Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33)

2.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của

TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

2.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ Thái Nguyên và chủ trƣơng của Đảng bộ

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

* Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên nằm trong tọa độ địa lý 20020’ đến 20025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Cực Bắc là thƣợng nguồn suối Khuổi Tát, thuộc xã Linh Thông huyện Định Hóa; cực Nam là cầu Đa Phúc huyện Phổ Yên; cực Tây là vùng núi phía bắc Đèo Khế thuộc xã Yên Lãng huyện Đại Từ; cực Đông là vùng núi đá vôi xã Phƣơng Giao huyện Võ Nhai. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82 km². Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Theo số liệu thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 144 xã, 23 phƣờng, 13 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; 2 huyện không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình; 5 huyện thuộc miền núi, vùng cao là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ và Đại Từ (trong đó, huyện Võ Nhai là thuộc vùng cao). Thái Nguyên có hình dáng cân đối, đƣờng quốc lộ 3 và sông Cầu gần nhƣ trục đối xứng chạy dọc thung lũng suốt từ bắc xuống nam tỉnh. Lãnh thổ không có chỗ nào quá hẹp hoặc phình rộng so với lộ trục.

Địa hình của tỉnh Thái Nguyên đƣợc phân hoá thành 3 vùng:

Vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hƣớng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là vùng có

địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500m đến 600m, độ dốc thƣờng từ 250 đến 350. Địa hình của vùng này phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thung lũng, sông suối hẹp và sâu. Do vậy, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội.

Vùng đồi cao, núi thấp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, nam Đại Từ và nam Phú Lƣơng. Địa hình vùng này gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao, tạo hình các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100m đến 300m, độ dốc thƣờng từ 150

- 250.

Vùng nhiều ruộng ít đồi bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía nam tỉnh, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần phía nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, độ cao trung bình từ 30m - 50m, độ dốc thƣờng dƣới 100

. Đây là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu, sông Công, dân cƣ đông đúc, giao thông thuận lợi cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thuỷ nên có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

Địa hình nhƣ trên đã phân hoá khí hậu của tỉnh Thái Nguyên thành 3 vùng khá rõ nét: phía tây nóng và mƣa nhiều; phía đông lạnh, lƣợng mƣa hằng năm ít; phía nam khí hậu có tính chất trung gian, chuyển tiếp giữa các tỉnh vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

* Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc. Trong thời kì đất nƣớc tiến hành CNH, HĐH, kinh tế Thái Nguyên cũng dần chuyển dịch về cơ cấu ngành theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từ sau năm 2000, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh. Cụ thể: 30,4% năm 2000; 38,5% năm 2004 và 38,6% năm 2005. Cơ cấu ngành

công nghiệp của tỉnh tƣơng đối hoàn chỉnh có đủ các ngành nhƣ: công nghiệp năng lƣợng, luyện kim, cơ khí, hóa chất. Trong lĩnh vực nông nghiệp: do đặc điểm đất đai, khí hậu đa dạng nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đóng góp của ngành nông - lâm - thủy sản cho GDP tỉnh giảm nhanh qua các năm, phù hợp với đƣờng lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH của địa phƣơng.

Thái Nguyên là miền đất văn hóa đa sắc tộc. Trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc cùng chung sống, trong đó có các dân tộc chiếm đa số mang nguồn gốc bản địa nhƣ ngƣời Kinh, Tày, Sán Dìu, Dao. Có dân tộc nhập cƣ vào địa bàn tỉnh trong những thế kỷ gần đây nhƣ: Nùng, Sán Chay, Mông, Hoa. Ở Thái Nguyên, tộc ngƣời Kinh chiếm số lƣợng đông nhất, gồm nhiều bộ phận hợp thành: ngƣời dân bản địa và một bộ phận di cƣ từ vùng đồng bằng lên (nhiều nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954). Địa bàn cƣ trú của ngƣời Kinh rộng khắp, từ vùng núi trung du phía nam đến các vùng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và các huyện, thị phía Nam của tỉnh nhƣ huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công. Các tộc ngƣời thiểu số chiếm khoảng 24,49% dân số toàn tỉnh. Tộc ngƣời Tày có số dân đông thứ hai sau ngƣời Kinh, tiếp đó là tộc ngƣời Nùng, tộc ngƣời Sán Dìu, ngƣời Dao, ngƣời Hoa. Các tộc ngƣời thiểu số sống chủ yếu ở vùng phía Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên.

Về tôn giáo, Thái Nguyên có các tôn giáo là Đạo Phật, đạo Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành. Số ngƣời theo tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên không nhiều. Toàn tỉnh có 80 ngôi chùa, 4 xứ đạo, 25 nhà thờ họ, 8 nhà nguyện, chủ yếu tập trung ở các huyện Phú Bình, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Tuy có nhiều tôn giáo và dân tộc nhƣng ở Thái Nguyên không có sự xung đột về tôn giáo hay sắc tộc. Các tôn giáo, dân tộc cùng nhau chung sống hòa bình, đoàn kết để phát triển kinh tế - xã hội.

Thái Nguyên có nhiều địa danh đƣợc khai thác để phát triển ngành du lịch, dịch vụ nhƣ khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà,

Thác Bảy tầng. Đặc biệt là khu di tích lịch sử cách mạng ATK (an toàn khu) Định Hóa Chiến khu cách mạng Việt Bắc với trên 120 điểm di tích lịch sử cách mạng cùng với hệ thống sông suối, núi non, hang động đẹp, hùng vĩ.

Dù thuộc khu vực miền núi nhƣng dân cƣ của tỉnh Thái Nguyên phần lớn có nguồn gốc từ miền xuôi, đồng bằng nên mặt bằng dân trí tƣơng đối cao. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 cả nƣớc sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh1. Đây là điều kiện thuận lợi, đƣa Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tỉnh ta có nhiều điều kiện thuận lợi. Toàn thể cán bộ và đồng bào phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có và phồn thịnh nhất miền Bắc nƣớc ta…” [65, tr.37].

Tại thời điểm đƣợc tái lập, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Định Hoá, Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên). Tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên. Toàn tỉnh có 177 xã, phƣờng, thị trấn (năm 2000 tăng lên 180 đơn vị cơ sở, đến năm 2003 giảm còn 179 đơn vị), trong đó có 18 xã vùng cao, 110 xã miền núi. Trong các xã vùng cao và miền núi có 42 xã thuộc diện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các xã An toàn khu đƣợc hƣởng Chƣơng trình 135/CP của Chính phủ.

Dân số của tỉnh Thái Nguyên đông và tăng tƣơng đối đều qua các năm. Năm 1997 là 1.029,6 nghìn ngƣời; năm 2005 là 1.109,0 nghìn ngƣời; năm 2010: 1.131,3 nghìn ngƣời. Do là trung tâm đào tạo lớn của cả nƣớc, lại là địa phƣơng có nhiều khu công nghiệp, nhà máy đang hoạt động khai thác,

1 Đại học Thái Nguyên đƣợc thành lập vào năm 1994, gồm các đơn vị thành viên nhƣ: Trƣờng ĐH Sƣ phạm, Trƣờng ĐH Nông lâm, Trƣờng ĐH Y dƣợc, Trƣờng ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trƣờng ĐH Khoa học, Trƣờng CĐ Kinh tế Kỹ thuật, Trƣờng ĐH CNTT&TT, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học liệu, Trung tâm GDQP và một số đơn vị trực thuộc khác. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trƣờng cao đẳng khác nhƣ: CĐ kinh tế - tài chính, CĐ Thƣơng mại - Du lịch, CĐ Công nghiệp, CĐ Y tế, Cao đẳng Sƣ phạm, Phân hiệu Trƣờng CĐ Giao thông vận tải, Trƣờng CĐ cơ khí luyện kim, CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, CĐ Công nghiệp Việt - Đức, CĐ Công nghệ và Kinh tế Công

chế biến có hiệu quả2

nên tỷ suất nhập cƣ của tỉnh Thái Nguyên cao nhất trong khu vực, cao hơn so với trung bình cả nƣớc: Năm 2005 tỷ suất nhập cƣ là 5,9; năm 2010 là 11.5 [143, tr.58]. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 3 trong khu vực trung du miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ), cao hơn nhiều so với mật độ trung bình của cả nƣớc. Năm 2005, mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là: 313 ngƣời/km2, năm 2010: 321 ngƣời/km2. Trong khi đó, mật độ dân số của cả nƣớc là 252 ngƣời/km2

(năm 2005), 263 ngƣời/km2 (năm 2010), mật độ dân số của khu vực trung du miền núi phía Bắc là 147 ngƣời/km2

và 117 ngƣời/km2

trong các thời điểm tƣơng tự trên[142, tr.29; tr.55].

Sự phân bố dân cƣ không đồng đều giữa các ngành và giữa các khu vực trong tỉnh. Số nhân khẩu tập trung ở nông thôn chiếm ¾ dân số. Lao động nông nghiệp chiếm tới 78,35% tổng số lao động toàn tỉnh. Những nơi tập trung đông dân cƣ nhƣ thành phố Thái Nguyên, các huyện Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công. Những nơi dân cƣ tập trung ít là các huyện Phú Lƣơng, Định Hóa, Võ Nhai. Thành phố Thái Nguyên có mật độ dân số trung bình là 1.250 ngƣời/km2, cao gấp 2 lần so với thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên. Mật độ trung bình huyện Võ Nhai là 72 ngƣời/km2. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi luôn chiếm nửa dân số của tỉnh [18, tr.13].

Về cơ sở hạ tầng: Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3 (Thái Nguyên - Hà Nội), Quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), Quốc lộ 37 (Thái Nguyên - Bắc Giang) và nhiều tỉnh lộ khác nhƣ 242, 259, 262. Đến năm 2005, 100% số xã, phƣờng, thị trấn trên

2 Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp La Hiên, nhà máy

địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có đƣờng ô tô đến trung tâm. Ngoài ra, ở Thái Nguyên còn có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều. Với bố trí cơ sở hạ tầng nhƣ trên giúp việc đi lại giữa các địa phƣơng trong tỉnh, giữa tỉnh Thái Nguyên với các địa phƣơng lân cận (đặc biệt là thủ đô Hà Nội) tƣơng đối thuận lợi, dễ dàng.

* Thực trạng giáo dục phổ thông Thái Nguyên tại thời điểm tái lập tỉnh (1997)

Tỉnh Thái Nguyên đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tỉnh Bắc Thái đƣợc chia tách để tái lập hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tại thời điểm tái lập tỉnh, GDPT tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc những kết quả tích cực:

Hệ thống trƣờng, lớp đƣợc xây dựng tƣơng đối hợp lý: 204 trƣờng tiểu học và trƣờng tiểu học ghép THCS (gọi chung là trƣờng tiểu học); 93 xã, phƣờng có trƣờng THCS và trƣờng THCS ghép trƣờng PTTH (gọi là trƣờng THCS), các huyện đều có trƣờng PTTH (19 trƣờng); bƣớc đầu thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp với 5 trƣờng ngoài công lập [18, tr.144].

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo yêu cầu của ngành giáo dục đƣợc đẩy mạnh: bằng nhiều hình thức đào tào tạo, về cơ bản, tỉnh Thái Nguyên đã khắc phục đƣợc tình trạng thiếu giáo viên tiểu học, THPT. Tại thời điểm năm 1997, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo kế hoạch đào tạo giáo viên dạy các môn Ngoại ngữ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật để đủ về số lƣợng đến năm 2000. Trình độ và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đƣợc nâng cao: toàn tỉnh có 97% giáo viên tiểu học, 78% giáo viên THCS, 90% giáo viên THPT đạt chuẩn đào tạo; hiện tƣợng giáo viên bỏ nghề giảm xuống mức thấp, nhất là các trƣờng tiểu học [5, tr.320].

Chất lƣợng giáo dục có nhiều tiến bộ: số học sinh giỏi bình quân từ 0.7% (năm 1991) tăng lên 3.2% (năm 1997). Học sinh tiên tiến từ 17% tăng lên 41% trong các điểm tƣơng đƣơng trên. 94% số xã, phƣờng đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học chống tái mù chữ. Tỉnh Thái Nguyên chỉ còn

7.366 ngƣời (độ tuổi 15 đến 35) mù chữ, (chiếm 2.38% số ngƣời trong độ tuổi [5, tr. 320].

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đƣợc tăng cƣờng và một phần đƣợc hiện đại: 77.4% số phòng học đƣợc xây dựng từ cấp 4 trở lên (3.429 phòng/4428 phòng); 30 trƣờng và 9 phòng giáo dục đã đƣợc trang bị máy tính để học Tin học, phòng học Ngoại ngữ.

Những thành tích trên có đƣợc là do sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, thiết thực; cơ chế quản lý giáo dục theo ngành đã có tác dụng tích cực và hiệu quả. Hơn nữa, kinh tế của địa phƣơng có tăng trƣởng nên việc học tập đƣợc đa số quần chúng nhân dân coi trọng. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên “cắm bản” ở những địa phƣơng vùng cao, vùng xa phần lớn gắn bó với nghề.

Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có nhiều yếu kém, thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục còn thấp và chƣa toàn diện: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; một bộ phận học sinh mờ nhạt về lý tƣởng, sống thực dụng.

Trong ngành giáo dục xuất hiện những tiêu cực chƣa đƣợc khắc phục: dạy thêm, học thêm tràn lan; một số trƣờng đặt ra các khoản thu tùy tiện; nhiều trƣờng buông lỏng trật tự, kỷ cƣơng, vệ sinh.

Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, hƣ hỏng, xuống cấp trầm trọng. Năm 1997, toàn tỉnh còn 999 phòng học bằng tranh, tre chiếm 22.56%. Trong đó, cấp 1 có 401 phòng, cấp 2 là 541 phòng, cấp 3 là 57 phòng. Số phòng học trên tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, miền núi của huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Đại Từ. Nhà thƣ viện, phòng học bộ môn, nhà hội đồng, nhà ở giáo viên, trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu. Phần lớn các trƣờng chƣa có sân chơi, bãi tập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục toàn diện về thể chất và kiến thức [117].

Những tồn tại, yếu kém trên là thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Từ sự phân tích những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh Thái Nguyên cho thấy: so với các tỉnh trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp GDPT:

Thứ nhất: Dù thuộc khu vực miền núi nhƣng dân cƣ của tỉnh Thái

Nguyên phần lớn có nguồn gốc từ miền xuôi, đồng bằng nên mặt bằng dân trí tƣơng đối cao. Tỉnh Thái Nguyên lại là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên đây là điều kiện thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)