Quan tâm việc học đi đôi với hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 147 - 197)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.5. Quan tâm việc học đi đôi với hành

Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam, GDPT mang ý nghĩa là bậc học “bản lề”; GDPT là bậc học cung cấp không chỉ kiến thức cơ bản mà cả định hƣớng cho ngƣời học để làm nền tảng cho những cấp học cao hơn hoặc để tiếp cận cuộc sống của một ngƣời trƣởng thành. Chính bởi lẽ đó, GDPT có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia.

Thái Nguyên là tỉnh có số lƣợng học sinh phổ thông khá đông. Theo thống kê đến cuối năm 2010, tỉnh có 179.103 học sinh, đứng thứ 4 trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La); trong đó, số học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít ngƣời chiếm 25% (45.138/179.103 học sinh) [143, tr.645].

Để phát triển sự nghiệp GDPT của địa phƣơng, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Thái Nguyên ngoài việc ban hành các nhóm chính sách đầu tƣ cho hoạt động “dạy” còn ban hành nhóm chính sách đầu tƣ, khuyến khích cho hoạt động “học” nhƣ: xây dựng các trƣờng dân tộc nội trú cho học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít ngƣời học tập; chú trọng đến chất lƣợng giáo dục “mũi nhọn” của học sinh vùng thành thị, nông thôn; thƣờng xuyên tổ

chức các cuộc thi, hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để giúp cho học sinh có cơ hội thể hiện khả năng, ƣu thế của mình; học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đƣợc chính quyền, nhà trƣờng quan tâm.

Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 40/2008/CT - BGDĐT (ngày 22/7/2008) của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện có hiệu quả phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh

tích cực” với mục đích xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

Nhƣng thực tế cho thấy, hầu hết các trƣờng phổ thông ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên đều chú trọng nhất việc học văn hóa. Học sinh chủ yếu đƣợc tƣ duy lý thuyết mà thiếu phần thực hành. Trong nội dung chƣơng trình GDPT của Bộ GD&ĐT thì nhóm kiến thức thuộc các môn ngoại khóa, phát triển cá nhân, kĩ năng sống cho học sinh chƣa đƣợc đƣa vào giảng dạy. Các môn nghệ thuật: âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa; các môn thuộc về sức khỏe, thể chất; kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng để học sinh nâng cao thẩm mỹ, vừa kích thích sáng tạo, tạo đam mê chiều sâu, có sức khỏe tốt để học tập vẫn bị “xem nhẹ”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Từ thực trạng trên cho thấy, sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung cần đƣợc đổi mới để học sinh đƣợc phát triển toàn diện kỹ năng cá nhân. Học sinh cần đƣợc chú trọng để trở thành một công dân có những phẩm chất căn bản của một con ngƣời nhƣ trung thực, yêu thƣơng, tôn trọng mọi ngƣời xung quanh, sống tự chủ, trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay, khi mà các phƣơng tiện truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú; khi công cuộc hội nhập của Việt Nam đối với quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng.

Tiểu kết

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng để lãnh đạo sự nghiệp GDPT của địa phƣơng; linh hoạt trong hoạch định chủ trƣơng, nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện nên sự nghiệp GDPT của tỉnh đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng về xây dựng mạng lƣới trƣờng lớp, về xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lƣợng giáo dục toàn diện…Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh còn lãnh đạo các cấp bộ đảng, chính quyền và đoàn thể tham gia sự nghiệp GDPT có hiệu quả. Nhờ vậy, chất lƣợng giáo dục toàn diện của tỉnh Thái Nguyên đƣợc nâng lên. Liên tục nhiều năm trong thời gian 1997 - 2010, Thái Nguyên là 1 trong 15 đơn vị có sự nghiệp giáo dục vững mạnh của cả nƣớc.

Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vẫn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục; việc chỉ đạo triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về giáo dục ở một số tổ chức cơ sở Đảng chƣa quyết liệt nên nhiều mục tiêu trong giáo dục không đạt; việc chỉ đạo và một số biện pháp phát triển giáo dục chƣa đồng bộ, hiệu quả chƣa cao. Trên cơ sở đó, Đảng bộ nhận thức rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những ƣu điểm và hạn chế, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm bƣớc đầu làm cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả sự nghiệp GDPT của Đảng trong thời gian kế tiếp.

Những chuyển biến tích cực của sự nghiệp GDPT ở tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh trong 14 năm (1997-2010), là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát huy và phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp.

KẾT LUẬN

1. Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, đƣợc tái lập vào năm 1997 sau 31 năm sáp nhập với tỉnh Bắc Kạn để thành tỉnh Bắc Thái. Là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có Đại học Thái Nguyên - trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nƣớc nên đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thái Nguyên phát triển sự nghiệp giáo dục mà không phải địa phƣơng nào trong khu vực cũng có đƣợc. Tuy nhiên, cũng nhƣ một số địa phƣơng miền núi khác, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có những khó khăn nhất định nhƣ điều kiện địa hình chia cắt, hiểm trở (tập trung ở phía tây của tỉnh); đời sống, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, hạn chế. Những đặc điểm trên quy định trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là cần phải phát huy tối đa đƣợc những điều kiện thuận lợi; từng bƣớc khắc phục những khó khăn để đƣa giáo dục vùng núi, vùng sâu, xa trong tỉnh dần tiến kịp với vùng thành thị; đào tạo đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.

2. Xuất phát từ những đặc điểm của địa phƣơng, từ năm 1997 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt và vận dụng chủ trƣơng của Đảng về giáo dục, đề ra những chủ trƣơng phù hợp với thực tiễn địa phƣơng để phát triển sự nghiệp GDPT. Những chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2010 tập trung vào những vấn đề nhƣ: xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục; giải pháp về xây dựng mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; vấn đề xây dựng và củng cố tổ chức Đảng trong giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục THCS, THPT; tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục.

Những chủ trƣơng trên đƣợc xác định, bổ sung và điều chỉnh qua 2 khoảng thời gian khác nhau. Nếu nhƣ trong thời gian 1997 - 2005, Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu phấn đấu về chất lƣợng dạy học, về đào tạo đội ngũ giáo viên (đủ về số lƣợng, bảo đảm về chất lƣợng), về xây dựng cơ sở vật

chất (chấm dứt tình trạng học ca 3) thì trong thời gian 2006 - 2010, Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh coi trọng nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, bản lĩnh cho học sinh; đƣa nhiều nội dung mới vào nghị quyết của Đảng bộ nhƣ vấn đề xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, phổ cập bậc trung học; bổ sung, nhấn mạnh nhiều giải pháp mới để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Đảng bộ.

3. Cùng với việc linh hoạt trong hoạch định chủ trƣơng, Đảng bộ tỉnh đã nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện thực. Tỉnh ủy Thái Nguyên lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh ban hành, thực hiện, giám sát, chỉ đạo các đề án, kế hoạch để đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; ổn định hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học để bảo đảm cho hoạt động dạy và học. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đều hƣớng đến mục tiêu đƣợc quy định trong Luật giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản.

4. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển sự nghiệp GDPT cơ bản đạt đƣợc mục đích đề ra: hệ thống giáo dục quốc dân hoàn thiện hơn; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đƣợc củng cố vững chắc, công tác phổ cập giáo dục THCS hoàn thành; các điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục (hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...) đƣợc tăng cƣờng. Những kết quả đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, GDPT cần khắc phục những hạn chế, yếu kém: ngân sách đầu tƣ cho giáo dục cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa; giáo dục giữa vùng trung du với vùng miền núi, vùng cao còn chênh lệch lớn, cần đầu tƣ hơn nữa cho giáo dục vùng cao, vùng núi; cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học còn thiếu, cũ, lạc hậu; chất lƣợng giáo dục còn nhiều bất cập, chƣa phản ánh sát thực thực lực của học sinh, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội ở một số địa phƣơng chƣa chặt chẽ.

5. Quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 nổi lên những ƣu điểm cơ bản cần phát huy nhƣ: quán triệt và vận dụng linh hoạt các chủ trƣơng của Đảng về GDPT vào thực tiễn địa phƣơng; linh hoạt trong hoạch định chủ trƣơng, nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện; lãnh đạo các cấp bộ đảng, chính quyền và đoàn thể tham gia sự nghiệp giáo dục phổ thông có hiệu quả. Nhờ vậy, chất lƣợng giáo dục toàn diện của tỉnh Thái Nguyên đƣợc nâng lên. Liên tục trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010, Thái Nguyên là 1 trong 15 đơn vị có sự nghiệp giáo dục vững mạnh của cả nƣớc.

Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vẫn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục: việc chỉ đạo triển khai, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về giáo dục ở một số tổ chức cơ sở Đảng chƣa quyết liệt nên nhiều mục tiêu trong giáo dục không đạt; việc chỉ đạo và một số biện pháp phát triển giáo dục chƣa đồng bộ, hiệu quả chƣa cao; kết quả giáo dục ở các địa phƣơng miền núi, vùng cao chƣa đạt kết quả cao; quản lý Nhà nƣớc trong giáo dục còn nhiều bất cập. Từ đó dẫn đến hậu quả: nền giáo dục vẫn xa rời thực tiễn, kém thiết thực; nặng về học chữ, hƣớng đến thi cử; chƣa quan tâm đúng mức đến nhƣng vấn đề then chốt nhƣ độc lập trong suy nghĩ, kỹ năng thực hành, kỹ năng sử dụng Ngoại ngữ, Tin học; kỹ năng sống. Do đó, nền giáo dục cần phải đổi mới căn bản và toàn diện.

6. Những ƣu điểm, hạn chế, thành công, chƣa thành công của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010 do nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhƣng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về vận dụng chủ trƣơng, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc phù hợp với địa phƣơng; về quan tâm phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh; về quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội; về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; về quan tâm việc học đi đôi với hành.

Những kinh nghiệm đó giúp Đảng bộ tỉnh tiếp tục phát triển sự nghiệp GDPT theo hƣớng đổi mới căn bản và toàn diện, nhằm đƣa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

Nhìn chung trong khoảng thời gian 1997 - 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có sự quan tâm ngày càng đầy đủ hơn đối với sự nghiệp GDPT, có những chủ trƣơng, biện pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt đối với sự nghiệp quan trọng này ở địa phƣơng. Những kết quả đạt đƣợc rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung của sự nghiệp CNH,HĐH nhất là yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì phải nỗ lực hơn nữa.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đoàn Thị Yến (2011), “Chủ trƣơng phát triển giáo dục, đào tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 84 (08), tr. 119-122.

2. Đoàn Thị Yến (2014), “Giáo dục phổ thông Thái Nguyên sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2012)”, Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu khoa học năm

học 2013-2014, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr.141-156.

3. Đoàn Thị Yến (2015), “Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu Hội

thảo Quốc tế Kinh tế và văn hóa - xã hội các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập ASEAN, (Đơn vị tổ chức Đại học Thái Nguyên - Đại học

Kalinga - Apayao State (Phi-lip-pin), Thái Nguyên, tr.664-670.

4. Đoàn Thị Yến (2015), “Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập Tỉnh (1997 - 2012)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (231), tr.138-140.

5. Đoàn Thị Yến (2015), “Thành tựu của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 141 (11), tr.135-141.

6. Đoàn Thị Yến (2015), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nguồn lực cho giáo dục phổ thông (1997-2010)”, Tạp chí Lịch sử Đảng,301(12/2015),tr.90 - 93.

7. Đoàn Thị Yến (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông (1997 - 2010), Tạp chí Khoa học và công

nghệ - Đại học Thái Nguyên T.148 (03/01), tr.33-38.

8. Đoàn Thị Yến (2016), “Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2010) - chủ trƣơng và kết quả thực hiện”, Tạp chí Lịch sử Đảng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử

Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Vũ Vân Anh (2012), Nghiên cứu sự phát triển con người tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 1999 - 2009, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Sƣ

phạm Hà Nội, Hà Nội.

3. Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đƣờng (chủ biên) (1995), Từ bộ Quốc gia đến Bộ GD&ĐT (1945 - 1995), NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, T.1 (1936 - 1965), Công ty Cổ phần in Thái Nguyên.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, T.2 (1965 - 2000), Công ty Cổ phần in Thái Nguyên.

6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IV, số 14 NQ-TW ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục, http: dangcongsan.vn tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach- chinh-tri/books-310520152513656/index-41052015246085643.html,

ngày 05/10/ 2015.

7. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, http: dangcongsan.vn tu-lieu-van-kien/van-kien-dang/van- kien-dai-hoi/khoa-viii/doc-592420154175656.html, ngày 24/9/2015.

8. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 147 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)