1.2. Nhóm công trình đề cập đến sự nghiệp giáo dục Thái Nguyên
1.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến giáo dục
thông ở Thái Nguyên
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến 2005 của tác giả Lý Trung Thành (Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2009). Công trình gồm 3 chƣơng và 7 tiết. Chương 1:
Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục - đào tạo ở Thái Nguyên.
đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và tình hình GD&ĐT trên địa bàn Bắc Thái trong những năm 1986 - 1996. Trong chƣơng 2: Chủ
trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thái Nguyên về giáo dục - đào tạo (1997 - 2005), tác giả đã trình bày chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
thông qua hai kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (1997), lần thứ XVI (2001); quá trình chỉ đạo thực hiện đƣợc thể hiện thông qua những kết quả cụ thể về ngành học mầm non, ngành học phổ thông trên những nội dung nhƣ: chất lƣợng giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục. Tại chƣơng 3: Kết quả và kinh nghiệm của quá trình đổi mới giáo dục - đào
tạo ở Thái Nguyên (1997 - 2005), tác giả phân tích những kết quả mà
GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc trên các lĩnh vực (quy mô, chất lƣợng đào tạo các ngành học, bậc học; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; công tác thanh tra giáo dục; công tác xã hội hóa giáo dục) và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra 4 kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng và phát triển GD&ĐT trong thời gian 1997 - 2005 có ý nghĩa tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên và một số địa phƣơng có điều kiện tƣơng đồng, đó là: 1.Căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên để đề ra chủ trƣơng, chính sách phù hợp thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh phát triển; 2.Cần phải xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển sự nghiệp GD&ĐT là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, của Chính quyền và của toàn xã hội. Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa, xã hội hóa phải kết hợp với dân chủ hóa, đó là biện pháp phát triển sự nghiệp GD&ĐT có hiệu quả nhất; 3.Trong qúa trình lãnh đạo sự nghiệp GD&ĐT cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; 4.Cần quan tâm hơn nữa đến
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là giáo viên ở những vùng sâu, vùng xa [109, tr.72 - 81].
Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010 của tác giả Nguyễn Tuấn Anh
(Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2011) gồm 3 chƣơng: chƣơng 1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển
giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010”. Trong chƣơng này, tác giả
tập trung vào hai nội dung chính: phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình GD&ĐT của tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1997; chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển GD&ĐT từ năm 1997 đến năm 2010. Chƣơng 2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển giáo dục và
đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010. Trong chƣơng này, tác giả tập trung vào
3 nội dung chính: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển GD&ĐT ở các cấp học, ngành học từ năm 1997 đến năm 2005; Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển GD&ĐT ở các cấp học, ngành học từ năm 2005 đến năm 2010; Một số thành tựu và hạn chế (về quy mô và chất lƣợng giáo dục). Tại chƣơng 3, Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển giáo dục và đào
tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”, tác giả rút
ra 5 kinh nghiệm: 1. Tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự nghiệp GD&ĐT; 2. Quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về vị trí, vai trò của GD&ĐT trong sự nghiệp cách mạng; 3. Thƣờng xuyên chăm lo đến
công tác phát triển giáo dục địa phƣơng theo chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng;
4. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với ngƣời tài, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa;
5. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và
phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tiễn [1, tr.84 - 98].
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Giáo dục phổ thông Thái Nguyên từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997 - 2005) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn - Đại học Thái
Nguyên [145] đã nghiên cứu về những kết quả GDPT Thái Nguyên đạt đƣợc từ năm 1997 đến năm 2005. Qua đó, tác giả đã tổng kết đƣợc những kết quả nổi bật của GDPT Thái Nguyên thời gian 1997 - 2005: hệ thống GDPT đƣợc quy hoạch, xây dựng và bố trí khoa học, đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em nhân dân trong tỉnh; chính sách công bằng giáo dục
đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đƣợc thực hiện kịp thời và hiệu quả; quá trình tiến hành phổ cập bậc tiểu học và THCS đƣợc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, bền vững; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo lại cập chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng đƣợc quá trình quản lý và dạy - học đặt ra; hoạt động xã hội hóa giáo dục đƣợc thực hiện tích cực, đã tạo ra sự đa dạng hóa loại hình trƣờng lớp; chất lƣợng giáo dục đại trà và mũi nhọn của học sinh tiếp tục đƣợc duy trì, góp phần tạo ra lực lƣợng lao động có trình độ phục vụ công cuộc CNH, HĐH của tỉnh và đất nƣớc. Bên cạnh đó, công trình còn đề cập đến những khó khăn, hạn chế của GDPT của tỉnh Thái Nguyên: hoạt động xã hội hóa giáo dục, đầu tƣ cho giáo dục còn nhiều hạn chế; thầy “đọc” trò “chép” vẫn diễn ra phổ biến đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ duy học sinh và chất lƣợng giáo dục; chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chƣa tạo ra động lực cho một bộ phận giáo viên yên tâm công tác; hệ thống các trƣờng bán công, dân lập, tƣ thục chƣa phát triển.
Công trình Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 của Ngô Thƣợng Chính [17] nghiên cứu về xây dựng, quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân tích thực trạng hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp của bậc tiểu học từ sau năm 1997, tác giả đã khẳng định hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp giáo dục tiểu học của tỉnh Thái Nguyên là khoa học, hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Qua việc tác giả phân tích sự phân bố hệ thống các trƣờng THCS, THPT trong những năm 1990 - 2000 đã cho thấy nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao nên các loại hình trƣờng lớp của mạng lƣới các trƣờng THCS và THPT ở Thái Nguyên có sự phát triển tƣơng đối đa dạng hoá. Mặt khác, trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích đƣợc thực trạng số lƣợng đội ngũ giáo
viên phổ thông cũng nhƣ sự chuyển biến theo hƣớng tích cực của việc xây dựng cơ sở vật chất cho GDPT tỉnh Thái Nguyên.
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên trong cuốn sách “Giáo dục và đào tạo
tỉnh Thái Nguyên thành tựu và phát triển” [77] đã khôi phục toàn cảnh về giáo dục Thái Nguyên, những thành tựu mà ngành GD&ĐT Thái Nguyên đã đạt đƣợc đồng thời chỉ ra đƣợc sự phát triển của GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên so với giai đoạn trƣớc. Kèm theo nội dung là những hình ảnh về GD&ĐT Thái Nguyên.