mà không dùng đồng hồ, một trọng vật dƣới 5 kilo mà không dùng cân, một diện tích, thể tích hoặc dung tích mà khơng dùng thƣớc đo, dùng những khí cụ thơ sơ nhƣ gậy hƣớng đạo để ƣớc đạc bề dài không quá 500 thƣớc và bề cao không quá 30 thƣớc; biết thám du nhƣ biết xem địa đồ quân sự 1/25.000 hoặc 1/50.000 hoặc 1/100.000, hiểu tƣờng tận những chi tiết ghi trên địa đồ ấy: đƣờng cao đẳng, kí hiệu địa hình. Biết dùng la bàn mà định một điểm trên địa đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hướng đạo sinh việt nam từ năm 1930 đến năm 1954 (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)